Ngôn ngữ nào phổ biến nhất thế giới

Theo Lingua Language Center, ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới như tiếng mẹ đẻ tính đến năm 2022 là tiếng Trung Quốc, với khoảng 918 triệu người sử dụng. Tiếp sau là tiếng Tây Ban Nha với gần nửa tỷ người. Tiếng Anh xếp thứ 3 với khoảng 379 triệu người nói như ngôn ngữ mẹ đẻ, song đây lại là ngôn ngữ được sử dụng bởi 1,5 tỷ người như ngoại ngữ hai và cũng chính là thứ tiếng có số người sử dụng đông nhất thế giới.

Câu hỏi được đặt ra là ngôn ngữ nào có mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai? Số lượng người nói ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ có phải là tiêu chí quyết định? Rõ ràng câu trả lời không phải là vậy!

Để phản ánh rõ mức độ quyền lực của ngôn ngữ, Tiến sĩ Kai L. Chan - thành viên xuất sắc tại INSEAD, đồng thời cũng là giảng viên tại Đại học Toronto và Concordia, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu mang tên The Power Language Index [Chỉ số ngôn ngữ quyền lực, viết tắt PLI].

Trải qua một quá trình dài, ông kết luận rằng tiếng Anh vẫn sẽ được xem là ngôn ngữ quyền lực nhất. Các vị trí tiếp theo thuộc về tiếng Trung - Mandarin [theo từ điển Cambridge, Mandarin là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc] và tiếng Pháp. Dưới đây là bảng số liệu chi tiết:

10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới hiện nay

Bảng trên là danh sách 10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới cùng với thứ hạng tương ứng của chúng liên quan đến địa lý [geography], kinh tế [economy], giao tiếp [communitication], kiến thức - phương tiện truyền thông [knowledge and media] và ngoại giao [diplpmacy]. Điểm số [score] nằm trong khoảng từ 0 - 1. Do đó, những ngôn ngữ nào có điểm càng gần với 1 lại càng phản ánh mức độ quyền lực của ngôn ngữ đó dựa trên việc đo lường mọi khía cạnh.

Cụ thể, một yếu tố cực quan trọng để đánh giá xem ngôn ngữ đó quyền lực hay không là dựa vào sức mạnh kinh tế. Điều đó đúng với trường hợp của Trung Quốc. Đất nước tỷ dân này hiện nay ngày càng chứng minh được vị thế của mình khi trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới [xét theo tiêu chí PPP - chỉ số cân bằng sức mua]. Tương tự, tiếng Nhật và tiếng Đức cũng có kết quả cao ở tiêu chí kinh tế.

Địa lý cũng vô cùng liên quan trong việc đánh giá một ngôn ngữ. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở hầu hết các nước Mỹ Latinh; tiếng Pháp được nói ở 3 châu lục và diện tích đất đai của Nga là vô cùng khổng lồ.

Và thực chất ngôn ngữ là phương tiện truyền thông và cách tiêu thụ các phương tiện truyền thông. Điều đó lý giải tại sao tiếng Hindi - ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ lại nằm ở vị trí thứ 10 khi quốc gia này dẫn đầu thế giới về số lượng phim truyện được sản xuất ra.

Ảnh minh họa: The New York Times

Ngôn ngữ cũng là trung tâm của ngoại giao. Có thể thấy, cả 6 ngôn ngữ có xếp hạng cao nhất theo kết quả PLI 2016 cũng chính là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc. Lý giải cặn kẽ hơn, tiếng Anh là ngôn ngữ giúp chúng ta làm việc với hầu hết các tổ chức quốc tế, là ngôn ngữ chính thức của 3 quốc gia thuộc nhóm G7 [Mỹ, Anh và Canada].

Tương tự, tiếng Pháp xếp hạng 3 trong top những ngôn ngữ quyền lực. Theo Berlitz, hiện trên thế giới có 321 triệu người nói tiếng Pháp vào năm 2022, và đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức quốc tế [Liên minh châu Âu, Tòa án Quốc tế, Liên Hợp Quốc, UNESCO…] - lí giải cho vị thế số 1 của ngôn ngữ này ở hạng mục ngoại giao.

Mặc dù tiếng Anh hiện là ngôn ngữ "thống trị" về mức độ quyền lực, nhưng một ngày nào đó liệu rằng nó có bị thay thế bởi một thứ ngôn ngữ nào khác không? Trước thắc mắc này, PLI cũng đưa ra dự báo về top những ngôn ngữ phổ biến và quyền lực nhất vào năm 2050.

Top 10 ngôn ngữ phổ biến nhất vào năm 2050 theo dự báo của The Power Language Index

Vị trí top 10 ngôn ngữ quyền lực nhất trong năm 2050 so với hiện nay theo dự báo của PLI cũng không khác biệt là bao. Tiếng Anh vẫn giữ thế "thượng phong" của mình với 0,877 điểm và tiếng Trung [Mandarin] ở nằm ở vị trí thứ 2 với 0,515 điểm.

Đến năm 2050, tiếng Tây Ban Nha tráo đổi vị trị với tiếng Pháp khi trở thành ngôn ngữ quyền lực thứ 3 thế giới. Tiếng Pháp xếp ở vị trí thứ 4. Những thứ hạng còn lại thuộc về tiếng Ả Rập - vị trí thứ 5, tiếng Nga - vị trí thứ 6, tiếng Đức - vị trí thứ 7, tiếng Bồ Đào Nha - vị trí thứ 8, tiếng Hindi - vị trí thứ 9 và tiếng Nhật là ngôn ngữ đứng cuối trong top 10 ngôn ngữ quyền lực nhất tính đến năm 2050.

Theo Ethnologue - một xuất bản phẩm điện tử với nội dung là các số liệu thống kê về ngôn ngữ và phương ngữ trên thế giới, có khoảng 7.151 ngôn ngữ đang được sự dụng trên thế giới hiện nay. Trong đó, 90% ngôn ngữ được sử dụng bởi cộng đồng dưới 100 nghìn người. Có khoảng 200 ngôn ngữ phổ biến được sử dụng bởi hơn một triệu người. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp của con người mà còn thể hiện được lối sống, văn hóa và phong cách riêng của người nói.

Trong suốt 15 năm qua, mỗi năm Ethnologue đều liệt kê danh sách những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới [most spoken languages]. Năm 2023, danh sách 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Quan Thoại [tiếng Trung Quốc], tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Bengali, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga và tiếng Urdu.

Top 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất thế giới năm 2023

1. Tiếng Anh [Khoảng 1,5 tỷ người]

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và có độ phủ sóng lớn bậc nhất trên thế giới hiện tại với khoảng 375 triệu người sử dụng như tiếng bản ngữ ở hơn 100 quốc gia và khoảng hơn 1,5 tỷ người sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày.

Không cần phải nói quá nhiều về sức ảnh hưởng của ngôn ngữ Anh trên toàn cầu bởi nó thể hiện quá rõ trong đời sống hàng ngày mà ai cũng có thể nhìn thấy được. Ngoài việc là ngôn ngữ ưa thích trong giao tiếp ngoại giao, kinh doanh và văn hóa đại chúng, tiếng Anh còn là ngôn ngữ chính thức ở hầu hết các quốc gia.

2. Tiếng Trung [khoảng 1,1 tỷ người]

Nếu chỉ tính riêng số người dùng tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ thì đây chính là ngôn ngữ phổ biến bậc nhất trên thế giới bởi dân số của quốc gia này rất đông đúc. Lượng người dùng ngôn ngữ này chủ yếu tại các quốc gia châu Á.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Học viện Dịch vụ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tiếng Trung Quốc được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Bất chấp điều đó, trong nhiều năm gần đây, số lượng người tìm hiểu và học ngôn ngữ này đã tăng lên đáng kể.

3. Tiếng Hindi [khoảng 609,5 triệu người]

Theo Wikipedia, tiếng Hindi được sử dụng làm tiếng bản địa ở các quốc gia nằm trong vành đai Hindi. Ngoài hai quốc gia Ấn Độ và Nepal có dân số đông sử dụng thì nó còn là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Mauritius, Trinidad và Tobago, Guyana và Suriname.

4. Tiếng Tây Ban Nha [khoảng 559,1 triệu người]

Số lượng người sử dụng tiếng Tây Ban Nha hiện nay khoảng 559,1 triệu người phân bố chủ yếu tại Tây Ban Nha, các nước tại châu Mỹ… Tiếng Tây Ban Nha được đánh giá là ngôn ngữ khá dễ học.

Trong một nghiên cứu mang tên The Power Language Index [Chỉ số ngôn ngữ quyền lực, viết tắt PLI] của Tiến sĩ Kai Chan, tiếng Tây Ban Nha hiện xếp thứ 4 trong tổng số 10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới xét trên các khía cạnh: địa lý [geography], kinh tế [economy], giao tiếp [communication], kiến thức - phương tiện truyền thông [knowledge and media] và ngoại giao [diolpmacy]. Đến năm 2050, thậm chí tiếng Tây Ban Nha còn vượt qua cả tiếng Pháp để nằm trong top 3 ngôn ngữ quyền lực nhất trên thế giới.

5. Tiếng Pháp [khoảng 309,8 triệu người]

Tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đây là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Pháp, tỉnh Québec của Canada, miền Tây Thụy Sĩ, vùng Wallonia tại Bỉ, Monaco... Trong đó nhiều quốc gia tại Châu Phi nói tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ 2.

6. Tiếng Ả Rập [khoảng 274 triệu người]

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 6 trên thế giới với khoảng 274 triệu người ở hơn 60 quốc gia nói tiếng Ả Rập. Cùng với tiếng Trung, Nhật, Hàn, đây được coi là một trong những ngôn ngữ khó để học nhất trên thế giới. Cách viết của ngôn ngữ này cũng khác với bình thường, viết từ trái sang phải, rất nhiều hình dạng uốn lượn.

7. Tiếng Bengali [khoảng 272,8 triệu người]

Tiếng Bengal [cũng được gọi là tiếng Bangla] là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói tại Nam Á.. Đây là ngôn ngữ chính thức của Bangladesh, ngôn ngữ quốc gia của Ấn Độ, và là ngôn ngữ chính thức tại một số bang vùng đông bắc Ấn Độ. Với khoảng 272,8 triệu người nói, tiếng Bengal là ngôn ngữ có số người bản ngữ đông thứ bảy trên thế giới.

8. Tiếng Bồ Đào Nha [khoảng 263,6 triệu người]

Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ khá phổ biến, đây là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 8 trên thế giới với khoảng 263,6 triệu người. Đây cũng là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 3 ở châu Âu. Tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng là một ngôn ngữ Roman có nguồn gốc từ bán đảo Iberia của châu Âu.

Nó là ngôn ngữ chính thức duy nhất của Bồ Đào Nha, nó chính thức được đặt tên bởi vị vua Denis vào năm 1290 trước Công Nguyên, kể từ đó, ngôn ngữ Bồ Đào Nha trở nên phổ biến khắp thế giới và được sử dụng rộng rãi.

9. Tiếng Nga [khoảng 255 triệu người]

Tiếng Nga là một ngôn ngữ Đông Slav bản địa của người Nga ở Đông Âu, là một ngôn ngữ chính thức ở Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và được sử dụng như ngôn ngữ thứ 2 ở một số quốc gia khác.

Đây cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Tiếng Nga đã phủ sóng rộng rãi hơn trong nhiều năm trở lại đây và được nhiều nước sử dụng như ngôn ngữ thứ hai bởi tầm quan trọng của nó trong kinh doanh và quan hệ quốc tế.

10. Tiếng Urdu [khoảng 231,7 triệu người]

Tiếng Urdu có vị thế chính thức ở Pakistan và 6 bang ở Ấn Độ. Ở Pakistan, tiếng Urdu được nói chủ yếu như ngôn ngữ thứ hai - chỉ có mười phần trăm dân số nói nó như bản ngữ - và là ngôn ngữ chung của đất nước. Ngôn ngữ này dễ hiểu với tiếng Hindi và ngược lại: cả hai đều là từ ngữ được chuẩn hóa của tiếng Hindustan, mặc dù có sự khác biệt trong từ vựng và hệ thống chữ viết - tiếng Urdu sử dụng phiên bản hệ thống chữ viết Ba Tư - Ấn Độ, cơ sở của từ vựng tiếng Phạn và tiếng Prakit, với ảnh hưởng thêm từ tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư và tiếng Anh.

Chủ Đề