Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Khoai tây là nguồn cung cấp carbs và chất xơ tuyệt vời. Chúng có thể được chế biến theo nhiều cách như: Nướng, luộc, chiên hoặc khử nước. Bảo quản đúng cách có thể kéo dài thời hạn sử dụng đồng thời hạn chế khoai tây mọc mầm, hư hỏng lãng phí.

Nhiệt độ bảo quản có thể được coi là 1 trong những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến thời gian bảo quản của khoai tây. Nếu khoai tây được bảo quản trong khoảng 6–10°C thì sẽ giữ được trong nhiều tháng mà không bị hư hỏng.

Ngoài ra, việc bảo quản khoai tây trong những điều kiện không khí thoáng mát cũng có thể giúp trì hoãn khoai tây nảy mầm - 1 trong những dấu hiệu đầu tiên của sự hư hỏng.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng, cách bảo quản khoai tây ở nhiệt độ mát sẽ làm tăng thời hạn sử dụng của chúng lên gấp 4 lần so với bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đồng thời, việc bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp cũng giúp lưu giữ hàm lượng vitamin C được lâu hơn (4 tháng). Ngược lại, khoai tây được bảo quản trong nhiệt độ phòng ấm sẽ mất gần 20% lượng vitamin C sau 1 tháng.

Ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang có thể làm cho vỏ khoai tây hình thành chất diệp lục và chuyển sang màu xanh. Mặc dù chất diệp lục chuyển vỏ khoai tây sang màu xanh lá cây là vô hại, nhưng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tạo ra một hàm lượng lớn hóa chất độc hại solanin.

Solanine có vị đắng và gây ra cảm giác nóng trong miệng hoặc cổ họng của những người nhạy cảm với nó. Đặc biệt, solanine có khả năng gây độc đối với con người khi tiêu thụ với hàm lượng cao, gây các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Hiện nay, khi sử dụng khoai tây, nhiều quốc gia đã có hướng dẫn bắt buộc giới hạn hàm lượng solanin trong khoai tây thương mại dưới 200 mg/ kg. Solanin hầu như chỉ nằm ở vỏ và 3,2 mm đầu tiên của thịt.

Mặc dù nhiệt độ mát mẻ là lý tưởng để bảo quản khoai tây nhưng trong tủ lạnh và đông lạnh lại không phải là phương pháp tối ưu có thể lựa chọn. Nhiệt độ quá thấp có thể gây ra hiện tượng ngọt do lạnh và xảy ra khi một số tinh bột được chuyển thành đường khử. Việc giảm hàm lượng đường trong khoai tây có thể tạo thành các chất gây ung thư như acrylamit khi chiên hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nấu nướng quá cao. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ khoai tây được bảo quản ở mức thấp.

Khoai tây chưa qua quá trình nấu chín cũng không nên bảo quản trong tủ đông. Lý do là bởi khoai tây sống có chứa hàm lượng nước lớn, khi bảo quản trong tủ đông thì lượng nước này sẽ nở ra và tạo thành các tinh thể phá vỡ cấu trúc thành tế bào, làm cho chúng bị nhão và không sử dụng được khi rã đông.

Khi được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng, khoai tây sống cũng có thể chuyển sang màu nâu nếu tiếp xúc với không khí. Lý do là bởi các enzym gây ra màu nâu vẫn hoạt động trong khoai tây khi bảo quản. Bạn có thể áp dụng phương pháp đông lạnh khoai tây khi chúng đã được nấu chín hoàn toàn hoặc 1 phần.

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Cách bảo quản khoai tây là không nên để trong tủ lạnh quá lâu

Khoai tây trong quá trình bảo quản cần có đối lưu không khí để giúp ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm, dẫn đến hư hỏng. Để đảm bảo điều này, cách bảo quản khoai tây chính là sử dụng các loại dụng cụ chứa đựng hở trong quá trình bao gói. Không sử dụng các loại hộp kín không có hệ thống lưu thông gió.

Nếu không có không khí lưu thông trong quá trình bảo quản, hơi ẩm thoát ra từ khoai tây sẽ tích tụ bên trong hộp đựng và tạo điều kiện tốt thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng hoặc khiến khoai tây mọc mầm.

Khoai tây được trồng dưới đất nên đôi khi chúng vẫn còn lưu giữ bụi bẩn trên vỏ. Bạn có thể vệ sinh và rửa sạch khoai tây trước khi đưa vào bảo quản, tuy nhiên cần lưu ý là chúng sẽ giữ được lâu hơn nếu khô ráo. Rửa khoai tây sẽ tạo thêm độ ẩm, khiến khoai tây nảy mầm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nấm, vi khuẩn trong quá trình bảo quản.

Nhiều loại trái cây và rau quả giải phóng khí ethylene khi chín để giúp làm mềm trái cây và tăng hàm lượng đường trong nó. Nếu bảo quản gần với những loại trái cây và rau quả này thì có thể làm cho khoai tây mọc mầm và nhanh mềm hơn.

Do đó, để giữ được khoai tây lâu hơn thì nên bảo quản xa các loại thực phẩm như: Chuối, táo, hành tây và cà chua...Mặc dù chưa có nghiên cứu nào xem xét cách bảo quản khoai tây tốt nhất nhưng việc tạo điều kiện thông gió tốt trong quá trình bảo quản có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

Sau khi thực hiện gọt vỏ và cắt lát, khoai tây sống sẽ nhanh chóng bị biến màu khi tiếp xúc với không khí. Bạn có thể ngăn chặn sự đổi màu bằng cách ngâm lát khoai tây vào nước. Nước sẽ bảo vệ khoai tây trong điều kiện không khí bình thường và ngăn chặn quá trình hóa nâu do enzym.

Tuy nhiên, nếu để khoai tây hơn 24 giờ thì chúng có thể hấp thụ quá nhiều nước và không tốt cho hương vị khi chế biến món ăn. Cách bảo quản khoai tây này chỉ nên áp dụng trong trường hợp chúng sẽ được nấu chín trong ngày. Để lưu trữ lâu hơn, hãy xem xét đóng gói chân không. Khoai tây được đóng gói trong túi và được hút chân không sẽ để được đến 1 tuần trong tủ.

Khoai tây đã chế biến có thể bị chảy nước hoặc nhão vì tinh bột thay đổi hình dạng và giải phóng nước khi chúng nguội. Nấu chín và làm lạnh khoai tây cũng làm tăng sự hình thành của tinh bột kháng - 1 loại carbohydrate mà con người không thể tiêu hóa và hấp thụ. Đây có thể là 1 điều tốt cho những người có vấn đề về đường huyết, vì nó làm giảm chỉ số đường huyết khoảng 25% và khiến lượng đường huyết có thể tăng đột biến sau khi ăn.

Tinh bột kháng cũng thúc đẩy lợi ích sức khỏe đường ruột. Lý do là bởi vi khuẩn đường ruột lên men và tạo ra các axit béo chuỗi ngắn. Các axit này giúp giữ cho niêm mạc ruột già của bạn khỏe mạnh.

Mặc dù khoai tây nấu chín và để nguội có một số lợi ích cho sức khỏe nhưng nên ăn chúng trong vòng 3 hoặc 4 ngày để tránh hư hỏng và ngộ độc thực phẩm.

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Bạn có thể tham khảo cách bảo quản khoai tây đã nấu chín trong tủ lạnh

Bạn có thể bảo quản khoai tây nấu chín trong tủ đông với thời gian vài ngày. Thức ăn thừa đã nấu chín có thể được bảo quản trong tủ đông mà không bị chuyển màu nâu, vì quá trình nấu nướng sẽ phá hủy các enzyme chịu trách nhiệm về sự đổi màu.

Tương tự như tất cả các sản phẩm đông lạnh, khoai tây sẽ để được lâu nhất nếu chúng được bảo vệ khỏi không khí khi ở trong tủ đông. Chính vì vậy, cần sử dụng túi nhựa, hộp đựng hoặc loại bỏ hết không khí trước khi bảo quản khoai tây.

Nghiên cứu cách bảo quản khoai tây trong tủ đông cho thấy rằng, các sản phẩm khoai tây nấu chín, đông lạnh có thể kéo dài đến 1 năm mà không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chất lượng. Khi bạn đã sẵn sàng ăn, hãy để chúng rã đông trong tủ lạnh qua đêm trước khi làm nóng và dùng.

Khoai tây sẽ để được lâu nhất nếu chúng còn tươi và tốt cho sức khỏe khi mua. Khi chọn, hãy tìm các đặc điểm sau:

  • Săn chắc khi chạm vào: Khoai tây mềm đã bắt đầu biến chất, vì vậy hãy tìm những chất lượng cứng và sáng.
  • Da mịn: Khoai tây bị hư hại do nhiệt độ lạnh có thể làm da bị rỗ và trung tâm màu nâu. Vì vậy, hãy sử dụng loại khoai tây có kết cấu mịn.
  • Không có vết bầm tím hoặc thương tích: Đôi khi khoai tây có thể bị hỏng trong quá trình thu hoạch hoặc vận chuyển. Tránh những vết thương có thể nhìn thấy, vì chúng sẽ khiến khoai tây trở nên nhanh hỏng hơn.
  • Không mọc mầm: Rau mầm là 1 trong những dấu hiệu đầu tiên của sự hư hỏng, vì vậy hãy tránh mua các loại khoai tây nảy mầm.

Tóm lại, bảo quản khoai tây đúng cách có thể kéo dài thời hạn sử dụng và giảm lãng phí thực phẩm do bị hư hỏng. Bảo quản khoai tây chưa nấu chín ở nơi tối, thoáng mát và có nhiều không khí lưu thông sẽ lưu trữ được lâu hơn. Khi cắt lát khoai tây có thể sử dụng nước để ngăn quá trình hoá nâu. Khoai tây nấu chín có thể được lưu trữ trong tủ lạnh đến 4 ngày, hoặc 1 năm trong hộp kín ở ngăn đông.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Trước đây từ thời ông cha ta khi khoa học chưa phát triển,bảo quản củ khoai tây giốngbằng cách chọn những củ khoai có đường kính khoảng 25 đến 30 mm đều đẹp, vỏ không bị trầy xước có nhiều mắt… Sau khi trọn xong khoai tây được đưa lên giá bằng tre. Để bảo quản được củ khoai tây giống thì giá để khoai tây giống phải được đặt trong chỗ mát nhất của căn nhà như góc hè hay buồng lách, gầm giường … và phải đặt ở chỗ có ít ánh sáng. Tuy nhiên với phương cách bảo quản này thì có nhược điểm là khoai tây hay bị thối củ, thối mầm, nảy mầm không đúng thời vụ sớm hoặc muộn so với vụ mùa gieo trồng, tỉ lệ củ nảy mầm thấp không cao, hay bị de muội, sâu bệnh

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Hiện nay với khoa học phát triển người ta đưa củ kho ai cần để giống vào trongkho lạnh bảo quảnở nhiệt độ thấp hay còn gọi là làm đông lạnh phôi . Khi gần đến thời vụ gieo trồng người ta đưa khoai giống ra khỏi kho lạnh và kích mầm khoai. Ưu điểm của phương án này là kích mầm theo đúng thời vụ, thời tiết, tỉ lệ hỏng củ gần như không có, khi bán cân khoai mầm vẫn được lợi kg do tỉ lệ ngót ít. Có thể phân phối khoai giống theo từng thời vụ của các địa phương khác nhau, cây phát triển rất khỏe, năng suất cao, không có mầm bệnh (không bị de muội). Chúng tôi xin giới thiệu quy trình bảo quản của khoai tây giống trong kho lạnh. Hiện nay có rất nhiều đơn vịlắp đặt kho lạnh bảo quản khoai tây giốngsau đó cho bà con nông dân thuê kho hoặc kinh doanh luôn củ giống bán lại cho bà con.

Đang xem: Cách bảo quản khoai tây giống

Sau khi thu hoạch khoai tây, ta tiến hành phân loại, chọn củ trên máy tuyển phân loại khoai hoặc chọn bằng mắt thường. Chọn những củ đều, vỏ không bị bong tróc trầy xước, nhiều mắt , đường kính 3 đến 4 cm, củ không có mầm bệnh. Chú ý chọn không quá to.
Sau đó bảo quản trong nhà có mái che khoảng 7 đến 15 ngày, dùng quạt hong cho se vỏ, giảm hàm lượng nước trong củ, sau đó đưa khoai vào bao túi lưới, chú ý khi đưa vào túi lưới hạn chế tránh trầy xước củ khoai.

Xem thêm: Hỏi Cách Bảo Quản Cùi Bưởi Để Nấu Chè, Để Bảo Quản Được Lâu Mà Vẫn

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Kho lạnh bảo quản củ khoai tây giống Chú ý xếp thành hàng lối theo hướng gió lạnh thổi, không xếp sát tường, chia làm nhiều ngăn tầng để củ khoai thông thoáng, ngấm lạnh đều.

2. Quy trình chạy lạnh

Sau khi đưa củ khoai giống vào trong kho ta tiến hành chạy bảo quản lạnh, nhiệt độ sẽ được hạ xuống từ từ để củ khoai thích nghi dần.Giai đoạn 1: 10 đến 20 ngày đầu tiên chúng ta chạy kho ở nhiệt độ 16 đến 18 độ C, mục đích của giai đoạn này là làm cho củ lành vết thương khi thu hoạch, vỏ củ cứng thêm, cho củ thích ứng dần với nhiệt độ.Giai đoạn 2: Giai đoạn chạy lạnh 7 đến 10 ngày tiếp theo hạ từ 18 độ C đến nhiệt độ 2 đến 4 độ C. Hạ nhiệt độ từ từ mỗi ngày hạ khoảng 2 đến 3 độ C. Mục đích là làm cho củ thích ứng dần dần với nhiệt độ trong kho.Giai đoạn bảo quản: Nhiệt độ trong kho đạt 2 đến 4 độ C, ẩm độ 90 đến 95%.Chú ý tốc độ gió lạnh của quạt giàn lạnh phải phân bố đều khắp kho, khi chạy kho phải liên tục bật quạt giàn lạnh kể cả ở trường hợp khi đã đủ lạnh trong kho.

Xem thêm: Tư Vấn Cách Bảo Quản Mặt Nạ Hadaomoi Suhada Japan 30 Miếng, Giá Tốt

Trên đây chúng tôi giới thiệu quy trình bảo quản lạnh cho củ khoai tây giống. Để được tư vấn hỗ trợlắp đặt kho lạnhcũng như quy trình chuẩn chạy kho lạnh bảo quản củ khoai tây giống.

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Giải pháp tiết kiệm năng lượng

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

CÁC LỢI ÍCH CỦA KHO LẠNH BẢO QUẢN THỰC PHẨM MÀ BẠN CẦN QUAN TÂM

Người ta thường bảo quản khoai tây giống ở đâu

Thông Tin Dầu Nhớt Giả Mạo BITZER Tại Châu Á

See more articles in category: Cách bảo quản