Nghiên cứu dịch thuật là gì

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT NGỮ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ANH-VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.25 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
----------

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT NGỮ
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ANH-VIỆT
AN ANALYSIS OF THE METHODS FOR TRANSLATING
EXPORT-IMPORT BUSINESS ENGLISH INTO VIETNAMESE

GVHD

: Lê Văn Bá, M.A.

SVTH

: Nguyễn Thị Hồng Vi

Lớp

:10CNATM01

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2014


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT NGỮ KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU ANH-VIỆT
AN ANALYSIS OF THE METHODS FOR TRANSLATING EXPORT-IMPORT


BUSINESS ENGLISH INTO VIETNAMESE
Nguyễn Thị Hồng Vi
Tóm tắt
Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt trong một ngôn ngữ. Mỗi chuyên ngành đều có một
hệ thống thuật ngữ với những đặc trưng riêng. Dựa trên lý thuyết dịch của Newmark,
bài báo này tập trung trình bày những phương pháp dịch phổ biến được sử dụng để
dịch các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu từ tiếng Anh sang tiếng
Việt. Kết quả phân tích sẽ giúp cho sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại dễ dàng tiếp
cận, hiểu và dịch các thuật ngữ tiếng Anh.
Từ khóa: Thuật ngữ, dịch thuật, xuất nhập khẩu, kinh tế.
Abstract
Terminology is the special vocabulary layer in a language. Each professional specific
field has its own terminology with its own characteristics. Based on Newmarks theory,
this paper concentrates on methods for translating export-import business English into
Vietnamese. The findings are expected to help Business English learner easily
approach, comprehend and translate English terminology.
Key words: Terminology, translation, export-import business, economic.
1. Đặt vấn đề
Từ sau Đổi Mới (1986), Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xuất nhập khẩu trở thành một yếu tố quan
trọng trong nền kinh tế quốc gia, được xem là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế
của một nước. Để thông thương với các nước, có nhiều rào cản mà người kinh doanh
phải vượt qua, đáng kể nhất là rào cản ngôn ngữ, mà trong đó thuật ngữ chuyên ngành
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể thấy việc xuất nhập khẩu ở nước ta đã phát


triển sau các nước tiên tiến nói tiếng Anh, do đó phần lớn các khái niệm chuyênh
ngành đều được du nhập vào nước ta thông qua dịch thuật. Phần lớn các thuật ngữ
tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu đều đã được dịch ra tiếng Việt, được chấp
nhận và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cũng giống như từ vựng, thuật ngữ sẽ xuất hiện

ngày càng nhiều để giải thích cho các khái niệm, định nghĩa, công cụ mới. Bài báo này
được viết nhằm phân loại các cách dịch thuật ngữ theo lý thuyết Newmark đề ra và dựa
vào đó, người đọc có thể dịch những thuật ngữ mới xuất hiện một cách dễ dàng và
chính xác hơn.
2. Định nghĩa
2.1. Thuật ngữ
Thuật ngữ, như giáo sư Hoàng Văn Hoành [16] định nghĩa là từ ngữ dùng để
biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa
học nhất định.
2.2. Dịch thuật
Dịch thuật, theo Carford (1965: 20) [3], là việc thay thế văn bản từ một ngôn
ngữ (ngôn ngữ nguồn) bằng một văn bản tương đương trong một ngôn ngữ khác (ngôn
ngữ đích). Hay theo Newmark [7], dịch thuật là diễn giải một đoạn văn bản sang một
ngôn ngữ khác mà vẫn giữ được ý định ban đầu khi viết của tác giả.
2.3. Phương pháp dịch
.
3. Phương pháp dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu
Vì bài báo này chủ yếu tập trung phân tích các phương pháp dịch thuật ngữ,
nên phương pháp dịch trong bài đều dựa theo nhóm phương thức dịch (procedures) mà
Newmark đề ra.
Trong cuốn sách giáo khoa về dịch thuật (A textbook of translation) Newmark
đã liệt kê rất nhiều phương pháp dịch kể đến như: Dịch sát nghĩa (literal), vay mượn
(transference), tương đương (equivalent), dịch suốt (through-translation), chuyển đổi


(transposition), biến thái (modulation), dịch sử dụng những từ đã được chấp nhận
(recognized translation), dịch diễn giải (paraphrase), v.v.
Tuy nhiên, khác với các lớp từ vựng khác, thuật ngữ là đơn vị từ vựng với
những đặc điểm riêng biệt, theo Mai Thị Loan [17], đó là: tính chính xác, tính nhất
quán, tính xúc tích, tính hệ thống và tính quốc tế. Do vậy, sẽ chỉ có vài phương pháp

trong số được kể tên trên được áp dụng để dịch thuật ngữ.
3.1. Phương thức mượn từ (Transference/loan)
Từ hay cụm từ ở ngôn ngữ gốc được chuyển trực tiếp sang ngôn ngữ đích mà
không cần phải dịch ra. Khi ấy, từ được chuyển đó được gọi là từ mượn.
Ở Việt Nam hầu hết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu đều được đưa
vào từ nước ngoài, nghĩa là hầu hết chúng ta đều phải dịch các khái niệm mới ra tiếng
Việt. Nhưng không phải khái niệm nào cũng có thể dịch được. Để bù đắp lỗ hổng trong
ngôn ngữ ấy, tiếng Việt đã mượn không ít từ nước ngoài và sử dụng rộng rãi mà không
cần dịch ra như container, marketing, email, bill, shipping, logistics, cartel
Bên cạnh đó, cũng có nhiều từ viết tắt được giữ nguyên giống như trong ngôn
ngữ gốc với giả định rằng người đọc đều đã biết nghĩa của chúng, như là: tên các tổ
chức quốc tế (ASIAN, GATT, ICC, IATA), đơn vị tiền tệ (USD, VND, JPY, EUR, GBP,
AUD), điều khoản, thỏa thuận quốc tế (UCP).
3.2. Phương thức dịch suốt (Through translation)
Dịch suốt, theo Newmark là phương thức dịch sát nghĩa của các kết hợp thông
thường (common collocations), tên các tổ chức (names of organizations), thành phần
của các từ ghép (components of compounds). Như vậy, cấu trúc ngữ pháp của các từ
ngữ này sẽ được chuyển sang cấu trúc gần nó ở ngôn ngữ gốc, nhưng từng thành phần
riêng lẻ lại được dịch sát theo nghĩa đen. Ví dụ như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries), cạnh tranh không hoàn hảo
(imperfect competition)...
Tuy nhiên, vì sự khác biệt về văn hóa và quan niệm, hiển nhiên sẽ rất lạ tai khi
thuật ngữ được dịch sát nghĩa như vậy. Do đó, Newmark đã nói rõ chỉ nên sử dụng


phương thức dịch này khi thuật ngữ là các cụm từ quen thuộc , được sử dụng và chấp
nhận rộng rãi. Một số ví dụ như: cước chết (dead freight), hóa đơn lãnh sự (consular
invoice), bàn tay vô hình (The invisible hand), thị trường vàng (gold market), Nhà
Trắng (The White House), điều khoản đóng bằng (ice clause), cước suất mở (open
rate)

3.3. Phương thức chuyển đổi (Transposition)
Là phương thức dịch thay đổi cấu trúc ngữ pháp giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn
ngữ đích. Newmark đã liệt kê bốn loại chuyển đổi là: chuyển đổi giữa số ít, số nhiều
hoặc chuyển đổi giữa vị trí của tính từ so với danh từ; chuyển đổi khi ngôn ngữ đích
không tồn tại cấu trúc ngữ pháp ở ngôn ngữ nguồn; chuyển đổi khi dịch sát nghĩa có
thể được chấp nhận nhưng không được tự nhiên; và chuyển đổi nhằm lấp một khoảng
trống từ vựng bằng cấu trúc ngữ pháp.
Trong đó, chuyển đổi giữa vị trí của tính từ là phổ biến và dễ nhận thấy nhất.
Ví trị tương quan giữa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt trái ngược nhau. Trong
tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ, còn trong tiếng Việt, tính từ đứng sau danh từ,
người dịch không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển đổi vị trí cho tương thích
với tiếng Việt.
Một vài ví dụ:
Bilateral trade:

Mậu dịch song phương

Commercial bill:

Hối phiếu thương mại

Common stock:

Chứng khoán phổ thông

Compound interest:

Lãi kép

Effective protection:


Bảo hộ hữu hiệu

Free trade:

Thương mại tự do

Net export:

Xuất khẩu ròng

Pro forma invoice:

Hóa đơn chiếu lệ

3.4. Phương thức tương đương (Equivalent)


Tương đương là một phương thức dịch quan trọng vì nó là quá trình chuyển
nghĩa của thuật ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ gốc vượt qua rào cản ngôn ngữ
và văn hóa. Các phương thức dịch nêu trên ít nhiều đều dựa vào phương thức dịch sát
nghĩa hoặc mượn trực tiếp từ tiếng Anh, nhưng không phải tất cả các thuật ngữ đều có
nghĩa chính xác trong ngôn ngữ gốc và có thể dịch sát theo nghĩa đen. Ví dụ: Phương
thức ghi sổ (open account), tài khoản vãng lai (current account), công hội (freight
conference), tiền nhàn rỗi (idle balances). Những thuật ngữ này mang nét văn hóa và
nét tư duy của ngôn ngữ nguồn, do đó thường khó có thể dịch theo nghĩa đen.
Lấy final invoice làm ví dụ, tuy có thể được dịch là hóa đơn cuối cùng theo sát
nghĩa, nhưng nó lại được dịch và sử dụng phổ biến với từ tương đương là hóa đơn
chính thức, theo chức năng của loại hóa đơn này.
3.5. Phương thức diễn giải (Paraphrase)

Trong nhiều trường hợp, từ ghép, đặc biệt là cụm danh từ có cấu trúc ngữ
nghĩa rất phức tạp, mà người dịch không thể dịch sát nghĩa cũng như không thể tìm
được cụm từ có nghĩa tương đương trong tiếng Việt. Khi đó, người dịch bắt buộc phải
diễn giải nghĩa của cụm từ này, sử dụng phương pháp tương đương về chức năng và
mô tả. Cần xác định danh từ chính trước, rồi phân tích cấu trúc ngữ pháp và quan hệ
ngữ nghĩa giữa các thành tố của cụm từ. Việc chêm giới từ thích hợp giúp người đọc dễ
dàng hình dung được nghĩa của cụm từ là một việc khó khăn.
Ví dụ:
Banks' cash-deposit ratio: Tỷ số giữa tiền mặt và tiền gửi của ngân hàng
Captive buyer:

Người/ Ngân hàng bị buộc phải mua một số chứng
khoán vừa phát hành

Clearing banks:

Các ngân hàng thanh toán bù trừ

Counter - vailing duty:

Thuế chống bảo hộ giá

Excise duty:

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Exempt goods:

Hàng hóa được miễn thuế giá trị gia tăng



Insurance premium:

Tiền đóng bảo hiểm

At sight Bill:

Hối phiếu trả ngay

Authority to purchase (A/P): Thư ủy thác mua
Bulk Carrier:

Tàu chở hàng rời

Cargo Outurn Reports (COR): Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ với tàu
Certificate of short landed cargo (CSC):
Container list:

Giấy chứng nhận hàng thiếu

Bảng kê khai hàng xếp vào container

Destination Delivery Charge:

Phụ phí giao hàng tại cảng đến

Delivered Duty Paid:

Giao hàng đã trả thuế


Report on Receipt of Cargo:

Biên bản kiệm nhận hàng với tàu

Tare weight:

Trọng lượng của container

Valuation Charges:

Phí chuyên chở theo giá

4. Kết luận
Năm phương thức nêu trên là những phương thức dịch thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất trong những
trường hợp khác nhau. Phương thức mượn từ là lựa chọn đơn giản nhất cho những từ
mới xuất hiện ở ngôn ngữ nguồn và không có nghĩa tương đương ở ngôn ngữ đích.
Phương thức dịch suốt được sử dụng khi thuật ngữ cần dịch là những kết hợp quen
thuộc, nhưng cụm từ đã được chấp nhận và sử dụng ở ngôn ngữ đích. Phương thức
chuyển đổi được sử dụng do sự khác nhau trong cấu trúc ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ.
Phương thức tương đương là lựa chọn khôn ngoan khi có sự khác biệt văn hóa giữa hai
ngôn ngữ được thể hiện trong ngữ nghĩa của thuật ngữ. Và cuối cùng, phương thức
diễn giải sẽ được dùng đến khi thuật ngữ có cấu trúc ngữ nghĩa phức tạp, không thể
trực tiếp dịch ra ngôn ngữ đích. Những phương thức nêu trên đều chứng tỏ tính ưu việt,
dễ sử dụng của chúng, nhưng không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi giữa
các phương thức dịch. Đôi khi, cần có sự kết hợp giữa hai hay nhiều phương thức để


thu được kết quả tối ưu. Và trên hết người dịch cần có kiến thức về chuyên ngành kinh
doanh xuất nhập khẩu cũng như hiểu rõ được nghĩa gốc của thuật ngữ cần dịch mới có

thể truyền tải chính xác nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ đó sang ngôn ngữ đích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
[1]. Baker, M. (1992). In other words: A course book on translation. London and New
York: Routledge.
[2]. Bảy, Hoàng Thị (2005). A study on the translation of economic terminology.
Retrieved from http://data.ulis.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/560
[3]. Catford, J.C. (1965). A Linguistic Theory of Translation. Oxford University Press.
[4]. Collin Cobuild (1990). English Grammar. Rupa&Co
[5]. Diễm, Ngô Trần Ái (2012). An Analysis of Vietnamese English Translation
Procedures of Business Legal Language in the Vietnams Law on Investment NO.
59/2005/QH11
[6]. Forutanian, S. (2011). Designing a model for translation of technical terminology.
Retrieved from http://journals.khuisf.ac.ir/ijrelt/browse.php?a_code=A-10-16&sid=1&slc_lang=en
[7]. Newmark, P.P. (1995). A textbook of translation. Helmel Hemstead. Prentice Hall
International English Teaching.
[8]. Sofer, M. (1991). The translators Handbook. Rockville. Maryland.
[9]. Thủy, Vũ Thị Thu (2005). A study on the translation of English computer texts in
Vietnamese equivalents.


[10]. Vinay, J.P and Darbelnet, J. (1995). A methodology for translation. P.p 84-93 in
Lawrence Venuti (2000). The translation studies reader. London and New York:
Routledge.
[11]. Yến, Vũ Thị Thanh (2008). A study on the equivalent between English and
Vietsnamese translation of insurance term in US health insurance plans. Hà Nội:
College of foreign languages.
Tiếng Việt
[12]. Cân, Vũ Ngọc (2007). Các khó khăn trong dịch và phương hướng khắc phục.

Ngôn ngữ & Đời sống, Số 8 (142)-2007.
[13]. Châu, Đỗ Hữu (1998). Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. NXB Giáo Dục.
[14]. Giáp, Nguyễn Thiện (1985). Từ vựng học Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[15]. Giáp, Nguyễn Thiện (2000). Mấy suy nghĩ về cách phiên chuyển từ ngữ nước
ngoài sang tiếng Việt. Ngôn ngữ, 2/2000.
[16]. Hành, Hoàng Văn (1983), Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng
Việt, Ngôn ngữ, Số 4, tr.26-34.
[17]. Loan, Mai Thị (2010). Thống nhất các yêu cầu của một thuật ngữ chuẩn. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 53-66.
Từ điển tham khảo
[18]. Bảo, Đinh Kim Quốc (2012). Từ điển chuyên ngành xuất nhập khẩu Anh-Việt.
Việt-Anh. NXB Thanh niên.
[19]. Black, J. & Myles, G. & Hashimzade, N.. Oxford dictionary of economics.
Oxford: OUP


[20]. Hòe, Trần Văn (2009). Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB Đại học kinh
tế quốc dân.
[21]. Vinh, Đỗ Hữu (2009). Từ điển thuật ngữ kinh tế thương mại Anh-Việt. NXB Giao
thông vận tải.
[22]. Vinh, Đỗ Hữu (2003). Từ điển thuật ngữ thuật ngữ ngoại thương và hàng hải
Anh-Việt. NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
[23]. http://www.eximguru.com/exim/glossary_international_trade_terms.aspx
[24]. http://www.maerskline.com/vi-vn/help/shipping-glossary?i
[25]. http://www1.vinamarine.gov.vn/MT/Detail.aspx?id=7b771f0f-dbcd-4271-a11a3f3100edb661&CatID=121&NextTime=26/08/2011%2014:13&PubID=116