Ngành hàng hải nên học trường nào

Ngành kỹ thuật hàng hải hiện chưa được nhiều các bạn trẻ biết đến, nhưng không vì thế mà làm mất đi vị thế của ngành này. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học, mức lương, cơ hội việc làm và triển vọng tương lai thế nào nhé!

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT HÀNG HẢI [Maritime Engineering]
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 05 năm
  • Ngành Kỹ thuật hàng hải [tiếng Anh là Maritime Engineering] là ngành đào tạo ra những kỹ sư làm việc tại các tàu vận tải hàng hoá, vận tải dầu, khí, vận tải hành khách, hoa tiêu, công trình, dịch vụ, quốc phòng… Đào tạo học viên sau đại học trở thành những nhà quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc.
Ảnh minh họa kỹ thuật hàng hải

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng hải nhằm trang bị cho người tốt nghiệp kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp thành thạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành hàng hải, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.


Mục tiêu cụ thể: Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hàng hải có khả năng tham gia xây dựng dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và khai thác các hệ thống kỹ thuật hàng hải trong vị trí công việc của kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành khai thác, sửa chữa hoặc giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật hàng hải.

Để có thể trở thành những kỹ sư hàng hải thực thụ thì rất cần những tố chất sau:

  • Có tinh thần làm việc tốt;
  • Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
  • Chuyên môn nghiệp luôn nắm vững;
  • Có sức khỏe tốt;
  • Biết quản lý và làm việc khoa học hiểu quả;
  • Khả năng giao tiếp tốt;
  • Có trình độ ngoại ngữ;
  • Trình độ tin học thành thạo;
  • Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc thường ngày…

Ngành này có mức lương phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của bạn, trung bình sinh viên mới ra trường có mức lương từ 7-9 triệu/ tháng. Nhưng mức lương sẽ tăng lên rất nhanh khi trau dồi được kỹ năng và kinh nghiệm. Một số công việc mà sinh viên mới tốt nghiệp có thể đảm nhận:


  • Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành quản lý hàng hải;
  • Điều khiển tàu biển;
  • Bảo đảm an toàn hàng hải, kinh tế vận tải biển;
  • Bảo hiểm hàng hải, luật hàng hải;
  • Các trường cao đẳng và dạy nghề về hàng hải và thủy sản;
  • Các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, cảng vụ, bảo đảm an toàn hàng hải;
  • Các doanh nghiệp hoạt động vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, khai thác cảng, môi giới hàng hải;
  • Chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.
  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Giáo dục Thể chất
  6. Giáo dục Quốc phòng
  7. Đại số 
  8. Giải tích 1
  9. Giải tích 2
  10. Vật lý 1
  11. Vật lý 2
  12. Hóa học đại cương 
  13. Tin học đại cương
  1. Cơ học lý thuyết 
  2. Sức bền vật liệu
  3. Hình họa – Vẽ kỹ thuật 
  4. Nguyên lý máy
  5. Kỹ thuật môi trường biển
  6. Cơ học chất lỏng
  7. Kết cấu và lý thuyết tàu
  8. Pháp luật đại cương
  9. Kỹ thuật điện tử – điện tử
  10. Lý thuyết điều khiển tự động
  11. Kỹ thuật an toàn hàng hải cơ bản
  12. Hệ thống năng lượng điện tàu thủy
  13. Hệ thống động lực tàu thủy
  14. Hàng hải học
  15. Kinh tế vận tải biển
  16. Hệ thống điều khiển tàu thủy
  17. Quản lý tổ chức sửa chữa tàu thủy
  18. Thực tập và đồ án
  19. Thực tập nghiệp vụ
  20. Thực tập tôt nghiệp
  21. Đồ  án tốt nghiệp

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành kỹ thuật hàng hải, là một ngành vô cùng triển vọng trong vài năm tới. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nhớ Like Share trang để mọi người cùng biết nhé!


Vẫn còn nhiều bài viết về những ngành nghề được đào tạo hệ đại học được Isinhvien tổng hợp các bạn có thể xem và tham khảo nhé Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

1. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

Ngành Khoa học hàng hải là ngành học đặc thù liên quan đến hàng hải, đào tạo ra những sinh viên trở thành các sỹ quan hàng hải trong tương lai, làm việc trên các tàu biển hành trình khắp thế giới, bao gồm các tàu vận tải hàng hóa, sản phẩm dầu, khí, hóa chất, vận tải hành khách du lịch, hoặc trên các tàu dịch vụ phục vụ công trình dầu khí, nghiên cứu biển, quốc phòng… Ngoài ra, sinh viên ngành Khoa học hàng hải có thể lựa chọn làm việc tại các nhà máy đóng tàu, nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, quản lý kỹ thuật tại các Công ty vận tải biển, quản lý tàu biển; làm việc cho các Tổ chức đăng kiểm, cảng vụ hàng hải, đảm bảo an toàn hàng hải, hoa tiêu, hoặc tham gia vào các lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, giám định, đại lý tàu, hay các đơn vị dịch vụ, cung ứng vật tư, thiết bị, sửa chữa tàu… Ngành Khoa học hàng hải cũng đào tạo các bậc học sau đại học, giúp học viên trở thành những nhà quản lý hàng hải, nghiên cứu, giảng dạy có chuyên môn sâu rộng.

Mục tiêu của ngành Khoa học hàng hải đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, kỹ năng và sức khỏe để làm việc trên tàu biển, có chuyên môn vững chắc, phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, kỹ năng thực hành tốt, khả năng thích ứng cao, khả năng giao tiếp tốt và làm việc theo nhóm trong môi trường làm việc mang tính chuẩn quốc tế. Đồng thời, có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài về chuyên môn và những vấn đề xã hội thông thường.

Sinh viên khi theo học ngành Khoa học hàng hải sẽ được đào tạo và học tập những môn học từ cơ bản đến chuyên ngành, hướng tới mục đích cuối cùng là có một công việc ổn định với mức thu nhập hấp dẫn. Được học lý thuyết song song với thực hành và kỹ năng mềm giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi tốt nghiệp và làm việc thực tế với nghề.

Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải rất nhiều, 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc liên quan đến hàng hải như:

  • Điều khiển, vận hành khai thác tàu biển [Đi tàu, làm việc trên tàu biển].
  • Quản lý kỹ thuật, thuyền viên, an toàn, pháp chế tại các Công ty vận tải biển và Công ty quản lý tàu.
  • Thanh tra, chuyên viên an toàn, pháp chế, thủ tục, VTS [hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải] tại các cơ quan cảng vụ Hàng hải địa phương để giám sát hoạt động an toàn của tàu thuyền khi lưu thông, kiểm tra an toàn đối với các tàu biển, nhằm đảm bảo tình trạng kỹ thuật của các tàu đáp ứng các yêu cầu của công ước SOLAS [Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển], MARPOL [Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu], cũng như đánh giá khả năng của thuyền viên trong việc vận hành, khai thác, duy tu, bảo dưỡng tất cả trang thiết bị máy móc trên tàu hoặc phát hiện các yếu tố gây mất an toàn cho tàu và người trên tàu. Giám sát, điều tiết tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển theo kế hoạch điều động; cảnh báo nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và ô nhiễm môi trường.
  • Hoa tiêu dẫn tàu vào ra các cảng biển để trả hàng, tàu khách tham quan du lịch…tại các Công ty dịch vụ hoa tiêu trải dài từ Bắc chí Nam
  • Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn hàng hải cho các hệ thống đèn biển, hệ thống báo hiệu luồng tàu biển, luồng hàng hải vào các cảng biển, quản lý các công trình chỉnh trị luồng tàu… tại các đơn vị đảm bảo an toàn hàng hải.
  • Đăng kiểm viên giám sát đóng mới, sửa chữa, an toàn kỹ thuật đối với tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông như tàu biển, công trình biển tại các Tổ chức đăng kiểm hàng hải
  • Chuyên viên quản lý kỹ thuật tại các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển trong hoạt động đóng mới và sửa chữa hoán cải các loại tàu sông, tàu biển, các phương tiện thủy, sửa chữa giàn khoan, các công trình kỹ thuật thủy, cần cẩu, kết cấu thép và các thiết bị nâng các loại; thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ các loại phương tiện thủy, phương tiện giao thông vận tải khác, thiết bị công trình biển và các sản phẩm công nghiệp.
  • Chuyên viên kỹ thuật tại các Đơn vị dịch vụ hàng hải, cung ứng vật tư thiết bị hàng hải, lương thực, thực phẩm, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị cứu sinh cứ hỏa trên tàu, sửa chữa máy móc, thiết bị, hệ động lực trên tàu, đại lý tàu biển…
  • Chuyên gia kỹ thuật, vận hành, điều khiển, bảo dưỡng các hệ thống máy móc, thiết bị tại các nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp…
  • Bạn có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, các cảng biển, khai thác cảng, làm chuyên gia tư vấn các lĩnh vực liên quan đến hàng hải, giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Khoa học hàng hải.1. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

2. CÁC KHỐI THI VÀO NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

Để có thể được học tập và trúng tuyển vào ngành Khoa học hàng hải của trường đại học Giao thông vận tải Tp.HCM thì bạn cần lựa chọn một trong những khối tuyển sinh phù hợp với năng lực và trình độ học tập của mình.

Trong đó: A00: Toán – Lý – Hóa A01: Toán – Lý – Tiếng Anh

D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

3. ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI 

Trong năm 2019, điểm trúng tuyển của ngành Khoa học hàng hải theo phương thức xét tuyển điểm thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:
A. Chương trình đào tạo đại trà 

B. Chương trình đào tạo chất lượng cao

4. CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI 

Cơ hội việc làm sau khi bạn tốt nghiệp và cầm trên tay tấm bằng chuyên ngành Khoa học hàng hải thực sự rất rộng mở. Bạn có thể đảm nhận  nhiều vị trí tại các cơ quan khác nhau như:

  • Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành hàng hải.
  • Đi tàu [Điều khiển, vận hành khai thác tàu biển].
  • Hoa tiêu tại các Công ty dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
  • Quản lý kỹ thuật, an toàn, pháp chế tại Công ty vận tải biển, quản lý tàu biển.
  • Chuyên viên kỹ thuật tại Công ty Đảm bảo an toàn hàng hải.
  • Đăng kiểm viên tại các Tổ chức đăng kiểm hàng hải.
  • Chuyên viên bảo hiểm, giám định bồi thường tại các Công ty Bảo hiểm hàng hải.
  • Giám định viên tại Các Công ty giám định hàng hải, xăng dầu, công trình thủy…
  • Kỹ thuật viên tại Các Công ty dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu, cung ứng vật tư, thiết bị hàng hải.
  • Chuyên viên kỹ thuật, vận hành điều khiển máy móc, thiết bị, hệ thống tại Nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp…
  • Chuyên viên kỹ thuật, điều hành sản xuất tại các nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển.
  • Chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.

5. MỨC LƯƠNG NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

Cũng giống như những ngành nghề khác thì thu nhập ngành Khoa học hàng hải cũng phụ thuộc nhiều vào số năm kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với những sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương từ 12 đến 16 triệu Đồng / 1 tháng [đối với công việc đi tàu] hoặc 8 đến 12 triệu Đồng / 1 tháng. Khi trau dồi được nhiều kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương cũng vì thế mà được tăng lên theo cấp số nhân.

Mức lương ngành đi biển [đánh thuê cho chủ tàu nước ngoài]:

Bộ phận boong Số năm đi biển Lương [USD/1 tháng]
Thủy thủ OS 0 500 – 700
Thủy thủ AB 1 – 2 800 – 1.300
Thủy thủ trưởng > 2 1.200 – 1.500
Sỹ quan phó 3 3 2.000 – 2.500
Sỹ quan phó 2 4 2.500 – 3.000
Sỹ quan đại phó 5 3.000 – 4.000
Thuyền trưởng > 5 5.000 – 6.000
Bộ phận boong Số năm đi biển Lương [USD/1 tháng]
Thợ máy OS 0 500 – 700
Thợ máy AB 1 – 2 800 – 1.300
Thợ cả > 3 1.200 – 1.500
Sỹ quan máy 4 3 2.000 – 2.500
Sỹ quan máy 3 4 2.500 – 3.000
Sỹ quan máy 2 5 3.000 – 4.000
Máy trưởng >5 5.000 – 6.000
Bộ phận điện Số năm đi biển Lương [USD/1 tháng]
Thợ điện 0 500 – 700
Thợ điện 1 – 2 1.000 – 1.500
Sỹ quan điện tàu > 3 2.500 -3.000

Mức lương ngành làm việc trên bờ:

  • Sinh viên mới ra trường: bình quân 8 – 12 triệu / 1 tháng
  • Kinh nghiệm sau 3 năm làm việc: 15 – 20 triệu / 1 tháng
  • Kinh nghiệm sau 5 năm làm việc: bình quân 25 – 40 triệu / 1 tháng

6. NHỮNG TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

Học tập và làm việc ở bất cứ Công ty hay lĩnh vực nào đi chăng nữa bạn cũng cần phải có kiến thức và phẩm chất, đạo đức. Trong ngành Khoa học hàng hải bạn cần có:

  • Có động lực, mục tiêu học tập và ý chí vươn lên [nếu thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn].
  • Có sức khỏe, khả năng chịu đựng vất vả [sóng gió, nắng], cường độ lao động cao, không ngại khó khăn.
  • Có khả năng tự học, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, sách vở.
  • Có tinh thần làm việc tốt, ham học hỏi, ham làm.
  • Có lòng yêu nghề, đam mê và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
  • Biết phối hợp làm việc nhóm, có kỹ năng mềm, biết tổ chức, quản lý và làm việc khoa học, hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp tốt.
  • Học tập và rèn luyện trình độ ngoại ngữ [tiếng Anh] để giao tiếp tốt và sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong công việc.
  • Học tập và rèn luyện khả năng sử dụng tin học văn phòng một cách thành thạo.

Video liên quan

Chủ Đề