Nguyên nhân gây bất đồng nhóm máu mẹ con

Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con là vấn đề rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi. Có thể gây sảy thai liên tiếp đối với người mẹ hoặc làm cho trẻ sau khi sinh bị bệnh tán huyết.

Trong khoảng 35 hệ thống nhóm máu đã được xuất hiện ở người, hệ nhóm máu ABO và Rh là phổ biến và quan trọng nhất. Trong khi bất đồng nhóm máu ABO chỉ gây tan máu sau sinh, bất đồng nhóm máu hệ Rh có thể gây tan máu ngay trong thời kỳ bào thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

1.THẾ NÀO LÀ BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU MẸ CON 

Bất đồng nhóm máu mẹ con hay nhóm máu không tương thích Rhesus [Rh] là khi một người mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu Rh dương dẫn đến hiện tượng huyết tán ở trẻ sơ sinh [bệnh Rhesus].

Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh[+] hoặc Rh[-]. Các kháng nguyên D có mặt trong 85% dân số, nghĩa là phần lớn dân số có nhóm máu dương [+]. Trong 15% còn lại, không có các kháng nguyên D, nghĩa là những người trong số này có nhóm máu âm [-].

2. BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU MẸ CON ẢNH HƯỞNG TỚI THAI NHI NHƯ THẾ NÀO?

Trường hợp người mẹ có nhóm máu Rh[-] có con với người chồng có Rh[+] thì con của họ sẽ có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Vì 50% thai nhi trong trường hợp này có nhóm máu Rh[+] di truyền từ bố và sẽ phát triển trong cơ thể mẹ Rh[-]. Trong trường hợp này:

+ Ở lần mang thai đầu tiên: hầu hết trẻ đều bình thường: nếu không có bất thường gì thì sự bất đồng yếu tố Rh này thường không gây ra vấn đề gì. Máu của thai nhi không bị trộn lẫn với máu của mẹ trong thai kỳ.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, máu của mẹ và máu của thai nhi có thể hòa lẫn vào nhau. Khi đó cơ thể người mẹ lần đầu tiên gặp yếu tố Rh từ thai nhi, xem nó là kháng nguyên và bắt đầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh

Người mẹ Rh[-] còn có thể tiếp xúc với yếu tố Rh và bị kích thích tạo ra kháng thể Rh nếu được truyền máu nhóm Rh[+], sẽ bị sảy thai hoặc có thai ngoài tử cung.

+ Ở lần mang thai thứ 2 và sau đó: Kháng thể Rh trong máu mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ mang thai lần thứ 2 hoặc tiếp sau đó. Lúc này nếu thai vẫn có nhóm Rh[+] sự tiếp xúc lại với kháng nguyên sẽ kích thích tạo một lượng lớn kháng thể đủ để gây ra hiện tượng miễn dịch mạnh hơn, dẫn đến bệnh cảnh bất đồng nhóm máu Rh cho thai nhi thứ 2. Kháng thể máu mẹ qua nhau và tấn công hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da, nặng có thể gây suy tim, suy gan. Tình trạng này gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh.

3. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ TÁN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

Khi phụ nữ có nhóm máu Rh[-] có thai, bác sĩ sẽ chỉ định 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh trong thời gian mang thai. Liều đầu tiên vào tuần thứ 28 của thai kỳ và liều thứ 2 trong vòng 72 giờ sau sinh. Những kháng thể trong 2 liều thuốc trên sẽ chủ động phá hủy và ngăn chặn những tế bào hồng cầu Rh[+] từ thai nhi qua máu mẹ, qua đó giảm thiểu sự tiếp xúc của cơ thể mẹ với hồng cầu Rh[+] và ngăn ngừa sự sản xuất kháng thể Rh trong cơ thể mẹ. Nhờ đó, lần mang thai tiếp theo sẽ không gặp vấn đề do bất đồng nhóm máu Rh nữa. Vì vậy cứ mỗi lần mang thai, thai phụ đều cần được tiêm huyết thanh miễn dịch Rh để Phòng ngừa việc sản xuất kháng thể ở mẹ dẫn đến bệnh tán huyết ở thai nhi trong lần mang thai sau.

>> Phòng ngừa hiệu quả với khám tiền hôn nhân

Việc khám tiền hôn nhân là bước chuẩn bị rất quan trọng cho đời sống hôn nhân và quá trình sinh sản sau này. Trong đó xét nghiệm Nhóm máu với yếu tố Rh của các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn hoặc mang thai có thể phòng ngừa được yếu tố tán huyết không may ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé sau này.

Hiện nay, Đơn vị Sản phụ khoa Pasteur đã triển khai gói khám sức khỏe tiền hôn nhân cho cả Nam và Nữ. Các cặp đôi có nhu cầu vui lòng liên hệ tổng đài 0236 9999 868 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Xem thêm ca sinh mổ bất đồng nhóm máu mẹ con được thực hiện bởi Ths.Bs Đồng Thị Hồng Trang – Trưởng Đơn vị Sản phụ khoa Hiếm muộn Pasteur

//pasteur.com.vn/wp-content/uploads/2022/10/Cas-sinh-mo-Bs-Trang.mp4

Chào bạn,

Bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con là nguyên nhân thường gây vàng da sơ sinh sớm trong 24 giờ đầu. Nhóm máu của con được quy định bởi sự phối hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đến từ trứng của mẹ và tinh trùng của cha. Theo đó, trẻ được nhận một nửa bộ gen từ mẹ và một nửa bộ gen từ cha, sự kết hợp đó sẽ xác định nhóm máu của con thuộc nhóm ABO và Rh nào.

Vì vậy, bạn không thể thay đổi được điều này. Tuy nhiên, điều may mắn là vàng da do bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con là bệnh lý có thể điều trị tốt và hiệu quả bằng chiếu đèn nên bạn an tâm.

Chúc mẹ và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Chủ Đề