Ngân hàng nhà nước có thể cho chủ thể nào dưới đây vay vốn?

Hoạt động cho vay đặc biệt của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Thông tư gồm 3 Chương, 28 Điều, 7 Phụ lục thay thế Thông tư số 01/2018/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Thông tư quy định về các trường hợp cho vay đặc biệt, nguyên tắc cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt, số tiền, thời hạn, lãi suất, tài sản bảo đảm khoản vay đặc biệt, trả nợ vay đặc biệt, trình tự xem xét cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay đặc biệt của ngân hàng nhà nước, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thông tư 08/2021/TT-NHNN

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Các trường hợp cho vay đặc biệt

Theo quy định tại điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN, các trường hợp cho vay đặc biệt:

Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ khi có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống. Ngân hàng Nhà nước cho vay cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với các trường hợp bao gồm:

  • Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt;
  • Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt. Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã, các tổ chức tín dụng cũng cho vay đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt trong một số trường hợp.

2. Nguyên tắc cho vay đặc biệt

Theo quy định tại điều 5 Thông tư 08/2021/TT-NHNN:

– Thông tư quy định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Số tiền cho vay, mục đích sử dụng, tài sản bảo đảm, lãi suất, thời hạn cho vay, việc trả nợ, miễn, giảm tiền lãi, xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt như gia hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.

– Đồng tiền cho vay đặc biệt là đồng Việt Nam. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của NHNN là từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

– Việc nhận, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại Thông tư 08/2021/TT-NHNN và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

3. Điều kiện cho vay đặc biệt

Thứ nhất, về chủ thể:

Bên đi vay đặc biệt [sau đây gọi là bên đi vay] là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác.

Bên cho vay đặc biệt [sau đây gọi là bên cho vay] là Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Thứ hai, đối tượng được vay

Ngân hàng Nhà nước cho vay cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với các trường hợp bao gồm: Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực; Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.

Thứ ba, mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt

Bên đi vay chỉ được sử dụng khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên đi vay; việc sử dụng khoản vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

4. Trình tự, thủ tục cho vay đặc biệt

Phần lớn quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Thông thường các nhân viên ngân hàng sẽ đặt câu hỏi với khách hàng xoay quanh: mục đích vay, số tiền cần vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu, tài sản đảm bảo là gì [nếu vay thế chấp], thu nhập trung bình hàng tháng bao nhiêu, nguồn thu nhập có ổn định không, các nguồn thu nhập chính…

– Sau khi khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đầy đủ đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng đó.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.

– Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.

Bước 4: Giải ngân

Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân [cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng]. Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.

Tuy nhiên, trình tự, thủ tục về hoạt động cho vay đặc biệt tại ngân hàng, có một số điểm lưu ý sau:

Thứ nhất, về thời hạn cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định nhưng dưới 12 tháng.

Thứ hai, về lãi suất, đối với trường hợp cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt khi có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống, lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn trong từng thời kỳ, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn, không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả. Đối với các khoản vay lãi suất ưu đãi đến 0%, mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quyết định; lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn và không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả. [Điểu 10, 11 Thông tư 08/2021/TT-NHNN]

Thứ ba, Về việc gia hạn khoản vay, Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng hoặc chủ trương cơ cấu lại, phương phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng. Thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng. Khi khoản vay đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt đi vay phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho bên cho vay. Bên đi vay có thể trả nợ vay đặc biệt trước hạn.

Đối với khoản cho vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi nợ trước hạn. Bên đi vay phải trả nợ cho bên cho vay trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm. Nợ gốc sử dụng không đúng mục đích chịu lãi suất bằng 130% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Trường hợp khoản vay không được gia hạn và bên đi vay không trả được nợ, Ngân hàng Nhà nước chuyển dư nợ sang theo dõi quá hạn, trích tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi nợ, yêu cầu bên đi vay chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm và xử lý các tài sản này để thu hồi nợ…

Trên đây tư vấn của Phamlaw đối với hoạt động cho vay đặc biệt của ngân hàng nhà nước, nếu có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

  • Điều kiện và thủ tục vay ngân hàng bằng sổ đỏ

Mục lục bài viết

  • 1. Cho vay là gì ?
  • 2. Sơ lược pháp luật về cho vay
  • 3. Pháp luật về điều kiện cho vay
  • 3.1. Pháp luật về chủ thể vay
  • 3.2. Nguyên tắc cho vay và vay vốn
  • 3.3. Điều kiện xét duyệt vay vốn

Thưa luật sư, em tên là Thành Long, hiện đang là sinh viên năm 2 trường đại học luật. Em có nội dung bài tập cần được giải đáp ạ. Nội dung câu hỏi là “Pháp luật về cho vay, điều kiện cho vay tại tổ chức tín dụng” ?

Mong luật sư giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

1. Cho vay là gì ?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010thì:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

2. Sơ lược pháp luật về cho vay

Năm 1957, đối với loại cho vay ngắn hạn, ngành Ngân hàng chỉ được cho vay đôì với một số đốitượng. Ví dụ, cho vay các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh theo 4 loại cho vay gồm: cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và các chi phí sản xuất theo mùa; cho vay để thanh toán; cho vay nhu cầu tạm thời và cho vay để sửa chữa lớn.

Hoặc, cho các nông trường quốc doanh theo 6 loại cho vay gồm: cho vay dự trữ vật tư theo mùa, cho vay chi phí về trồng trọt và chế biến, cho vay chi phí về chăn nuôi, cho vay nhu cầu tạm thòi, cho vay sửa chữa lớn và cho vay thanh toán.

Hoặc, cho vay mậu dịch quốc doanh theo 5 loại gồm: cho vay để dự trữ hàng hóa theo kế hoạch và luân chuyển hàng hóa, cho vay ứng trước tiền đặt mua hàng, cho vay về nhu cầu tạm thời, cho vay thanh toán và cho vay sửa chữa lớn. “Đơn vị mậu dịch phải thanh toán xong số nợ quá hạn rồi mới được xin vay khoản khác”.

Vào thời gian này, ngành Ngân hàng chủ yếu cho vay theo kế hoạch và chỉ đạo của Nhà nước.

Từ tháng 01/1996 hoạt động cho vay của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, công ty tài chính và hoạt động cho vay vốn của các cơ sở khác được pháp luật cho phép [trừ hoạt động kinh doanh cầm đồ] không phải nộp thuế doanh thu [nay là thuế giá trị gia tăng]. [Khoản 4 Điều 2 Luật Thuế doanh thu năm 1990]

Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 [sửa đổi, bổ sung năm 2004] đã từng quy định: khách hàng vay vốn có quyền “khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ” của tổ chức tín dụng. Điều này chỉ phù hợp với trường hợp cho vay theo chính sách, chứ không đúng với quan hệ tự nguyện giữa khách hàng và ngân hàng.

Từ tháng 10/2000 đến tháng 4/2011, pháp luật cho phép việc huy động vốn và cho vay bằng vàng

Trong giai đoạn 1998 - 2016, quy định về cho vay được gọi là quy chế, đồng thời ban hành một văn bản chung cho các lĩnh vực và thời hạn vay.

Riêng Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN có hiệu lực kéo dài 15 năm do không được xử lý thay đổi kịp thời, với nhiều quy định trái luật và 5 lần sửa đổi, bổ sung.

Các tổ chức được phép hoạt động cho vay chuyên nghiệp gồm: các tổ chức tín dụng [bao gồm các tổ chức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô]; các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nhưng cũng được phép hoạt động cho vay chuyên nghiệp như Ngân hàng phát triển Việt Nam [VDB], quỹ đầu tư phát triển địa phương [Bộ Tài chính quản lý]; dịch vụ cầm đồ [Bộ Công an quản lý về điều kiện kinh doanh].

Trước năm 2005, khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngoài cá nhân và pháp nhân, còn có hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh [tại thời điểm đó chưa có tư cách pháp nhân].

Từ năm 2005 trở đi, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định, khách hàng vay vốn là cá nhân và pháp nhân [khoản 1 Điều 1 quyết định 127/2005/QĐ-NHNN], tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra hiện tượng cho vay cả các tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Từ ngày 15/3/2017, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ gồm hai nhóm là pháp nhân và cá nhân [khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN]. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể giao dịch dân sự chỉ còn pháp nhân và cá nhân. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, bên cạnh quy định trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 còn rất nhiều đạo luật và văn bản dưới luật hiện hành quy định về tư cách pháp lý và việc tham gia vào giao dịch của các chủ thể là hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, v.v… Vì vậy, cách xử lý hợp lý nhất là vẫn ghi đúng tên gọi của các chủ thể này là các tổ chức đã được pháp luật thừa nhận, nhưng bản chất quan hệ thì phải xử lý với tư cách của một hoặc toàn bộ các cá nhân trong tổ chức. Theo đó doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức chỉ có một cá nhân cũng như hộ gia đình hay hộ kinh doanh chỉ có một thành viên thì cả hình thức và nội dung pháp lý vẫn không có gì thay đổi so với trưóc đó. Bằng chứng là từ trước đến nay pháp luật đều quy định chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, là nguyên đơn hoặc bị đơn tham gia tố tụng và phải chịu trách nhiệm đến cùng [trách nhiệm vô hạn] đối với nghĩa vụ của doanh nghệp tư nhân.

3. Pháp luật về điều kiện cho vay

Khác với pháp luật dân sự, thương mại nói chung, pháp luật ngân hàng quy định khá chặt chẽ về điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Vì việc cho vay của ngân hàng giống như việc bán chịu hàng hóa, đôi khi được ví như cầm dao đằng lưỡi, có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.

3.1. Pháp luật về chủ thể vay

Năm 1992, để đề phòng rủi ro, bên vay vốn của các ngân hàng bảo đảm giá trị theo giá vàng là các tổ chức kinh tế cần mua bảo hiểm nhà nước. [Điều 9 Quyết định số 42/QĐ-NH1]

Ngân hàng Nhà nước cũng đã giải thích, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân. Đối với tổ chức không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân thì tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với cá nhân [một hoặc một số cá nhân].

Việc cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng nhằm thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân vay vốn và có thể gồm cả gia đình của cá nhân vay vốn. Trong trường hợp này, gia đình của người vay vốn được xác định là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. [khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014]

3.2. Nguyên tắc cho vay và vay vốn

Pháp luật quy định nguyên tắc cho vay và vay vốn, từ cả hai phía là tổ chức tín dụng và khách hàng như sau:

Thứ nhất, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, phù hợp vói quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.

Pháp luật gần như không hạn chế mọi cá nhân, doanh nghiệp, pháp nhân giao dịch, đặc biệt là vay vốh ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng dù không muốn vẫn phải nắm bắt, thẩm định và kiểm soát việc thực thi đúng các quy định pháp luật trong mọi lĩnh vực, ngành nghề liên quan để bảo đảm an toàn cao nhất tiền cho vay của mình và tiền gửi của công chúng;

Thứ hai, khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thòi hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

3.3. Điều kiện xét duyệt vay vốn

Pháp luật ngân hàng quy định, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: [Điều 7, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN]

Thứ nhất, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp [được hiểu là không phải là bất hợp pháp];

Thứ ba, có phương án sử dụng vốn khả thi;

Thứ tư, có khả năng tài chính để trả nợ;

Thứ năm, có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh theo đánh giá của tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được hưởng mức ưu đãi về lãi suất không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn sau đây:

+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.

Khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đồng thời phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn, kể cả cho vay vốh cầm cố bằng tiền gửi tiết kiệm, vì cầm cố tiền gửi tiết kiệm để vay vôn là một biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi có nhu cầu vay vốn khách hàng không còn phải gửi cho các tổ chức tín dụng “Giấy đề nghị vay vốn” như quy định trong nhiều năm trước kia.

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay [Điều 12 Thông tư 39/2016/TT-NHNN]

Các tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định về việc giải ngân không dùng tiền mặt [Thông tư số 21/2017/TT-NHNN]

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

Trên đây là nội dung tư vấn về "Pháp luật về cho vay và điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng". Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề