Ngôn ngữ là hiện tượng gì

Ngữ ngôn là một hệ thống các dấu hiệu có chức năng như là một phương tiện của sự tiếp xúc, một công cụ của tư duy. Nó là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội, là một hiện tượng của nền văn hóa tinh thần.

Ngữ ngôn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Ngôn ngữ học, khoa học nghiên cứu về một thứ tiếng nói. Ngữ ngôn gồm 2 bộ phận:

  • Từ ngữ và các ý nghĩa của từ ngữ.
  • Cú pháp là 1 hệ thống những qui tắc qui định sự ghép các từ thành câu.

Trong Ngữ ngôn có 2 phạm trù: Ngữ pháp – là 1 hệ thống các qui tắc qui định việc thành lập từ và câu. Phạm trù này đặc trưng riêng cho từng thứ tiếng. Lôgíc – là qui luật, phương pháp tư duy đúng đắn của con người. Hai phạm trù đó (ngữ pháp và lôgíc) kết hợp chặt chẽ trong ngữ ngôn.

Ngữ ngôn có 2 loại: tiếng nói và chữ viết – Đơn vị tạo nên tiếng nói là âm vị.

Đơn vị tạo nên chữ viết là tự vị. Âm vị và tự vị tạo thành từ.

Từ trở thành vật mang kinh nghiệm của loài người.

Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn giao lưu tư tưởng, tình cảm, trao đổi kinh nghiệm. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói (ngữ ngôn). Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học.

Trong đời sống của con người, ngôn ngữ có 3 chức năng cơ bản sau đây:

  • Chức năng ngữ nghĩa (chức năng tín hiệu), chức năng này làm cho ngôn ngữ của con người khác với sự thông tin ở con vật. Con người dùng quá trình ngôn ngữ để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng (bởi vì từ mà ta dùng trong quá trình ngôn ngữ được gắn chặt với biểu tượng về sự vật, hiện tượng mà từ đó chỉ).
  • Chức năng khái quát hóa: biểu hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư Ngôn ngữ là hình thức tồn tại của tư tưởng và nó phù hợp nhất đối với sự tư duy trừu tượng – lôgic.
  • Chức năng giao tế: nếu hai chức năng trên nói lên mặt bên trong của ngôn ngữ, thì chức năng này nói lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ. Trong chức năng giao tế lại gồm 3 chức năng nhỏ: thông tin, biểu cảm và thúc đẩy hành động.

* Tóm lại, ngữ ngôn và ngôn ngữ khác nhau như sau: ngữ ngôn là hiện tượng chung, khách quan trong đời sống xã hội, được hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, là công cụ để tiếp xúc và tư duy; ngôn ngữ là quá trình cá nhân sử dụng ngữ ngôn để giao tiếp. Ngôn ngữ được hình thành trong đời sống của cá nhân.

  • Ngữ ngôn là chung cho cả 1 dân tộc, một cộng đồng. Còn ngôn ngữ mang tính chất chủ thể rõ ràng.
  • Ngữ ngôn không bị mất đi bởi những thương tổn bệnh lý. Còn ngôn ngữ bị rối loạn hay bị mất do những tổn thương.

Tuy khác nhau, nhưng ngôn ngữ và ngữ ngôn có tác động qua lại và liên hệ mật thiết với nhau: không có một thứ tiếng nói nào (ngữ ngôn) lại tồn tại bên ngoài ngôn ngữ cả. Ngược lại, ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào ngữ ngôn.

1: Chứng minh ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Trước tiên ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, ...


Bạn đang xem: Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt

Ngôn ngữ là hiện tượng gì


Xem thêm: Ngày Em Ra Đi Em Đã Mang Con Tim Hành Lý, Ngày Em Ra Đi

1: Chứng minh ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.Trước tiên ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội:Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bản chất xã hội của ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ:Nó phục vụ xã hội với tư cách là phương thức giao tiếp Nó thực hiện ý thức xã hội
Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội Khẳng định ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội cũng có nghĩa là thừa nhận ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan của mình, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới như từ mới, nghĩa mới để trở nên phong phú và hoàn thiện hơn. Khi một nhu cầu nào đó của xã hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo cho con người một phương tiện ngôn ngữ nào đó có thể dùng một cách mới mẻ trong lời nói. Vì vậy những cách mới thường đồng thời xuất hiện ở nhiều nơi trong lời nói.Ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội đặc biệt vì: nó không thuộc cơ sở hạ tầng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào cũng không phải công cụ sản xuất. Ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra, mà là phương tiện giao tiếp của xã hội, được hình thành và bảo vệ qua từng thời đại. Ngôn ngữ biến đổi liên tục không đếm xỉa đến tình trạng của cơ sở hạ tầng nhưng nó không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi. Ngôn ngữ không có tính giai cấp trong khi đó kiến trúc thượng tầng luôn luôn phục vụ cho một giai cấp nào đó. Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với sản xuất của con người và tất cả hoạt động thuộc lĩnh vực khác của con người, trên tất cả mọi lĩnh vực công tác, từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng. Ngôn ngữ không tạo ra cái gì cả, chỉ tạo ra những lời nói thôi. Trong khi đó công cụ sản xuất tạo ra của cải vật chất. Ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phục vụ xã hội, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp con người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động. Câu 2: vì sao nói ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp thiết yếu của con người?Giao tiếp là hoat động trao đổi thông tin giữa ng nói và ng nghe nhằm đạt được mục đích nhất định. Chúng ta không thể phủ định được, ngoài ngôn ngữ ra thì chúng ta còn có rất nhiều phương tiện khác để giao tiếp, ví dụ như sử dụng biểu cảm, nhưng không phải khi sử dụng phương thức này chúng ta sẽ có 1 ý hiểu giống nhau. Cụ thể hơn , cùng là lắc đầu nhưng người Việt Nam thì hiểu đó là không đồng ý nhưng với người Ấn Độ thì nó lại biểu đạt sự đồng ý. Ngoài ra, hội họa hay âm nhạc cũng có thể được xem là phương thức giao tiếp, nhưng như chúng ta đã biết, không phải ai cũng có khả năng thưởng thức hội họa hay âm nhạc, vậy nên không phải lúc nào ý tưởng của họa sĩ , nhạc sĩ và người xem, người nghe cũng trùng nhau khi thưởng thức 1 bức họa hay 1 bản nhạc.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người vì:phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ngay cả những bộ lạc bộ hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để nc vs nhau.chính những ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và ldong, mà ngta có thể diễn đạt và lm cho ngkhac hiểu được tư tưởng, tinh cảm, trạng thái và nguyện vọng của mk. Có hiểu biết lẫn nhau thì con người mới có thể đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và cho hội ngày càng phát triển hơn.+ngôn ngữ có tính vượt không gian, vượt thời gianTheo thời gian, ngôn ngữ không hề mất đi mà chỉ càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển thêm 1 số lớp từ mới là sự ít đi của những lớp từ cổ.VD: nếu như ngày xưa, vợ chồng sẽ gọi nhau là chàng thiếp thì ngày nay người ta sẽ đơn thuần gọi là vợ chồng hoặc ông xã , bà xã. Những từ như chàng và thiếp không vì thế mà mất đi, nó vẫn tồn tại nhưng với tần xuất sử dụng ít hơn.+ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sx.Ngôn ngữ là một công cụ đấu tranh sản xuất. tuy ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có thể hiện hoạt động sản xuất, có thể giúp người ta giành lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, có thể giúp người ta cùng hợp tác sản xuất do đó thúc đấy sản xuất ngày càng phát triển.+ Ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng lại là môt công cụ đấu tranh giai cấp. các giai cấp khác nhau thường cùng sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chủ trương dùng ngôn ngữ dân tộc làm vũ khí tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cách mạng tập hợp quần chúng vào mặt trận chung thống nhất để đấu tranh kẻ thù. Ngôn ngữ dân tộc đã được sử dụng rộng rãi để tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ, để động viên quần chúng tích cực tham gia đấu tranh cách mạng.=>ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người.3. Các kiểu quan hệ chủ yếu của ngôn ngữ Trong ngôn ngữ có 2 quan hệ chủ yếu , đó là quan hệ ngang hay còn gọi là quan hệ tuyến tính và quan hệ dọc hay còn gọi là quan hệ liên tưởng.- Quan hệ tuyến tính là mối quan hệ nối kết giữa các đơn vị ngôn ngữ khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên kết các âm vị để tạo thành hình vị, liên kết các hình vị để tạo thành từ , liên kết các từ để tạo thành câu, liên kết các câu để tạo thành văn bản. Tất cả các đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhưng chỉ có thể nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi( quan hệ giữa âm vị với âm vị, hình vị với hình vị.)VD: Từ đất nước được kết nối bởi 2 hình vị đất và nước thì 2 hình vị đó có quan hệ tuyến tính với nhau. Xét trên phương diện nhỏ hơn thì hình vị đất là sự kết hợp của 3 âm vị đ â và t thì 3 âm vị này có quan hệ tuyến tính với nhau. Tuy nhiên chúng ta không thể xét quan hệ đó giữa hình vị đất và âm vị đ vì nó không cùng đơn vị với nhau.- Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng – ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói. Nghĩa là cùng một chỗ trong lời nói có thể thay thế bằng một loạt các yếu tố đồng loại.Những yếu tố đồng loại đó nằm trong mối quan hệ liên tưởng.VD: Trong câu : Chú bộ đội rất dũng cảm . Thì thành phần chủ ngữ “ chú bộ đội “ có thể được thay thế bằng “ cô bộ đội” , “ bố” . “mẹ” , “ chú cảnh sát”,.. thì những từ có thể thay thế được như vậy là vì nó có quan hệ lien tưởng với nhau.Quan hệ tuyến tính là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ dọc là quan hệ với các yếu tố không hiện hữu mà chỉ tồn tại nhờ sự lien tưởng của con người. tuy nhiên giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ lien tưởng có mối quan hệ với nahu, mỗi vị trí đều nằm trong mối quan hệ bị quy định bởi chức năng kết hợp và ngữ nghĩa của nó với các yếu tố khác.Câu 4: so sánh tín hiệu thông thường và tín hiệu ngôn ngữ để thấy được ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt.-Khái niệm hệ thống: là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.-khái niệm về tín hiệu: là 1 sự vật( hoặc 1 tính chất sự vật, 1 hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người làm người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới 1 cái j đó nằm ngoài sự vật ấy.+Có 2 loại tín hiệu là: *tín hiệu tự nhiên và *tín hiệu nhân tạo gồm -tín hiệu thông thường và tín hiệu ngôn ngữ - So sánh tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu khác:1.Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại với số lượng không xác định. Thường được con người phát triển và bổ sung them. Ví dụ: tôi là sinh viên. K đồng loại vì từ “sinh” là hình vị của từ “sinh viên”. Yếu tố đòng loại là 3 từ tôi, là, siinh viên.2.Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. ví dụ: hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép.3.Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị.4.so sánh về tính đa trị: *tín hiệu ngôn ngữ: 1 cái được biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện hay nhiều cái được biểu hiện chỉ tương ứng với 1 cái được biểu hiện .Ví dụ: Cùng là hành động “ đưa thức ăn vào miệng” thì chúng ta có những từ sau để biểu đạt : ăn, hốc, xơi, chén, dùng bữa,…với mỗi từ tuy cùng biểu đạt một nghĩa nhưng sắc thái biểu đạt là khác nhau.*Tín hiệu thông thường thì không có tính đa trị: tương ứng 1-1 với cái biểu hiện và cái được biểu hiện. ví dụ là tín hiệu đèn giao thông với 3 màu xanh, vàng, đỏ tương ứng với các phương tiện được đi, đi chậm và dừng lại.5. so sánh về tính độc lập tương đối: ngôn ngữ: có tính chất xã hội, có quy luật để phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý kiến của cá nhân. Tuy nhiên, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định. Ví dụ: để gọi tên một sự vật như “ quyển vở” chẳng hạn, thì nó tồn tại như vậy không phụ thuộc vào cá nhân nào, không ai có thể giải thích vì sao lại gọi như vậy và cũng không 1 cá nhân nào có thể thay đổi được nó.6.Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ: được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. ví dụ: ngày nay vợ còn được gọi là bà xã, ngày xưa gọi là “ nương tử”.5. Trình bày các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa.Từ đa nghĩa hay còn gọi là từ nhiều nghĩa là những từ mà có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Các ý nghĩa này không tồn tại rời rạc lẻ tẻ mà có mối liên hệ, quy định lẫn nhau làm thành một kết cấu.- Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật, có thể chia ra nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp. Nghĩa trực tiếp là nghĩa phản ánh sự vật một cách trực tiếp, không thong qua ý nghĩa nào khác của từ này. Nghĩa chuyển tiếp là ý nghĩa phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua ý nghĩa khác.VD: Từ “chân” trong Tiếng Việt là để chỉ bộ phận cuối cùng của cơ thể người hoặc động vật, có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể và di chuyển. Khi đó từ “ chân “ đang mang nghĩa gốc. Còn khi từ “chân “ được đặt trong câu” anh ta là một chân bóng đá cừ khôi” thì từ “chân” đó lại mang nghĩa chuyển tiếp thông qua phương pháp hoán dụ, để chỉ một người đá bóng giỏi.- Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với nhận thức, có thể chia thành nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ; nghĩa đen và nghĩa bóng.Nghĩa thông thường phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật, đủ để phân biệt những đối tượng cùng loại được khái quát trong ý nghĩa đó với những đối tượng khác. Nghĩa thuật ngữ phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng .VD: Nghĩa thông thường của từ nước là “ chất lỏng nói chung” và nghĩa thuật ngữ là “ hợp chất của hidro và oxy”.Nghĩa đen là nghĩa vốn có của từ, không hình tượng còn nghĩa bóng có hình tượng. VD: từ “ ánh sáng” có nghĩa là “ nguồn sáng phát ra từ một số vật thể làm cho ta thấy được các vật thể xung quanh” thì nó sẽ mang nghĩa đen trong câu” ánh sáng mặt trời chói chang” còn trong câu” anh là ánh sáng của đời em” thì từ “ ánh sáng” đó đã mang nghĩa bóng. Không phải là anh có thể soi sáng cuộc đời em mà là anh làm cho cuộc sống của em trở nên tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.Thực chất, nghĩa bóng cũng là một loại nghĩa chuyển tiếp . Nghĩa bóng biểu thị sự vậ gián tiếp thông qua nghĩa đen. Tuy nhiên không phải tất cả các nghĩa chuyển tiếp đều là nghĩa bóng.- Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với các từ khác trong ngôn ngữ, có thể chia thành nghĩa chính và nghĩa phụ, nghĩa tự do và nghĩa hạn chế.Nghĩa chính là nghĩa thường dùng, nghĩa phổ biến nhất còn nghĩa phụ là nghĩa chỉ được hiểu trong một số ngữ cảnh nào đó.VD: từ “đầu” trong câu “ đầu anh ta rất to” thì nó mang nghĩa chính. Ai cũng hiểu là đó là bộ phận cao nhất trên cơ thể con người. nhưng trong câu” cậu ta có đầu kinh doanh” thì từ “ đầu đó lại mang nghĩa là “ khả năng kinh doanh giỏi”Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản asnhcasc hiện tượng của thực tế khách quan. VD : cổ là bộ phận nối giữa đầu và mình , nó có thể ngắn, dài, sạch , bẩn, … như vậy từ cổ có thể kết hợp được với những từ đó . Nhưng cổ không thể suy nghĩ, cười , khóc , vui , buồn,… nên không thể kêt hợp được với những từ như suy nghĩ, cười, khóc,…Nghĩa hạn chế là nghĩa được thực hiện trong những cụm từ cố định.VD: Người Việt Nam vẫn hay nói anh trai, chị gái . Lô-gic mà nói, chúng ta đều biết anh thì nhất định phải là con trai tương tự thì chị ắt hẳn phải là con gái. Nhưng ở đây, những từ “ trai và “gái” đều có nghĩa hạn chế là “ ruột thịt”.- Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của từ có thể chia thành nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ, nghĩa phái sinh là nghĩa phát triển của nghĩa gốc thông qua thời gian.VD: Từ “ cái” có nghĩa gốc là sông , rạch, kênh ngòi. Theo thời gian thì từ “ cái” xuất hiện nghĩa phái sinh là chỉ địa danh như “ Cái Răng”, “Cái Bè”, “ Cái Vọ”, “Cái Chiên”,…Câu 6: từ đồng âm-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Có 2 loại là từ đồng âm hoàn toàn và không hoàn toàn.ví dụ: “tôi bị đau chân” và “ tôi có 1 chân trong ban quản lí”.Từ chân câu 1 chỉ 1 bộ phận trên cơ thể của con người.Từ chân trong câu 2 thể hiện chức vụ, 1 vị trí trong 1 công ty nào đó.-cần phân biệt từ đồng âm với từ đồng hình: là những từ chỉ trùng nhau ở 1 trong những dạng thức riêng biệt. ví dụ: “miss” danh từ là cô gái trẻ, nhưng động từ có nghĩa là “ nhỡ” - phân biệt với từ trùng âm: là những từ viết khác nhau, được phát am như nhau và mang nghĩa khac nhau. Ví du: “meat” nghĩa là thịt. hay từ meet” nghĩa là gặp.-phân biệt với từ đồng tự: là những từ khác nhau về nghĩa, phát âm khác nhau, nhưng chữ viêt giống nhau. Ví dụ: live có nghĩa là sống, hay live có nghĩa là trực tiếp.- phân biệt từ tương tự: là những từ khác nhau về nghĩa, có chữ viết gần nhau nhung phát âm không giống nhau. Ví dụ: developer: chuyên viên thiết kế, develop: phát triển.Câu 7. Từ đồng nghĩaTrong lịch sử ngôn ngữ học, khái niệm từ đồng nghĩa được xác định một cách khác nhau. Do kết cấu ngữ nghĩa đa dạng, phức tạp mà mỗi ngôn từ không phải bao giờ cũng chỉ có một nghĩa, trong vài trường hợp nó còn có nhiều nghĩa khác nhau. Hiện tượng đa nghĩa này dẫn đến hai quan niệm khác nhau về từ động nghĩa :* Quan niệm 1 cho loạt đồng nghãi bao gồm các từ . (căn cứ vào nghĩa sở thị của từ, tức nội dung mà từ biểu thị)- Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chũng nhất định có những di biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng. chính những di biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa.- Căn cứ vào nghĩa sở thị của từ tức là nội dung mà từ biểu thi, ta có các từ đồng nghĩa bộ phận :+ Một từ đơn nghĩa trùng với một từ của từ do nghĩa:VD: cặp từ “ cư xử ” và “ ăn ở ” thì từ “ ăn ở ” có 2 nghĩa:• 1 nghĩa có nghĩa trùng với từ “ cư xử ” • 1 nghĩa là “ăn ở nói chung”+ Một nghĩa của từ đa nghĩa trừng với một nghĩa của từ đa nghĩa khác:VD: “trông” và “dựa” cũng đều biểu thị nghĩa là “nương vào” trong câu. Trăm điều hãy cứ trông (dựa) vào• Trông : - trông, nhìn, nhòm, ngơ, liếc- trông coi, chăm sóc- trông cậy, nương tựa• Dựa : - nương vào, dựa theo- dựa theo, căn cứ vào* Quan điểm 2 cho rằng loạt đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vi đồng vị chứ không phải các từu vi đồng nghĩa.- Do dung lượng ý nghĩa của các từ không giống nhau, có từ có một nghĩa, cũng có từ có nhiều nghĩa và không đồng nghĩa cới ý nghĩa của từ kia, cho nên khó có thể nói từu này đồng nghĩa với từ kia mà phải nói vị nào của chúng đồng nghĩa với nahuVD: từ “đi” có nghĩa : - bước đi- ra đi (chết)Nhưng “đi” với chết, mất, hi sinh trong trường hợp thứ 2.- Các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau được tập hợp thành nhóm các từ đồng nghĩa. Trong mỗi nhóm từ thường có một từ mang nghĩa chung, được dung phổ biến và trung hòa về mặt phong cách được lấy làm cơ sở để tập hợp so sánh, phân tích các từ khác.VD: trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” thì từ “yếu” đươc gọi là từ trung tâm.- Một số nguồn căn cứ vào nghĩa sở chỉ coi từ đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật hiện tượng của thực tế khách quan.VD: để chỉ người phụ nữ đã sinh ra mình, ta có các từ : mẹ, u, má, bầm ,…- Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, từ đồng nghĩa còn là những từ gần giống về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh biểu thị, những sắc thái khác nhau của 1 khái niệm.VD: Để chỉ “phương tiện giao thông” ta có tàu hỏa, máy bay, ô tô, xe đạp,…- Nhận biết để tập hợp phân tích thấu đáo các từ đồng nghĩa sẽ giúp sử dụng các từ chuẩn xác, tinh tế hơn, phù hợp với tâm lú và thói quen của người bản ngữ hơn.Câu 8: Từ trái nghĩa.- Từ tái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ kahcs nhau về ngữ âm, đói lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic nhưng lại liên quan lẫn nhauVD: cao-thấp trong câu:“Bây giờ chồng thấp vợ caoNhư đôi đũa lệch so sao cho bằng”- Từ quan niệm trên suy ra rằng: những từ có vẻ đối lặp nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thể quan niệm tương liên thì không phải hiện tượng trái nghĩa. VD: “nhà này tuy bé mà xinh” hay “cô ấy đẹp nhưng lười” thì từ “bé-xinh” và “đẹp-lười” có vẻ đói nghịch nhau nhưng không liên quan với nhau nên không phải hiện tương trái nghĩa.- Trong các nhóm từ trái nghĩa không có từ trung tâm như nhóm từ đồng nghĩa mà mỗi từu được hình dung như tấm gương phản chiếu từ còn lại.VD: buồn – tâm trạng tiêu cực, không thích thú.Vui –tâm trạng tích cực, thích thú.- Vì thế trong mỗi nhóm từ trái nghĩa chỉ gồm 2 từ tạo thành cặp trái nghĩa có quan hệ với nhau. Đặc điểm này khiến dung lượng nghĩa của chúng tương đương nhau đồng thơi fkeso theo cấu trúc hình thành cũng như tương đương.VD: nặng-nhẹ ; nặng nề - nhẹ nhàng ; buồn bã – vui vẻ- Một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau.VD: mềm – cứng ; rắn – mềm (mềm nắn rắn buông)- Đối với các từ trái nghĩa tiếng việt, hiện tượng trái nghĩa chử yếu là đối lập của các từ gốc khác nhau. Nếu 2 từ là trái nghĩa thì chúng có khả năng kết hợp với 1 từ bất kỳ mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, đồng thời đảm bảo mới quan hệ liên tưởng đối lập.VD: người khôn – người dạiBóng méo – bóng tròn- Tiêu chí ngôn ngữ học của từ trái nghĩa là tính quy luật của những liên tưởng đối lập, tức là nhắc đến về thứ nhất người ta nghĩ ngay đến thứ hai. Trong trường hợp từ có nhiều liên tưởng thì ta xem xét đối lập nào có tần số xuất hiện cao nhất, nhanh nhất thì là cặp trái nghĩa trung tâm, cơ bản.VD: cứng – mềm : chân cứng đá mềmCứng – dẻo : thép cứng thay cho thép dẻoCứng – nhũn : khi quả xanh thì cứng, quả chin thì nhũn Cứng - mềm là cặp liên tưởng ở vị trí trung tâm- Các từ trong một vài ngữ cảnh được dùng với tư cách là những cặp trái nghĩa nhưng thực tế chúng vốn không trái nghĩa với nhau, như vậy gọi là trái nghĩa ngữ cảnhVD: Đầu voi đuôi chuộtMiệng hùm gan sứa9: Các loại ý nghĩa ngữ pháp:Có ba loại ý nghĩa đó là ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tự thân thường trực và ý nghĩa tự thân không thường trực.- Ý nghĩa quan hệ là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vị khác trong lời nói đem lại.Ví dụ: “Loan đánh Lý”, từ Loan biểu thị chủ thể của hành động đánh, còn Lý là đối tượng. Nếu câu “Lý đánh Loan” thì ý nghĩa lại ngược lại…- Ý nghĩa tự thân thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi kèm ỳ nghĩa từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị,Ví dụ: Ý nghĩa chỉ “sự vật” trong các danh từ của các ngôn ngữ khác nhau, như ý nghĩa giống đực giống cái của tiếng Việt với tiếng Anh…- Ý nghĩa tự thân không thường trực là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của đơn vị,Ví dụ: Giống đực, giống cái; số ít, số nhiều trong danh từ; thì hiện tại, thì quá khứ, thì tương lai của động từ…10. Phương thức phụ tốPhụ tố có thể sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố, nhằm tạo nên một từ mới. Nó cũng có thể sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ.Ví dụ: trong từ unchangeable kèm theo chính tố change (thay đổi), tiền tố là un (thường mang nghĩa ngược lại) và hậu tố là able (biểu thị tính chất có thể thay đổi được)Ý nghĩa ngữ pháp của từ còn được biểu thị bằng hậu tố như ví dụ trên. Ngoai ra còn được biểu hiện bằng các loại phụ tố khác- biểu thị bằng tiền tố. thêm vào chính tố để tạo từ mới. ví dụ: work – worker- biểu thị bằng trung tố: thêm vào chính tố để biểu hiện giống thời, thể. Ví dụ: run-running.Ver 2:ĐỀ CƯƠNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮCÂU 2: Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người1. Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm nhận biết xác lập và tác động lẫn nhau trong mối quan hệ giữa người với người để đạt được mục đích nhất định2. Các phương tiện con người dùng để giao tiếp· Cử chỉ: lắc đầu, gật đầu, nhún vai, nheo mắt, vẫy tay, chỉ tay,.. ngôn ngữ cử chỉ thật nghèo nàn và hạn chế. Có những cử chỉ chỉ 1 số ng hiểu với nhau, nhiều khi “ý nghĩa” cử chỉ không rõ ràng dẫn đến bị hiểu nhầm· Những ký hiệu và dấu hiệu khác nhau như: đèn tín hiệu giao thông, ký hiệu toán học,..thì chỉ được áp dụng trong những phạm vi hạn chế, chứ không phải là phương tiện giao tiếp toàn xh. Bản thân những dấu hiệu ký hiệu như thế muốn hiểu được vẫn phải dùng ngôn ngữ thành tiếng để giải thích· Âm nhạc, hội họa điêu khắc có khả năng rất vĩ đại nhưng vẫn bị hạn chế. Chúng không thể truyền đạt khái niệm, tư tưởng tình cảm chính xác và rõ ràng. Mỗi người sẽ cảm nhận 1 cách khác nhau. Vì vậy không thể dùng chúng làm phương tiện giao tiếp thay cho ngôn ngữ.3. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người vì:· Khái quát: chính nhờ ngôn ngữ mà con ng có thể hiểu nhau trong quá trình sh và lđ, người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác có thể hiểu được nguyện vọng, tư tưởng tc của mk. Có thể hiểu lẫn nhau, con ng có thể cùng hợp tác sx, chinh phục thiên nhiên, xh, làm cho xh ngày càng tiến lên. · Ngôn ngữ là 1 công cụ đấu tranh, sản xuất. nó có thể thể hiện hoạt động sx, có thể giúp người ta giành lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, có thể giúp người ta cùng hợp tác sản xuất. do đó thúc đẩy sx ngày càng phát triển.· Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp. các giai cấp khác nhau sd ngôn ngữ để đấu tranh vs nhau. Đảng và nhà nước ta luôn chủ trương dùng ngôn ngữ dân tộc để tuyên truyền, gd tư tưởng CM, tập hơp quần chúng để đấu tranh với kẻ thù. Trên mặt trận chính trị và ngoại giao thì vũ khí đấu tranh không fai là súng đạn mà là ngôn ngữ.CÂU 1: CM ngôn ngữ là một hiện tượng xh đặc biệt ( t13)……………….Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt vì:1. Ngôn ngữ k thuộc CSHT, KTTT· Csht là toàn bộ qhsx của xh ở 1 gđ phát triển nào đó· KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật,… của xh và các cơ quan tương ứng với chúng.Ngôn ngữ không thuộc cshh, kttt vì· Mỗi KTTT đều là sp của 1 CSHT, trong khi đó ngôn ngữ k fai do csht nào đẻ ra mà là phương tiện gt của cả xh. Khi CSHT cũ bị thủ tiêu thì KTTT của nó cũng sụp đổ theo và thay vào đó là KTTT mới tương ứng với CSHT mới. ngôn ngữ thì biến đổi liên tục, n k tạo ra 1 ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi.· KTTT luôn phục vụ cho 1 giai cấp nào đó, còn ngôn ngữ k có tính giai cấp. · Kttt k trực tiếp liên hệ tới sx, nó chỉ liên hệ vs sx 1 cách gián tiếp qua CSHT. Trong khi ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với hđ sx của con ng và cả những hđ khak của con ng trên tất cả các lĩnh vực khác của con ng.2. Ngôn ngữ không phải là công cụ sản xuất : nếu như công cụ sx tạo ra của cải vật chất thì ngôn ngữ không tạo ra cái gì cả, hay chỉ tạo ra lời nói mà thôi.3. Đặc thù riêng biệt của ngôn ngữ là ngôn ngữ phục vụ cho xh, làm phương tiện gt giữa mọi ng, trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện jup ng ta hiểu lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực. Những đặc thù ấy chỉ ngôn ngữ mới có.CÂU 3: các kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ ( t54)Có hai loại quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ:· Quan hệ tuyến tính ( quan hệ ngang): là các mối quan hệ kết nối các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên kết các âm vị lại để tạo thành hình vị, liên kết các hình vị để tạo thành từ, liên kết các từ để tạo thành câu, liên kết các câu để thành văn bản. trục tuyến tính chỉ có những đơn vị đồng loại: quan hệ giữa âm vị với âm vị, hình vị với hình vị, từ với từ,…Ví dụ: ” Nam là người tốt bụng” Nam xét ví dụ trên thì thấy , nếu xét về trật tự hình vị , âm vị thì sẽ phải theo 1 trình tự nhất định là N A M , chứ ko dc phép là NMA , hình vị người là N G Ư Ơ I , chứ ko thể là I O U N G, xét quan hệ câu là Nam là người tốt bụng, chứ ko dc đảo trật tự là bụng tốt người là Nam. Câu không có nghĩa· Quan hệ liên tưởng ( quan hệ dọc): là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng, ngữ nghĩa, có thể thay thế được cho nhau trong chuỗi lời nói bằng 1 loạt các yếu tố đồng loại. mỗi vị trí được quy định bởi chức năng và quan hệ của yếu tố ấy với yếu tố khác. Cho nên vị trí nào càng có nhiều hạn chế bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó ngày càng ít bấy nhiêu.Ví dụ: “cô ấy học giỏi môn Toán “. Ở vị trí của từ” cô ấy” có thể thay bằng” anh ấy, chị ấy, hắn ta, hay các tên Người: Nam, Mai,..” Ở vị trí “ giỏi” có thể thay bằng “ siêu, tốt..” ở vị trí “ Toán” có thể thay bằng :” tin, văn, tiếng anh,..”CÂU 5: Các kiểu ý nghĩa của từ đã nghĩa (t88)Phân loại ý nghĩa của từ đã nghĩa:1. Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển.· Nghĩa trực tiếp là nghĩa phản ánh sv 1 cách trực tiếp không thông qua ý nghĩa nào khác của từ này. Nghĩa trực tiếp của từ không thể giải thích được vì ngôn ngữ mang tính võ đoán.· Nghĩa chuyển là ý nghĩa phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua ý nghĩa khác. Nghĩa chuyển giải thích được thông qua nghĩa trực tiếp.· Ví dụ: tôi bị đau chân. “chân” ở đây chỉ 1 bộ phận dưới cùng cơ thể ng hoặc đv, nâng đỡ cho người.Tôi có 1 chân trong ban quản lý. “ chân” chỉ 1 vị trí ( nghĩa chuyển)2. Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ· Nghĩa thông thường phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sv. · Nghĩa thuật ngữ phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng· Ví dụ: từ “ nước” có nghĩa thông thường là:” chất lỏng nói chung” , và nghĩa thuật ngữ là:” hợp chất của hdro và oxi”3. Nghĩa đen và nghĩa bóng· Nghĩa đen là nghĩa vốn có của từ, k có hình tượng.· Nghĩa bóng có tính hình tượng. nghĩa bóng phải dựa nào ngữ cảnh và do người sd suy ra từ nghĩa đen. · Ví dụ: Nam học rất giỏi môn Toán. “ giỏi” nghĩa đen ở trường hợp này có nghĩa là bạn Nam học tốt, có tư duy tốt về môn toán, mang nghĩa tích cực1 bạn hs nữ trong giờ hk nc, cô giáo ns: “ em giỏi thật ý”. Từ” giỏi” mang nghĩa bóng, phải suy ra từ hoàn cảnh xảy ra. “ giỏi” có nghĩa là: ý thức kém, dám nc trong giờ hk.4. Nghĩa chính và nghĩa phụ· Nghĩa chính: được thể hiện qua nhiều ngữ cảnh, và không phụ thuộc vào ngữ cảnh nào đó· Nghĩa phụ: phụ thuộc vào ngữ cảnh, k có ngữ cảnh thì k có nghĩa· Ví dụ: tôi ăn cơm. Từ “ ăn” mang nghĩa chính, có nghĩa là hđ nhai nuốt thức ăn, tự cho vào cơ thể nuôi sống.Hắn ăn tiền của công ty nhiều lắm. từ” ăn” mang nghĩa phụ: làm tiêu hao hủy hoại dần dần tiền của công ty5. Nghĩa tự do và nghĩa hạn chế · Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng của thực tế khách quan. VD : cổ là bộ phận nối giữa đầu và mình , nó có thể ngắn, dài, sạch , bẩn, … như vậy từ cổ có thể kết hợp được với những từ đó . Nhưng cổ không thể suy nghĩ, cười , khóc , vui , buồn,… nên không thể kêt hợp được với những từ như suy nghĩ, cười, khóc,…· Nghĩa hạn chế là nghĩa được thực hiện trong những cụm từ cố định.· VD: Người Việt Nam vẫn hay nói anh trai, chị gái . Lô-gic mà nói, chúng ta đều biết anh thì nhất định phải là con trai tương tự thì chị ắt hẳn phải là con gái. Nhưng ở đây, những từ “ trai và “gái” đều có nghĩa hạn chế là “ ruột thịt”.6. Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh· Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ.· Nghĩa phái sinh là nghĩa phát triển của nghĩa gốc thông qua thời gian.· Ví dụ: VD: Từ “ cái” có nghĩa gốc là sông , rạch, kênh ngòi. Theo thời gian thì từ “ cái” xuất hiện nghĩa phái sinh là chỉ địa danh như “ Cái Răng”, “Cái Bè”, “ Cái Vọ”, “Cái Chiên”,… để chỉ địa danh.CÂU 4: Hãy so sánh tín hiệu thông thường và tín hiệu ngôn ngữ để thấy ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu đặc biệt. 1. Khái niệm hệ thống: là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.2. Khái niệm tín hiệu: · Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.· Có 2 loại tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo ( gồm tín hiệu thông thường và tín hiệu ngôn ngữ)3. So sánh tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thông thường3.1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại với số lượng không xác định. Số lượng từ, câu trong ngôn ngữ là vô số, lại thường xuyên được phát triển và bổ sung thêm. Vd: “ tôi là giáo viên” từ “ tôi, là, giáo viên” đồng loại với nhau, nhưng từ “giáo” lại k đồng loại với từ “giáo viên” vì”giáo” là hình vị nhỏ hơn” giáo viên” .Nhưng mà những hệ thống tín hiệu nhân tạo như đèn giao thông, biển chỉ đường,… rất hạn chế các yếu tố đông loại. ví dụ: hệ thống đèn giao thông chỉ gồm 3 yếu tố là đèn đỏ, xanh và vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau.3.2. Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. ví dụ: hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép.3.3. Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị.3.4. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Tín hiệu thông thường có tính đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với 1 cái được biểu hiện. vd trong hệ thống đèn giao thông có 3 tín hiệu: màu đỏ biểu hiện sự cấm đi, màu vàng biểu hiện chuẩn bị đi, màu xanh biểu hiện có thể đi.Tín hiệu ngôn ngữ: 1 cái được biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau hay nhiều cái được biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với 1 cái được biểu hiện. VD: từ” ăn” khi mang nghĩa là: hđ cho thức ăn vào mồm thì còn có nhiều từ khác để biểu hiện ý nghĩa này: xơi, chén, hốc,..3.5. Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ:Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo theo sự thỏa thuận của 1 số ng, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con ng.Ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật để phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định.Ví dụ: từ “chai nước, chén..” tất cả mọi ng ở mọi thế hệ, tầng lớp đều gọi như vậy, chứ k fai mỗi ng lại gọi theo 1 cách khác nhau.3.6. Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữCác hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo để phục vụ 1 nhu cầu nào đó của con người trong 1 giai đoạn nhất định. Vd: hệ thống đèn giao thông chỉ đúng khi chúng ta tham gia giao thông.Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. ví dụ: ngày nay vợ còn được gọi là bà xã, ngày sưa gọi là “ nương tử”.CÂU 6: TỪ ĐỒNG ÂM1. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh và chữ viết nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. ví dụ: “tôi bị đau chân” và “ tôi có 1 chân trong ban quản lí”.Từ chân câu 1 chỉ 1 bộ phận dùng để nâng đỡ cơ thể ng và đvTừ chân trong câu 2 thể hiện chức vụ, 1 vị trí trong 1 công ty nào đó.2. Có 2 loại là từ đồng âm hoàn toàn và không hoàn toàn. Từ đồng âm hoàn toàn trùng nhau trong tất cả các dạng thức ngữ pháp. Từ đồng âm không hoàn toàn trùng nhau trong 1 loạt hình thái.3. Phân biệt · từ đồng âm với từ đồng hình: từ đồng hình là những từ chỉ trùng nhau ở 1 trong những dạng thức riêng biệt.· Phân biệt với từ trùng âm: là những từ viết khác nhau, được phát âm như nhau và mang nghĩa khác nhau. Ví du: “meat” nghĩa là thịt. hay từ meet” nghĩa là gặp.· Phân biệt với từ đồng tự: là những từ khác nhau về nghĩa, phát âm khác nhau, nhưng chữ viêt giống nhau. Ví dụ: trong tiếng anh “live “có nghĩa là sống, hay “live” có nghĩa là trực tiếp.· Phân biệt với từ tương tự: là những từ khác nhau về nghĩa, chữ viết gần giống nhau nh phát âm khác nhau.CÂU 7: TỪ ĐỒNG NGHĨATrong lịch sử ngôn ngữ học, khái niệm từ đồng nghĩa được xác định một cách khác nhau. Do kết cấu ngữ nghĩa đa dạng, phức tạp mà mỗi ngôn từ không phải bao giờ cũng chỉ có một nghĩa, trong vài trường hợp nó còn có nhiều nghĩa khác nhau. Hiện tượng đa nghĩa này dẫn đến hai quan niệm khác nhau về từ đồng nghĩa:1. Quan niệm 1 cho loạt đồng nghĩa bao gồm các từ (căn cứ vào nghĩa sở thị của từ, tức nội dung mà từ biểu thị)· Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những di biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng. Chính những di biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa.· Căn cứ vào nghĩa sở thị của từ tức là nội dung mà từ biểu thi, ta có các từ đồng nghĩa bộ phận :- Một từ đơn nghĩa trùng với một ý nghĩa của từ đa nghĩa.Vd: cặp từ “ cư xử ” và “ ăn ở ” thì từ “ ăn ở ” có 2 nghĩa: 1 nghĩa có nghĩa trùng với từ “ cư xử ”, 1 nghĩa là “ăn ở nói chung”.- Một nghĩa của từ đa nghĩa trùng với một nghĩa của từ đa nghĩa khác:Vd: : “trông” và “dựa” cũng đều biểu thị nghĩa là “nương vào” trong câu:” Trăm điều hãy cứ trông (dựa) vào”. Ngoài ra từ” trông” có nghĩa là: “ nhìn, chăm sóc”. Từ “dựa” có nghĩa” theo, căn cứ vào”.2. Quan điểm 2 cho rằng loạt đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị đồng vị chứ không phải các từ vị đồng nghĩa.· Do dung lượng ý nghĩa của các từ không giống nhau, có từ có một nghĩa, cũng có từ có nhiều nghĩa và không đồng nghĩa cới ý nghĩa của từ kia, cho nên khó có thể nói từu này đồng nghĩa với từ kia mà phải nói vị nào của chúng đồng nghĩa với nhau. VD: từ” ăn” có nghĩa: 1. Tự cho và cơ thể ăn nuôi sống, 2. Ăn uống nhân dịp gì. 3. Gắn, khớp với nhau, hợp với nhau,…nhưng” ăn” chỉ đồng nghĩa với:” xơi, mời, chén,hốc,..”· Một số nguồn căn cứ vào nghĩa sở chỉ coi từ đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật hiện tượng của thực tế khách quan.VD: để chỉ người phụ nữ đã sinh ra mình, ta có các từ : mẹ, u, má, bầm ,…· Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, từ đồng nghĩa còn là những từ gần giống về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh biểu thị, những sắc thái khác nhau của 1 khái niệm. VD:Để chỉ “phương tiện giao thông” ta có tàu hỏa, máy bay, ô tô, xe đạp,…CÂU 8: TỪ TRÁI NGHĨA· Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đói lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic nhưng lại liên quan lẫn nhau.VD:”cao-thấp” trong câu:“Bây giờ chồng thấp vợ caoNhư đôi đũa lệch so sao cho bằng”· Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tương liên, gắn liền với 1 phạm vi sự vật, vd: bề sâu ( sâu-nông), bề rộng ( rộng-hẹp), sức mạnh ( mạnh-yếu),..· Các từ đối lập, nhưng biểu thị các khái niệm không tương liên thì không phải là từ trái nghĩa. Vd: Mỹ giàu nhưng không mạnh· Có 2 kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:Sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sv, hiện tượng. vd: già-trẻ, thấp-cao, lớn-bé,…Sự đối lập loại trừ nhau:vd: giàu-nghèo, mua-bán, vào-ra,…· Trong các nhóm từ trái nghĩa không có từ trung tâm như nhóm từ đồng nghĩa mà mỗi từu được hình dung như tấm gương phản chiếu từ còn lại.Vd:buồn – tâm trạng tiêu cực, không thích thú.Vui –tâm trạng tích cực, thích thú.· Vì thế trong mỗi nhóm từ trái nghĩa chỉ gồm 2 từ tạo thành cặp trái nghĩa có quan hệ với nhau. Đặc điểm này khiến dung lượng nghĩa của chúng tương đương nhau đồng thời kéo theo cấu trúc hình thành cũng như tương đương.VD: nặng-nhẹ ; nặng nề - nhẹ nhàng ; buồn bã – vui vẻ· Một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau.VD: mềm – cứng ; rắn – mềm (mềm nắn rắn buông)· Thực chất của hiện tượng trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải các từ nói chung. Các từ có thể trái nghĩa với nhau ở 1 hoặc 1 vài ý nghĩa nào đó chứ không nhất thiết tất cả. VD: từ “đầu” có nhiều nghĩa, nhưng chỉ trái nghĩa với từ” đuôi” ở nghĩa” bộ phận trước hết của cơ thể đv” và “ phần trước hết của cái gì đó”.

Tải sao nói ngôn ngữ là hiện tượng tự nhiên?

Trả lời: Con người khác với các động vật khác ở chỗ con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một loại phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Nó không phải một hiện tượng của tự nhiên, cũng không phải sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật.

Tải sao ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội?

Ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội đặc biệt vì: nó không thuộc cơ sở hạ tầng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào cũng không phải công cụ sản xuất. Ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra, mà phương tiện giao tiếp của xã hội, được hình thành và bảo vệ qua từng thời đại.

Tải sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt lấy ví dụ minh họa?

* Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, vì: + Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong XH loài người và phụ thuộc vào XH. + Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể XH với tư cách phương tiện giao tiếp.

Ngôn ngữ có nguồn gốc từ đầu?

Nguồn gốc của ngôn ngữ gắn liền với nguồn gốc hình thành và phát triển của con người. Theo các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh học, khảo cổ học, sinh lí học thần kinh và ngôn ngữ học.. ết luận rằng lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và làm nảy sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.