Nghĩa tường minh của bài thơ Bánh trôi nước

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu thương con người được tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học [tình cảm nhân đạo].

– Trích dẫn ý kiến.

– Khẳng định qua bài thơ “Bánh trôi nước” [Hồ Xuân Hương].

Thân bài:

Giải thích ý kiến:

– Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương. “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài…”. Lòng thương người, thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

– Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, số phận bất hạnh; lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý của con người; nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

-> Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi – một đặc sản của dân tộc, Hồ Xuân Hương đã gửi tấm lòng, tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh, bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Bởi vậy, tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương con người, ngời sang niềm tin trân trọng với con người, trước hết là với người phụ nữ.

     2. Chứng minh.

* Luận điểm 1:  Bài thơ đã khẳng định, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.

– Vẻ đẹp hình thức:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong câu thơ đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

“ Bảy nổi ba chìm với nước non

                                Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                               Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Mặc dầu cuộc đời long đong vất vả, bị phụ thuộc, nhưng những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên, thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để gữi vững phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, thủy chung với cuộc đời, với con người.

* Luận điểm 2: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho số phận người phụ nữ gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời.

                                        “ Bảy nổi ba chìm với nước non”

–  Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ “Bảy  nổi ba chìm” một cách sáng tạo trong câu thơ để nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của người phụ nữ. Cụm từ “với nước non” nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi vất vả ấy. Từ “với” đi liền cùng hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác là vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông đất nước. Một cuộc đời hi sinh, vị tha như thế thật cao cả và thật đáng cảm  thương, trân trọng.

– Không chỉ có số phận chìm nổi, long đong, người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị lệ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của người phụ nữ.

* Luận điểm 3: Qua bài thơ, tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người.

– Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận người phụ nữ bị coi rẻ. Xã hội đã tước đi quyền sống, thậm chí quyền làm người của phụ nữ, bắt họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, trói buộc họ vào đạo “ Tam tòng”. Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ”, đặc biệt hai từ “ rắn”, “ nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp. Thân phận người phụ nữ bị coi như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất.

* Luận điểm 4: Bài thơ còn thể hiện sự trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ.

– Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình, người đọc có thể cảm nhận được đó chính là bản lĩnh của người phụ nữ: Họ khẳng định vẻ đẹp, giá trị của mình trong cuộc đời. Cho dù cuộc đời nhiều bất công với họ nhưng họ luôn khát vọng vượt lên, chiến thắng số phận, khẳng định quyền sống, vẻ đẹp, phẩm giá, tấm lòng thủy chung son sắt của mình trong xã hội  :“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

      3. Đánh giá:

– Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học : Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Bài thơ “ Bánh trôi nước” mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

– Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa luôn đấu tranh cho quyền sống của con người mà trước hết là người phụ nữ.

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại ý kiến và giá trị của bài thơ.

+ Liên hệ mở rộng.

Các câu hỏi tương tự

Phần II: Tự luận

Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Bài thơ có hai lớp nghĩa là gì? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

A- Nghĩa tường minh
1. Thế nào gọi là nghĩa tường minh ?
Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Nói một cách nôm na: nghĩa tường minh là nghĩa đen.

2. Ví dụ


a. .. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”...
                                                                          [“Sông nước Cà Mau” - Đoàn Giỏi] 

b- Lạc đà là loài thú “bộ guốc chẵn” phán bố ở châu Á và châu Phi. Có 2 loài: lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu. Lạc đà chạy nhanh và dai sức, có thể vượt qua quãng đường dài 380 km trong 24 giờ, qua sa mạc dưới ánh nắng gay gắt. Lạc đà có thể nhịn khát 2 tuần. Sau đó, nó có thể uống hết một thùng nước. Sau 3 ngày nhịn khát, một con lạc đà uống liên một hơi được 40 lít nước, và sau một tuần nhịn khát nó có thể uống 100 lít nước.

Lạc đà nhịn khát giỏi là do cơ thể rất ít hao hụt nước, ở 40oC cũng không bị toát mồ hôi. Lớp lông dày ngăn cản sự tỏa nhiệt và thoát nước của cơ thể. Nó không há miệng thở cũng để giảm sự thoát nước. Trong trường hợp cần thiết, mỡ dự trữ trong bướu lạc đà có thể tự tiêu hủy để tạo ra nước.


[Trích cuốn “Từ điển tranh về các con vật” - Lê Quang Long]

c. Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai, sinh nám 1380 và mất nám 1442. Ông là tác giả bài “Bình Ngô đại cáo”, “ức Trai thi tập”, “Quốc ám thi tập”,... ông là vị anh hùng dân tộc thuở “bình Ngô”.

B - Hàm ý


1. Hàm ý là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra, hay là phần thông báo được truyền đạt trong cáu nhưng không do từ ngữ trực tiếp diễn đạt. Hàm ý là ỷ hàm ẩn, là nghĩa bóng.

2. Ví dụ


a. Tục ngữ có câu chỉ có nghĩa đen:
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra.
Bão táp mưa sa gần tới.
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

b. Nhiều câu tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng:


- Đi một đoạn đàng học một sàng khôn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Gà cồ ăn quẩn cối xay.
- Lá lành đùm lá rách.
- v.v...

c. Thơ văn [văn bản trữ tình] thường đa nghĩa, hàm ý:


cl - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng ?
                                            [Ca dao]

c2- Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có máy lớp nghĩa?

Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non. 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
                                Hồ Xuân Hương


c3- Các em hãy đọc các ván bản dưới đáy để hiểu nghĩa tường minh và hàm ý

Chim họa mi là loài chim định cư khá phổ biến ở miền Bắc tới Đà Nẵng. Họa mi ưa sống ở các bãi cỏ, khu trồng hoa màu, những nơi có cây bụi nhỏ. Họa mi làm tổ trong các lùm cây nhỏ hay cặc lùm cỏ, mỗi lứa đẻ 3-4 trứng. Trong thời kì sinh sản, chim trống vừa bay vừa hót ríu rít; chim bay càng cao tiếng hót càng hay. Họa mi là loài chim có ích vì ăn các côn trùng nhỏ có hại cho nông nghiệp.
Họa mi là loài chim rất hiếu chiến. Trong thiên nhiên, mỗi con đực có một “lãnh thổ” riêng. Nếu một con đực khác xâm phạm vào lãnh thổ của mình, nó sẽ xông ra đánh đuổi cho đến khi kẻ địch phải bỏ chạy. Vì thế người ta thường nuôi họa mi để cho chúng “chọi” nhau.
Ở nước có 3 loài: họa mi nhỏ, họa mi đất ngực luốc, họa mi đất ngực đốm.
                                                                                          Lê Quang Long
                                                                              [Từ điển tranh về các con vật]

 

Chim họa mi trong lồng
                                   Tản Đà
Họa mi, ai vẽ nên mi
Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay !
Ai đưa mi đến chốn này ?
Nước trong gạo trắng, mi ngày ăn chơi!
Lồng son cửa đỏ thảnh thơi,
Mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi!
Nghĩ cho mi cũng gặp thì,
Rừng xanh mi có nhớ gì nữa không ?

Một hôm, ông chủ bảo tên đầy tớ: “Mày ra bắt con lợn béo nhất chuồng, giết thịt, và xem cái gì ngon nhất thì đem về đáy cho tao!”

Anh đầy tớ vội đi ngay. Sau đó, lấy cái lưỡi lợn dâng cho ông chủ. Mấy hôm sau, muốn thử tên đầy tớ, lại bảo nó đi làm thịt con lợn khác và dặn đi dặn lại: “Xem có cái gì không ngon nhất thì đem vào cho tao!”. Mổ lợn xong, anh ta lại mang cái lưỡi vào dâng chủ.

Ông chủ quát: “Thằng này láo! Sao lần này mày lại đem lưỡi vào cho tao như lần trước?


- Thưa ông, cũng một cái lưỡi cả mà thôi, khi tử tế ra thì không có gì tốt cho bằng, nhưng khi độc ác thì lại không có gì xấu cho bằng! 

Video liên quan

Chủ Đề