Ngáp nhiều có tốt không

Tình trạng bệnh có thể dễ dàng phòng ngừa nếu chúng ta chú ý đến các dấu hiệu. Nhưng vấn đề là không phải tất cả các tình trạng tim đều có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Đối với hầu hết mọi người, đau ngực và ngã trên mặt đất là những dấu hiệu rõ ràng của cơn đau tim, đó là những gì chúng tôi thu thập được từ các bộ phim. Trái ngược với điều này, một số triệu chứng thậm chí không xảy ra gần ngực của bạn và dễ bị bỏ qua và khiến bạn ngạc nhiên, và ngáp quá nhiều là một trong số đó.

Mối liên hệ giữa ngáp và đau tim 

Ngáp thường là dấu hiệu của chứng khó ngủ. Nhưng nếu bạn tiếp tục làm điều đó ngay cả vào những ngày bạn đã ngủ ngon và không hề cảm thấy mệt mỏi, thì đó có thể là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, theo Times of India.

Ngáp là một bí ẩn trong thế giới khoa học y tế. Một số nỗ lực đã được thực hiện để giải mã nó, nhưng các nhà khoa học không thu được nhiều thành công. Theo một số nghiên cứu, ngáp giúp thúc đẩy quá trình ô xy hóa trong máu và làm mát não.

Người ta tin rằng ngáp quá nhiều có liên quan đến dây thần kinh phế vị, dây thần kinh này chạy từ đáy não xuống tim và dạ dày. Trong một số trường hợp, người ta ngáp quá nhiều khi xung quanh tim bị chảy máu. Hiện tượng phản xạ này cũng liên quan đến đột quỵ.

Theo các nghiên cứu, ngáp quá nhiều có thể xảy ra trước hoặc sau khi đột quỵ. Các triệu chứng khác kèm theo đó là tê, mặt rủ xuống, yếu cánh tay và khó nói.

Theo các chuyên gia y tế, những người ngáp quá nhiều khi tập thể dục, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng có thể có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Các dấu hiệu ngáp quá nhiều khác

Ngáp nhiều có tốt không

Ngáp không chỉ liên quan đến đau tim và đột quỵ mà còn với một số tình trạng sức khỏe khác như:

\n

Khối u não

Động kinh

Bệnh đa xơ cứng

Suy gan

Cơ thể không có khả năng kiểm soát nhiệt độ

Bạn nên làm gì?

Nếu bạn nhận thấy sự gia tăng đột ngột của việc ngáp mà không có lý do rõ ràng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt cho sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ tìm ra lý do đằng sau nó và có thể kê đơn thuốc cho phù hợp.

Nếu ngáp xảy ra do giấc ngủ kém thì bác sĩ sẽ đề nghị các loại thuốc hoặc kỹ thuật để có giấc ngủ thoải mái hơn như thiết bị thở, giảm căng thẳng và thay đổi thói quen ngủ, theo Times of India.

Ngáp là một hiện tượng khá phổ biến ở con người, tuy nhiên, việc ngáp nhiều lần, đặc biệt là vào buổi sáng, dù cơ thể không mệt mỏi cũng là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý nguy hiểm.

Ngáp nhiều có tốt không
Ngáp nhiều vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm

Vấn đề về gan

Khi bạn có hiện tượng ngáp nhiều nhưng lại không cảm thấy mệt mỏi thì có thể đó là dấu hiệu gan của bạn có vấn đề. Khi bạn gặp tình trạng ngáp nhiều, có thể là do bạn gặp các vấn đề về gan, bạn cần đến gặp bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng của mình.

Rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết xảy ra khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều đường, trong khi tế bào từ chối tiếp nhận insulin thì tuyến tụy vẫn tiếp tục sản xuất insulin. Điều đó khiến tình trạng trở nên quá tải, gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục.

Tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc bạn đang uống cũng có thể là thủ phạm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ. Nếu các thuốc này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy thông báo với bác sĩ. Những thuốc gây buồn ngủ, ngáp nhiều có thể là các chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin, các thuốc kháng histamin.

Ngáp nhiều là bệnh gì? Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, cùng với việc các tế bào thần kinh xuất hiện các vết sẹo hình thành phủ bên ngoài. Những người mắc bệnh đa xơ cứng bị rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể dẫn đến những cơn ngáp.

Rối loạn giấc ngủ

Ngáp nhiều có tốt không
Rối loạn giấc ngủ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn ngáp nhiều

Đây là lý do thường xuyên và gặp phải ở nhiều người dẫn đến hiện tượng ngáp liên tục và ngáp bất cứ khi nào. Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ là bạn thường xuyên bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn...

Trong các trường hợp rối loạn giấc ngủ sẽ khiến bạn ngáp thường xuyên sau khi thức dậy. Chính vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra liệu mình có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc mất ngủ hay không.

Động kinh

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên nhưng một trong những lý do khiến bạn ngáp quá nhiều có thể là do bệnh động kinh. Điều này là do kích thích não gửi tín hiệu bất thường, dẫn đến mất kiểm soát trong hành vi. Trong số đó có thể bao gồm cả việc ngáp quá nhiều.

Sức khỏe não

Một lý do tại sao bạn ngáp quá nhiều có thể là do viêm não, do một cơn đột quỵ. Vì thế, nếu bạn ngáp nhiều mà không biết nguyên do, có thể là do bạn bị tổn thương ở cuống não. Trường hợp nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh về não, bạn cần được khám và tư vấn tại bệnh viện và các cơ sở y tế uy tín.

Cơ thể thiếu sắt

Ngáp nhiều có tốt không
Thiếu sắt ở phụ nữ có thai khiến cơ thể mệt mỏi và ngáp nhiều vào buổi sáng

Sắt chính là yếu chố chính rất quan trọng trong quá trình tổng hợp nên hemoglobin – chất tạo nên màu đỏ cho hồng cầu giữ vai trò vận chuyển oxy trong máu tới các mô, tế bào trong cơ thể.

Do vậy nếu cơ thể bị thiết sắt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổng hợp hemoglobin, làm chậm quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể dẫn đến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, hay buồn ngủ và ngáp liên tục.

Tình trạng ngáp liên tục khá phổ biến ở phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang hành kinh do thiếu hụt Sắt.

Mệt mỏi

Một vấn đề phổ biến mà tất cả chúng ta phải đối mặt hiện nay là căng thẳng và mệt mỏi. Ở cuộc sống ngày nay, có rất nhiều lý do khiến chúng ta căng thẳng và mệt mỏi. Đây là một trong những lý do chính tại sao tất cả chúng ta cảm thấy buồn ngủ và ngáp quá nhiều. Trong trường hợp này, ngáp nhiều là tín hiệu của cơ thể, yêu cầu bạn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tóm lại, hiện tượng ngáp nhiều không chỉ đơn thuần là bạn mệt mỏi hay buồn ngủ mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Khi bản thân bạn cảm nhận có điều bất thường ở cơ thể, bạn nên khám và tư vấn tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh có uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nhé!