Nguyên nhân bị ngất

Ngất là tình trạng mất ý thức đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó có thể tự phục hồi nhanh chóng và hoàn toàn. Ngất là một tình trạng khá phổ biến. Cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh này vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhiều trường hợp, ngất không quá đáng lo, nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây ngất?

Ngất xảy ra khi não tạm thời không nhận đủ máu. Một trong những lý do phổ biến nhất do phản xạ thần kinh phế vị hay còn gọi là thần kinh phó giao cảm.. Nếu bạn bị ngất do phản xạ này, cơ thể của bạn có phản ứng trong đó tim đập quá chậm hoặc mạch máu giãn nở (hoặc cả hai). Điều này có thể xảy ra vì nhiều loại lý do khác nhau:

  • Bị căng thẳng vì sợ hãi hoặc đau đớn (ví dụ: vì họ bị thương hoặc bị lấy máu xét nghiệm)
  • Đứng quá lâu hoặc quá mệt hoặc quá nóng
  • Có phản ứng bất thường với việc đi tiểu, ho hoặc các chức năng khác của cơ thể

Đôi khi ngất do phản xạ phế vị xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Một người cũng có thể bị ngất không phải do phản xạ phó giao cảm. Điều này có thể xảy ra do các vấn đề sau:

  • Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm do hoạt động điện của tim có vấn đề hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Một thứ gì đó chặn dòng chảy của máu trong tim. Điều này có thể xảy ra ở những người có tình trạng gọi là “hẹp eo động mạch chủ” (bệnh van tim) hoặc “bệnh cơ tim phì đại” (bệnh cơ tim).
  • Huyết áp của bạn giảm khi bạn đứng hoặc ngồi lên. Điều đó có thể xảy ra nếu bạn:
    • Không uống đủ nước
    • Dùng một số loại thuốc làm giảm huyết áp của bạn
    • Uống quá nhiều rượu
    • Mất nhiều máu (ví dụ, nếu bạn bị thương)
    • Có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến huyết áp của bạn

3. Ngất có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp nó không nguy hiểm. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn bị ngã và bị thương khi ngất xỉu. Nó cũng có thể nguy hiểm nếu bạn bị ngất khi đang lái xe. Để đảm bảo an toàn, hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu lái xe trở lại sau khi bạn bị ngất.

4. Tôi có nên gặp bác sĩ không?

Có. Bất kỳ ai bị ngất nên đến gặp bác sĩ. Hầu hết các trường hợp ngất không nghiêm trọng. Nhưng mọi người có thể bị thương khi họ ngất xỉu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngất là do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị. Biết được nguyên nhân khiến bạn ngất xỉu có thể giúp bạn ngăn chặn điều đó xảy ra lần nữa.

Nói với bác sĩ của bạn những gì đã xảy ra trước, trong và sau khi bạn bị ngất. Nếu ai đó ở bên bạn khi bạn ngất xỉu, người đó có thể cho bạn biết chuyện gì đã xảy ra. Thông tin sau rất hữu ích:

  • Bạn đã làm gì trước khi bất tỉnh?
  • Bạn cảm thấy thế nào trước khi bị ngất?
  • Bạn đã ngất bao lâu?
  • Bạn hồi phục như thế nào?
  • Có tiền sử ngất xỉu trước đây không?
  • Danh sách các loại thuốc bạn dùng
  • Bất kỳ tình trạng bệnh nào bạn có thể mắc phải

Bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn một số câu hỏi và tiến hành kiểm tra. Trong khi khám, bác sĩ có thể:

  • Kiểm tra huyết áp và nhịp tim khi bạn nằm, ngồi hoặc đứng
  • Nghe tim để kiểm tra xem có vấn đề gì xảy ra với van tim của bạn không

5. Tôi có cần xét nghiệm không?

Có. Bác sĩ của bạn sẽ làm một xét nghiệm

Đo điện tim

Siêu âm tim

Xoa xoang cảnh (hình 1)- Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ ấn vào mạch máu ở cổ của bạn (hình 3) trong khi xem điện tâm đồ của bạn. Điều này có thể cho thấy nếu mạch máu của bạn quá nhạy cảm với áp lực.

Máy theo dõi nhịp tim tại nhà trong 24 giờ (hình 2)

Trắc nghiệm gắng sức

Nghiệm pháp bàn nghiêng (hình 3)

Nguyên nhân bị ngất
Hình 1: Vị trí xoang cảnh (Carotid sinus)
Nguyên nhân bị ngất
Hình 2: Máy theo dõi điện tim 24 giờ
Nguyên nhân bị ngất
Hình 3: Nghiệm pháp bàn nghiêng

Nguyên nhân bị ngất

Đặt người ngất xỉu nằm xuống, sau đó nâng chân lên cao để máu có thể tới não dễ dàng hơn. Ảnh minh họa. Nguồn: slideshare.net

Các bệnh lý có thể gây ngất (hay ngất xỉu) là: do rối loạn vận mạch, hạ huyết áp tư thế, ngất do tim mạch. Ngất do tim là nguyên nhân có thể xảy ra trên cơ sở cơ học như hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, các tổn thương bẩm sinh kết hợp với tăng áp lực phổi. Các cơn thường xảy ra trong hoặc sau gắng sức thường gặp hơn. Ngất do tim là do rối loạn tính tự động (hội chứng nút xoang bệnh lý), các rối loạn dẫn truyền (blốc nhĩ thất) hoặc rối loạn nhịp nhanh... Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào việc chẩn đoán nguyên nhân gây ngất. Tuy nhiên, cần phân biệt ngất với cơn động kinh, cơn thiếu máu não thoáng qua, cơn chóng mặt hạ đường huyết, ngất do sợ hãi, ngất do sốc và stress tâm lý quá nhạy cảm.

Thực chất ngất xỉu là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nếu lượng máu não hay oxy trong máu giảm đáng kể, não bộ sẽ điều chỉnh ‘tắt" tạm thời hoạt động của một số cơ quan, để tập trung hỗ trợ cho các vị trí quan trọng nhất hoạt động. Khi bị ngã xuống đất do ngất xỉu, trái tim cũng không cần phải làm việc quá gắng sức để bơm máu lên não. Lúc này, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mất ý thức tạm thời và người bệnh tự tỉnh lại sau khoảng vài giây tới vài phút.

Các dấu hiệu đi kèm khi hiện tượng ngất xỉu xảy ra

Bất ngờ bị ngã và dần rơi vào trạng thái mất ý thức tạm thời là những triệu chứng mà gần như ai cũng gặp phải khi ngất xỉu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn phát hiện sớm trước khi cơn ngất xỉu xảy ra:

- Cảm giác nặng nề ở chân

- Mờ mắt, lâng lâng, không tỉnh táo hoàn toàn

- Cơ thể nóng bừng, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa

- Chóng mặt, choáng váng

- Buồn ngủ, ngáp ngủ liên tục

Sau khi ngất xỉu bạn thường sẽ cảm thấy không tỉnh táo, mệt mỏi trong khoảng từ 20 – 30 phút và không thể nhớ điều gì xảy ra ngay trước khi bị ngất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngất xỉu

Hầu hết trường hợp ngất xỉu xảy ra đều là do các nguyên nhân khiến huyết áp của cơ thể giảm thấp hoặc/và làm nhịp tim thay đổi bất thường như:

- Chứng huyết áp thấp, tụt huyết áp đột ngột, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngất xỉu.

- Bệnh lý về tim mạch: Bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng tâm thất…

- Tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, thuốc điều trị trầm cảm…

- Mắc bệnh tiểu đường, parkinson, rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Ngất xỉu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng nó thường được kích hoạt bởi một số yếu tố nhất định như: Đứng lên ngồi xuống đột ngột, thay đổi nhiệt độ, nhìn thấy một cảnh tượng khó chịu, sợ hãi, bị đau bất ngờ, ho, hắt xì, cười…

Nếu gặp một người bị ngất xỉu thì cách tốt nhất nhằm giúp họ mau chóng tỉnh lại là đặt họ nằm xuống, sau đó nâng chân lên cao để máu có thể tới não dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn có thể để người đó ở tư thế ngồi, hai tay ôm chân và đầu cúi về hai đầu gối.

Nới lỏng thắt lưng, quần áo và thông báo những người xung quanh tản ra để người bệnh dễ thở hơn. Thông thường, người bị ngất xỉu sẽ tỉnh lại sau khoảng 20 giây, khi tỉnh lại không nên để người bệnh ngồi hay đứng dậy ngay, mà nên cho họ nằm hay ngồi thêm khoảng 10-15 phút nữa. Khi đứng lên cần thực hiện các động tác rất từ từ.

Bạn nên gọi cấp cứu trong các trường hợp người bệnh có tình trạng sau:

- Không thấy họ thở;

- Ngất xỉu khiến người bệnh ngã bất ngờ dẫn tới các chấn thương do va đập;

- Ngất xỉu trên 1 phút vẫn chưa tỉnh lại;

- Tim đập loạn nhịp;

- Bị đau ngực, khó nói, khó nhìn trước khi ngất xỉu;

- Mang thai hay mắc bệnh tiểu đường;

- Đã trên 50 tuổi và chưa bị ngất xỉu bao giờ.

Phòng chống ngăn ngừa hiện tượng ngất xỉu xảy ra

Nếu trước đây từng bị ngất xỉu một vài lần, bạn nên ghi lại thành một cuốn nhật ký theo dõi những biểu hiện đã xảy ra và những yếu tố gây kích hoạt tình trạng này, chẳng hạn như thường bị ngất khi thay đổi tư thế đột ngột, đang ngồi điều hòa sau đó ra ngoài, khi bị đói… Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp bác sĩ có thể sớm chẩn đoán bệnh, đồng thời giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để phòng ngừa hiện tượng ngất xỉu xảy ra.

Chóng mặt, choáng váng, tê ngứa hay mệt mỏi bất thường… có thể là những dấu hiệu đầu tiên trước khi ngất. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu này thì hãy nằm xuống hoặc ngồi xuống, ôm lấy chân và gập đầu về hai đầu gối. Trong nhiều trường hợp điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa cơn ngất hoặc tránh được những chấn thương nếu ngất làm bạn té ngã.

Điều trị ngất xỉu như thế nào?

Nếu ngất xỉu chỉ xuất hiện một lần, không tái phát trở lại thì không đáng lo ngại và không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn cần thăm khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, bởi vì việc điều trị ngất xỉu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:

- Ngất do các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, parkinson… cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường, ổn định chức năng tim mạch, thần kinh, kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, đây là các bệnh lý mạn tính do vậy người bệnh sẽ phải duy trì dùng thuốc lâu dài.

- Ngất do tác dụng phụ của thuốc thì có thể trao đổi với bác sĩ, dược sĩ để đổi sang loại thuốc khác.

- Ngất do huyết áp thấp, tụt huyết áp, bạn nên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não và cân bằng chức năng điều hòa huyết áp của cơ thể ổn định. Điều này không chỉ giúp bạn giảm nhanh các dấu hiệu đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mà còn giúp phòng tránh tình trạng ngất xỉu tái diễn nhiều lần.

Do vậy, để tìm ra đúng nguyên nhân dẫn đến ngất người thường hay bị ngất nên đi khám, xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, tim mạch,… có thể bác sĩ sẽ cho siêu âm tim và một số thăm dò chuyên khoa khác để tìm nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị cụ thể được và phòng bệnh hợp lý được./.