Ngành xây dựng cần học những gì

Bạn muốn biết những kỹ năng cần có khi theo học ngành xây dựng để trở thành một kỹ sư? Bài viết dưới đây của JobsGo sẽ tổng hợp những kỹ năng quan trọng nhất mà một kỹ sư xây dựng phải có. Đọc và bỏ túi thông tin bổ ích cho bản thân nhé!

TÌM VIỆC LÀM kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng phải có tiếng nói chung với kiến trúc sư

Kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng đầu tiên phải nhắc đến đó chính là bạn phải có tiếng nói chung và kiến trúc sư. Bởi:

  • Kiến trúc sư là người tạo nên những bản vẽ thiết kế công trình, còn kỹ sư xây dựng là người xem chúng và phát hiện ra những điểm sai lệch hoặc chưa được. Họ cần có tiếng nói chung thì kết quả công việc mới đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Chung tiếng nói giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư sẽ giúp hoàn trình hoàn thiện bản vẽ và hiện thực hóa ý tưởng được tốt nhất. Nhờ vậy mà các công trình xây dựng tạo ra luôn đảm bảo chất lượng về kỹ thuật và đẹp cả hình thức đúng với yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư.

👉 Xem thêm: Học xây dựng ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho SV xây dựng

Kỹ sư xây dựng phải có tiếng nói chung với kiến trúc sư

Yêu cầu của ngành xây dựng phải có kỹ năng đọc bản vẽ, lập dự toán, hồ sơ thầu

Kỹ năng cần có khi theo học ngành xây dựng mà các kỹ sư xây dựng tương lại phải có đó là khả năng đọc bản vẽ, lập dự toán và hồ sơ dự thầu. 

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TÀI CHÍNH - THU NHẬP TỚI 23 TRIỆU

Đọc bản vẽ là kỹ năng vô cùng quan trọng, bởi nó chính là ngôn ngữ giao tiếp của ngành xây dựng. Nó là tiếng nói chung của người thiết kế, người thi công và chủ đầu tư của dự án. Việc đọc chính xác bản vẽ sẽ giúp quá trình xây dựng được chuẩn chỉ nhất theo đúng yêu cầu, kỹ thuật xây dựng.

Bên cạnh đó, một kỹ sư xây dựng phải có kỹ năng bóc tách về khối lượng nguyên vật liệu từ bản vẽ, lên dự toán về tài chính và thời gian thi công. Đồng thời bạn phải biết cách tạo dựng một hồ sơ dự thầu đúng chuẩn.

Năng lực của người kỹ sư thể hiện qua kỹ năng tự nghiên cứu

Ngành xây dựng đang ngày càng phát triển, khiến mỗi ngày nó sẽ có những điều mới khiến người kỹ sư phải tìm hiểu và nghiên cứu để bổ sung kiến thức cho bản thân. Nó là bí quyết để giúp các bạn hiểu về công nghệ, kỹ thuật các phần mềm và thiết bị mới ứng dụng trong ngành xây dựng hiện nay. Từ đó bạn có thể đưa vào áp dụng để tăng hiệu quả công việc cho bản thân và doanh nghiệp.

Năng lực của người kỹ sư thể hiện qua kỹ năng tự nghiên cứu

Không những vậy, tự nghiên cứu là kỹ năng cần có khi theo học ngành xây dựng. Nó sẽ giúp bạn hiểu về các thông tư, quy định của nhà nước dành cho ngành xây dựng. Bạn cần bổ sung những kiến thức để không biến bản thân “lạc hậu” với thời đại. Đây là bí quyết để bạn luôn là người đi đầu xu hướng trong lĩnh vực này.

👉 Xem thêm: Kỹ sư xây dựng – nghề có triển vọng trong năm 2022

Yêu cầu của kỹ sư xây dựng là kỹ năng sử dụng phần mềm

Kỹ sư xây dựng cần học giỏi môn gì? Ngành xây dựng cần giỏi các môn khoa học tự nhiên như toán, lý và mỹ thuật. Tuy nhiên đối với một kỹ sư xây dựng giỏi môn học chưa đủ mà còn cần giỏi về sử dụng phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.

Một kỹ sư xây dựng nhất định phải biết cách sử dụng thành thạo đối với các phần mềm chuyên dụng như: 

  • AutoCAD
  • Phần mềm dự toán, dự thầu, quyết toán GXD
  • Phần mềm 3Dmax

Phần mềm chính là những công cụ quan trọng hỗ trợ kỹ sư xây dựng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng và nhanh chóng. Kỹ năng sử dụng máy tính và tin học văn phòng thành thạo sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho công việc của các bạn đấy nhé!

Kỹ năng mềm của kỹ sư xây dựng là giỏi ngoại ngữ

Kỹ năng mềm của kỹ sư xây dựng là giỏi ngoại ngữ

Cuối cùng trong danh sách những kỹ năng cần có khi theo học ngành xây dựng chính là kỹ năng mềm về ngoại ngữ. Trong quá trình làm việc, các bạn có thể phải hợp tác với các khách hàng nước ngoài hoặc tìm hiểu tài liệu bằng tiếng Anh. Vì vậy ngoại ngữ rất quan trọng và hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc.

Tiếng Anh là kỹ năng mềm ngành xây dựng rất cần thiết với một người kỹ sư xây dựng trong thế kỷ 21 này. Nó không chỉ giúp bạn tiếp cận được với công việc mà còn dễ dàng nắm bắt những cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại các công ty nước ngoài đấy nhé! Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều tuyển dụng với yêu cầu ngoại ngữ đối với kỹ sư xây dựng.

👉 Xem thêm: Kỹ sư hạ tầng – Việc làm “hot” với nhu cầu tuyển dụng cao

Như vậy, bài viết trên của JobsGo đã gửi đến bạn đọc top 5 kỹ năng cần có khi theo học ngành xây dựng hiện nay. Một kỹ sư xây dựng có đầy đủ những kỹ năng đó sẽ có thu nhập cực tốt và nắm được những vị trí công việc tại những môi trường doanh nghiệp lớn. Ứng tuyển ngay vào Jobs cực xịn trên Jobsgo.vn các bạn nhé!

Những kiến thức ngành xây dựng từ cơ bản đến chuyên nghiệp giúp bạn có nền tảng kiến thức vững trong ngành xây dựng hiện nay.

 Vai trò của xây dựng

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, ngành Xây dựng luôn chiếm được ưu thế hàng đầu và đóng vai trò hết sức thiết thực. Cụ thể hơn về những vai trò mà ngành Xây dựng tác động đến sự phát triển kinh tế là:

  • Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng
  • Tăng giá trị lợi nhuận cho kinh tế quốc dân
  • Tạo cơ hội cho ngành kinh tế phát triển
  • Mang đến tiềm lực dồi dào, thu hút đầu tư nước ngoài
  • Sử dụng lượng lớn nguồn lao động, thu hút vốn cao trong nền kinh tế và tác động trực tiếp hoạt động của thị trường tài chính.
  • Nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân

Nhiệm vụ của các kỹ sư xây dựng

Là thiết kế, thi công và bảo trì các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, công xưởng và các hệ thống hạ tầng giao thông,… Có thể nói, trong số tất cả các ngành kỹ thuật thì ngành Kỹ thuật xây dựng có từ lâu đời nhất và thu hút nhiều nhân lực nhất.

Nhiệm vụ của các kỹ sư xây dựng

Xem thêm: //sme.vn/cac-doanh-nghiep-viet-nam/

Những kiến thức ngành xây dựng

Bạn phải biết đọc bản vẽ.

Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm xây dựng chính là bản vẽ. Các kỹ sư thiết kế và các kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng, đồ án thiết kế của mình bằng các bản vẽ, nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực.

Phải biết sử dụng máy tính

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay nếu bạn không biết dùng máy tính thì bạn chẳng thể làm xây dựng được. Hãy cố gắng học những kiến thức từ cơ bản nhất về máy tính.

Phải biết bóc tách dự toán

Việc bóc tách dự toán là điều quan trọng số 1 của một người kỹ thuật. Nếu bạn không biết lập dự toán và bóc tách dự toán thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không biết tính tiền và nghĩa là bạn chẳng làm được gì cả.

Phải biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu

Cách để tính giá dự thầu, cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc, đọc hồ sơ mời thầu, phân công làm hồ sơ thầu ra sao…

Phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán

Làm sao thanh toán được một cách nhanh chóng, khoa học và đúng yêu cầu bạn cần học qua lớp học thanh quyết toán của Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Phải biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa

Vẽ và sử dụng phần mềm đồ họa là công việc bắt buộc của người kỹ thuật, bạn cần sử dụng thành thạo mới có thể làm việc được.

Kiến thức

– Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý [cơ học]

– Ngoài ra, am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này

– Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng

Kỹ năng

– Người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tưởng, các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể.

Khả năng

– Có khả năng sáng tạo và tổ chức

– Khả năng giao tiếp tốt

Thái độ

– Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người [bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người].

– Tim thần ham học hỏi, không sợ khó khăn

Kiến thức ngành xây dựng

Với chuyên môn về xây đựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng giao thông, thuỷ lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v… Cơ hội làm việc trong ngành xây dựng rất rộng mở.

Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra.

Với những kiến thức trên, sme.vn hy vọng bạn có thêm kiến thức về ngành xây dựng.

My My – Tổng hợp và chỉnh sửa

[Nguồn tham khảo: huongnghiep24h.com, vienxaydung.edu.vn, avhome.vn, nganhxaydung.edu.vn,…] 

Video liên quan

Chủ Đề