Ngành kĩ thuật máy tính là học cái gì

Ngành kỹ thuật máy tính là gì? Cơ hội việc làm của ngành KTMT như thế nào? Những trường đại học nào đào tạo ngành kỹ thuật máy tính? Mọi thông tin chi tiết về ngành này sẽ được diễn đàn tuyển sinh 24h tổng hợp đầy đủ nhất tại bài viết này.

Ngành kỹ thuật máy tính là gì? Cơ hội việc làm của ngành KTMT như thế nào? Những trường đại học nào đào tạo ngành kỹ thuật máy tính? Mọi thông tin chi tiết về ngành này sẽ được diễn đàn tuyển sinh 24h tổng hợp đầy đủ nhất tại bài viết này.

Ngành kĩ thuật máy tính là học cái gì

Ngành Kỹ thuật máy tính là gì

Ngành kỹ thuật máy tính thuộc nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin có tên tiếng Anh là Computer Engineering, đây là chuyên ngành kết hợp kiến thức chuyên môn của cả hai lĩnh vực Công nghệ thông tin và Điện tử chuyên nghiên cứu ra những nguyên lý, những phương pháp thiết kế, phát triển hệ thống phần mềm phục vụ cho các hoạt động phần cứng và phát triển các giải pháp về phần cứng.

-Mã ngành kỹ thuật máy tính: 7480106.

Xem thêm:

🚩Ngành khoa học máy tính

🚩Ngành công nghệ thông tin

Ngành Kỹ thuật máy tính làm gì

- Lập trình viên chuyên lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng, lap top …), các vi xử lý-vi điều khiển trong xe ô tô, điện gia dụng, thiết bị điện tử, thiết bị công nghiệp…

- Thiết kế sản xuất mạch điện-điện tử, mạch điều khiển, vi mạch, chip…cho các thiết bị sử dụng mạch điện tử.

- Kỹ sư phụ trách các công việc đảm bảo hoạt động cho các thiết bị công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp...

Những lĩnh vực phổ biến:

+ Hệ thống điều khiển tự động.

+ Công nghệ Robot.

+ Hệ thống điện - điện tử.

+ Hệ thống nhúng.

+ Trí tuệ nhân tạo (AI).

+ Công nghệ thiết kế chip.

Cơ hội việc làm và mức lương của ngành kỹ thuật máy tính

Hiện tại nghề nghiệp của ngành KTMT rất đa dạng như:

- Kỹ sư thiết kế, các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi với mục đích điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, điều hòa, máy giặt, robot tự động…

-Chuyên viên lập trình nhúng.

-Chuyên viên phân tích.

-Thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng, phần mềm.

- Kỹ sư tham gia thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp trường học, bệnh viện...

-Làm nhân viên trong các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực chuyên về thiết kế sản xuất phần cứng cũng như phần mềm máy tính.

- Kỹ sư tin học chuyên quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống máy móc dùng vi điều khiển tại các công ty, nhà máy sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động để hoạt động sản xuất.

-Tư vấn, kiểm tra và phát triển các dự án, đưa ra giải pháp công nghệ thông tin tối ưu nhất.

-Sửa chữa máy tính.

- Lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như RTOS, Android, Windows Phone…

- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, đào tạo Công nghệ Kỹ thuật máy tính.

-Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty trong nước và nước ngoài... với mức lương hấp dẫn. Hiện tại mức lương ngành kỹ thuật máy tính dao động trong khoảng 7 - 20 triệu tùy vào kinh nghiệm, năng lực, vị trí làm việc...

- Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm chứng phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Vina Phone, Viettel, Mobile Phone…

Các Tổ Hợp Môn Ngành Kỹ thuật Máy tính

Dưới đây là  các khối thi đại học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu các bạn hãy chọn khối thi phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

-Khối A00: Toán học - Vật lý - Hóa học

-Khối A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh.

-Khối B00: Toán - Hóa học - Sinh học.

-Khối C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý.

-Khối D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh.

-Khối D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh.

-Khối D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh.

Các trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật máy tính

Các bạn hãy click vào tên trường để xem thông tin tuyển sinh cũng như điểm chuẩn ngành kỹ thuật máy tính những năm trước.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về ngành kỹ thuật máy tính, ngoài ra để học tốt và thành công với ngành KTMT các bạn phải là người đam mê với công nghệ máy tính và cần rèn luyện cho mình khả năng chịu được áp lực trong công việc, tính thông minh sáng tạo, tính cẩn thận và chính xác trong công việc, ngoài ra để học tốt ngành này bạn cần phải học tốt môn Toán học và Ngoại ngữ.

PL.

Xem thêm:

🚩Ngành an toàn thông tin

🚩Ngành kỹ thuật phần mềm

🚩Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Trong những năm gần đây, khi nhắc tới những ngành khoa học liên quan tới máy tính như: phần mềm mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, khoa học máy tính an toàn thông tin, chúng ta không thể không nhắc tới ngành kỹ thuật máy tính – một ngành đóng vai trò then chốt trong nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin hiện nay. Để giúp bạn đọc có thêm cái nhìn sâu sắc về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ tới độc giả một vài thông tin quan trọng liên quan đến ngành kỹ thuật máy tính.

Ngành kỹ thuật máy tính là gì?

Kỹ thuật máy tính (Tiếng Anh: Computer Engineering) là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện, điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.

Ngành kĩ thuật máy tính là học cái gì

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật máy tính là gì?

Để theo học ngành KTMT, các sĩ tử có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A và A1 quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính và các trường đào tạo

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính ở các trường đại học trong khoảng 14 – 24 điểm và tùy vào phương thức xét tuyển.

Nếu các bạn muốn theo học ngành Kỹ thuật máy tính có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ

Liệu bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật máy tính?

Ngành kĩ thuật máy tính là học cái gì
Liệu bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật máy tính?

Người phù hợp với ngành KTMT là người có những tố chất sau:

  • Đam mê công nghệ, luôn tìm hiểu và sử dụng các thiết bị công nghệ mới nhất

Nếu đặc điểm này đúng với bạn, bạn đã có được 50% tố chất để thành công trong lĩnh vực này.

 Vì là ngành kỹ thuật nên đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và khả năng toán học tốt. Nếu bạn học không tốt các môn tự nhiên, bạn nên cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về ngành này.

  • Làm việc lâu dài với máy móc

Thời gian làm việc với máy móc là chủ yếu, nó sẽ rất khó khăn với các bạn hướng ngoại, năng động.

  • Ham học hỏi, cập nhật xu hướng

Tính đào thải cao của nghề, cá nhân phải không ngừng học tập để đảm bảo cơ hội việc làm cho mình.

Hầu hết những kiến thức về công nghệ đều được viết bằng tiếng Anh, bạn phải có một vốn ngoại ngữ nhất định.

Học ngành Kỹ thuật máy tính cần học giỏi môn gì?

Để trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành. Có thể thấy môn Toán chính là môn học then chốt giúp bạn xét tuyển thành công đồng thời hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Ngoài ra, Tin học cũng là một môn quan trọng để giúp bạn tự tin hơn trên bước đường theo đuổi ngành này. Thành thạo office, pascal, network, cấu trúc máy tính… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với ngành. Vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh, đôi khi có thể là tiếng Nhật, nên tiếng Anh giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong kỹ thuật máy tính. Vì thế, để học ngành KTMT, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Tin và Anh văn.

Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật máy tính như thế nào?

Sinh viên có thể đáp ứng được công việc tại những vị trí sau đây khi hoàn thành chương trình KTMT:

  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới
  • Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng
  • Lập trình viên các phần mềm nhúng trên di động
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử
  • Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính
  • Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng
  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính
  • Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng
  • Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ
  • Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính
  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu

Như đã nêu ở trên, không khó để nhận thấy rằng sinh viên có khá nhiều lựa chọn sau khi ra trường. Bên cạnh đó, vị trí làm việc còn phụ thuộc vào nguyện vọng và mong muốn của chính sinh viên.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật máy tính là bao nhiêu?

Ngành này có mức lương khá hấp dẫn, ở mức từ 9 – 20 triệu VNĐ tùy vào khả năng, kinh nghiệm làm việc.

Đối với sinh viên mới ra trường có thể ứng tuyển với mức lương khoảng 5 – 7 triệu VNĐ/tháng. Các bạn cần trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm, tham gia các dự án để nâng cao thu nhập trong thời gian này.

Kết luận

Trong những năm trở lại đây, Kỹ thuật máy tính đã dần trở thành một trong những ngành học được quan tâm phát triển trong hệ thống đào tạo giáo dục không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Kỹ thuật máy tính chính là ngành đào tạo chủ lực hướng đến sự phát triển của công nghệ thông tin, điện tử trong thời đại số hóa hiện nay. Ngoài ra, chương trình đào tạo chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn cơ bản, toàn diện cùng với năng lực thực hành thành thạo trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng hệ thống phần cứng cũng như phần mềm kể trên.