Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

Ngành Quản lý công nghiệp tại trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM đang trở thành ngành thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ và phụ huynh với tính thực tiễn và cơ hội việc làm rộng mở. Vậy Quản lý công nghiệp là gì? Học Quản lý công nghiệp tại Bách Khoa có gì tốt? Cơ hội việc làm ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

Tìm hiểu ngành Quản lý công nghiệp tại HCMUT

1. Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì ngành Quản lý công nghiệp đào tạo và cung cấp cho sinh viên những thông tin cơ bản về quản trị nguồn nhân sự, sản xuất, dự án, quản lý kho – tồn kho và đánh giá công nghệ. Quản lý công nghiệp thường áp dụng ở những doanh nghiệp, công ty, trung tâm thương mại, dịch vụ.

Công việc của nhà quản lý công nghiệp là giải quyết những vấn đề liên quan về doanh thu của công ty, nguồn nhân lực, lên kế hoạch kinh doanh và tiếp thị. Ngoài ra, họ cũng là những người nghiên cứu thị trường, lập dự án và phân tích dự án.

2. Ngành Quản lý công nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp tại HCMUT cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực có tiềm năng làm nhà quản trị tại các tổ chức và doanh nghiệp thuộc cả ngành khác nhau, bao gồm cả dịch vụ và sản xuất. Khoa tạo ra giá trị cho cộng đồng thông qua sự kết hợp của các hoạt động: chuyển giao tri thức (đào tạo), sáng tạo tri thức (nghiên cứu khoa học)và sử dụng tri thức (tư vấn và ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý.

Trong phạm vi của trường, khoa Quản lý công nghiệp là cầu nối giữa các khối kiến thức – năng lực kỹ thuật và khối kiến thức về năng lực quản lý. Nhờ đó, sinh viên được đào tạo để trở thành nhà quản lý vừa biết cách quản lý vừa am hiểu về kỹ thuật, tạo lợi thế sau khi ra trường. Hơn nữa, sinh viên cũng dễ dàng hơn khi học văn bằng hai các ngành khác.

Chương trình đào tạo sẽ theo hình thức tín chỉ với thời gian thiết kế cho 4 năm. Sau khi hoàn thành chương trình học đại cương và các môn học nền tảng của khoa, đến đầu năm thứ 3, sinh viên Quản lý công nghiệp sẽ được chọn một trong hai chuyên ngành là Quản lý công nghiệp và Quản trị kinh doanh để học chuyên sâu. Chuyên ngành Quản lý công nghiệp sẽ cung cấp kiến thức về vận hành sản xuất, còn Quản  trị kinh doanh sẽ học chuyên sâu hơn về quản trị. Nội dung đào tạo chi tiết:

Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có kiến thức nền tảng và kỹ năng tư duy trong ngành quản lý, bao gồm: kiến thức giáo dục cơ bản, kiến thức cốt lõi về quản trị, kiến thức chuyên sâu về ngành quản lý công nghiệp. Các kỹ năng luôn được nhà trường chú trọng đào tạo cho sinh viên: nhận diện, phân tích và giải quyết vấn đề trong quản trị; thái độ làm việc chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm,…Bên cạnh đó, sinh viên cũng được phát triển năng lực thiết kế, hình thành, triển khai và vận hành một hệ thống quản lý hiện đại và kỹ năng khởi nghiệp trong bối cảnh xã hội đổi mới.

Ngoài những giờ học trên lớp, sinh viên Quản lý công nghiệp sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa như: talk show, tham quan thực tế, thực tập,…để phát triển kỹ năng chuyên môn. Và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để phát triển kỹ năng mềm và cháy hết mình với thời sinh viên tươi đẹp.

Ngành Quản lý công nghiệp tại HCMUT còn có lựa chọn khác là hệ đào tạo chất lượng cao. Với chương trình này bạn sẽ được học hoàn toàn bằng tiếng Anh, giảng viên hàng đầu trong trường và cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại hơn. Đến năm thứ 3, nếu đủ điều kiện về học lực, ngoại ngữ và tài chính, bạn có thể học chuyển tiếp sang đại học University of Illinois Springfield (Mỹ) hoặc Macquarie University (Úc) để lấy bằng tốt nghiệp.

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý công nghiệp

Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

Cơ hội việc làm ngành Quản lý công nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tại các nhà máy – doanh nghiệp – khu công nghiệp như:

 Quản lý mua hàng: đánh giá chương trình mua hàng, các công tác điều phối, thiết lập cấp độ vận hành hàng hóa …

 Quản lý nhà máy: quản lý việc mua – bán hàng hóa, quản lý tồn kho, lên kế hoạch, hoạch định sản xuất, quản lý nhân viên, …

 Quản lý kinh doanh: hoạch định chiến lược, nghiên cứu thị hiếu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh.

 Quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng hợp đồng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, tìm hiểu – thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp.

 Quản lý chất lượng, cải tiến quá trình: kiểm định quá trình sản xuất, phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm – hàng hóa, đưa ra các giải pháp sản xuất tinh gọn, tiết kiệm thời gian hơn.

 Quản lý nhân sự: tuyển dụng nhân sự, lên kế hoạch đào tạo, khảo sát nhu cầu đào tạo, chính sách lương thưởng…

 Quản lý tài chính – kế toán: phân tích – xử lý số liệu chứng khoán, theo dõi hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp, …

Hiện nay tại Việt Nam đang trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực ngành Quản lý công nghiệp, chính vì thế đây là cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ về ngành Quản lý công nghiệp trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM và dễ đưa ra quyết định hơn cho tương lai của bạn.

Quản lý công nghiệp là gì? Học trường nào đảm bảo đầu ra? Trong quá trình học được đào tạo những kiến thức gì? Học xong ra trường làm nghề gì? Muốn học Quản lý công nghiệp thì phải thi khối nào? Bao nhiêu điểm thì đỗ? Có lẽ đây là những câu hỏi được các sĩ tử rất băn khoăn khi theo đuổi chuyên ngành Quản trị công nghiệp. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu và giải đáp các sĩ tử yên tâm ôn tập kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sắp tới nha!

Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

Quản lý công nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội – Lựa chọn hấp dẫn

Quản lý công nghiệp là sự giao thoa kiến thức giữa kỹ thuật công nghệ và quản trị kinh tế. Nói một cách khác đây chính là ngành học cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức về quản trị nguồn nhân lực, đánh giá công nghệ, sản xuất, dự án, quản lý vật tư – kho tồn.

Ngành Quản lý công nghiệp được áp dụng trong các công ty, xí nghiệp, các trung tâm thương mại. Công việc chủ yếu của người làm việc trong ngành này là lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu về thị trường, giải quyết vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực của các công ty, xí nghiệp. 

2. Học ngành Quản lý công nghiệp ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là học những gì?

Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

Sinh viên học Quản lý công nghiệp HUST được nhiều công ty chào đón

Sinh viên theo học ngành Quản lý công nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ được học tập trong môi trường đào tạo hàng đầu cả nước. Được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học cơ bản như xác suất, vật lý, toán học,  công nghệ thông tin,… Bên cạnh đó bạn học còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thảo luận, đàm phán, thương thuyết và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp cũng luôn được chú trọng trong chương trình đào tạo cử nhân quản lý công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 

Dưới đây là chương trình đào tạo cử nhân ngành quản lý công nghiệp của trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Mời các bạn tham khảo.

Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn
Ngành Quản lý công nghiệp Đại Học Bách Khoa điểm chuẩn

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nghe đến “quản lý” nhiều người sẽ nghĩ ngay đến làm sếp nhưng cũng không hẳn. Việc bạn có thể làm sếp hay không còn phụ thuộc vào năng lực cá nhân nữa. Nhìn chung, với việc được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp trường HUST luôn được các doanh nghiệp săn đón sau khi tốt nghiệp. Các bạn hoàn toàn có thể thử sức trong các lĩnh vực sau đây:

        Quản lý nhà máy: công việc cụ thể là quản lý nhân viên, quản lý mua hàng và tồn kho, lên kế hoạch sản xuất.

        Quản lý chất lượng: kiểm định quá trình để xác định vấn đề cần cải tiến, quản lý việc cần thay đổi,..

        Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống đơn hàng, hóa đơn và hàng hóa trả lại.

        Tư vấn cải tiến quá trình: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, lập kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

        Quản lý nhân sự: lên kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động.

        Nếu các bạn sinh viên yêu thích việc nghiên cứu, các bạn cũng hoàn toàn có thể theo hướng nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Sau thời gian công tác và tích lũy kinh nghiệm, việc làm sếp là hoàn toàn có thể và không có gì là xa vời hết!

Với những thông tin về ngành Quản lý công nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được chúng mình cập nhật ở trên, rất mong có thể giúp các bạn sĩ tử hiểu hơn về ngành học và trường. Chúc các bạn sớm đưa ra được lựa chọn cho tương lai của mình. Chúc các bạn ôn tập thật tốt và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sắp tới nhé!