Nguyên nhân ngủ nhiều

Trang chủ » Tâm Lý » Hội chứng ngủ nhiều: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng ngủ nhiều là tình trạng bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ngay cả sau khi bạn đã ngủ một giấc dài. Ngủ nhiều có thể nguyên phát hoặc thứ phát, nghĩa là kết quả của một tình trạng bệnh lý khác. Những người bị chứng ngủ nhiều gặp khó khăn trong hoạt động trong ngày vì họ thường xuyên mệt mỏi, điều này có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và mức năng lượng của người đó.

Tóm tắt nội dung

  • 1 1. Phân loại chứng ngủ nhiều
  • 2 2. Nguyên nhân gây chứng ngủ nhiều
  • 3 3. Các triệu chứng ngủ nhiều
  • 4 4. Chẩn đoán chứng ngủ nhiều
  • 5 5. Điều trị chứng ngủ nhiều
  • 6 Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị bệnh ngủ nhiều
          • 6.0.0.0.1 Tài liệu tham khảo

1. Phân loại chứng ngủ nhiều

Bệnh ngủ nhiều có thể nguyên phát hoặc thứ phát.

  • Chứng ngủ nhiều nguyên phát xảy ra mà không có tình trạng bệnh lý nào đi kèm. Triệu chứng duy nhất là mệt mỏi quá mức.
  • Chứng ngủ nhiều thứ phát là hệ quả của các tình trạng bệnh lý khác, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson, suy thận và hội chứng mệt mỏi mãn tính. Những tình trạng này khiến bạn ngủ không ngon vào ban đêm, dẫn đến cảm giác mệt mỏi vào ban ngày.

Hội chứng ngủ nhiều không giống như chứng ngủ rũ [narcolepsy]. Ngủ rũ là một tình trạng thần kinh gây ra các cơn buồn ngủ đột ngột không thể kiểm soát vào ban ngày. Những người bị chứng ngủ nhiều có thể tự tỉnh táo, nhưng họ cảm thấy mệt mỏi.

Thường xuyên buồn ngủ gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người mắc phải

Chứng ngủ nhiều nguyên phát được cho là do các vấn đề trong hệ thống thần kinh giúp kiểm soát các chức năng ngủ và thức.

Chứng ngủ nhiều thứ phát là hệ quả của các tình trạng bệnh lý gây mệt mỏi hoặc ngủ không đủ giấc. Ví dụ, chứng ngưng thở khi ngủ gây khó thở vào ban đêm, buộc người đó phải thức dậy nhiều lần trong khi ngủ. Chức năng tuyến giáp giảm, chấn thương ở đầu,, bệnh lý ở thận, tim, thần kinh và bệnh trầm cảm không điển hình cũng là những nguyên nhân dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Việc sử dụng một số loại thuốc, ma túy và thức uống có cồn, hút thuốc thường xuyên cũng có thể gây ra chứng ngủ nhiều vào ban ngày.

3. Các triệu chứng ngủ nhiều

Triệu chứng chính của chứng ngủ nhiều là mệt mỏi liên tục. Những người mắc chứng này có thể chợp mắt suốt cả ngày mà không hề giảm buồn ngủ. Họ cũng khó thức dậy sau giấc ngủ dài.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thiếu năng lượng.
  • Cáu gắt.
  • Lo lắng.
  • Ăn không ngon.
  • Suy nghĩ hoặc giao tiếp chậm chạp.
  • Khó ghi nhớ.
  • Bồn chồn.

4. Chẩn đoán chứng ngủ nhiều

Để chẩn đoán chứng ngủ nhiều, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bạn, kết hợp khám sức khỏe tổng quát để đánh giá mức độ tỉnh táo.

Các bác sĩ sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật để chẩn đoán chứng ngủ nhiều, bao gồm:

  • Nhật ký giấc ngủ: Bạn ghi lại thời gian ngủ và thức vào ban đêm để theo dõi kiểu ngủ của bản thân.
  • Thang điểm buồn ngủ Epworth: Bạn đánh giá mức độ buồn ngủ của mình để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
  • Kiểm tra độ trễ của nhiều giấc ngủ: Bài kiểm tra đo lường các loại giấc ngủ ngắn trong ngày mà bạn trải qua.
  • Đa ký giấc ngủ: Bạn cần ở lại cơ sở y tế có thiết bị đo đa ký giấc ngủ. Máy sẽ theo dõi hoạt động của não, chuyển động của mắt, nhịp tim, mức oxy và chức năng hô hấp của bạn.

5. Điều trị chứng ngủ nhiều

Các phương pháp điều trị chứng ngủ nhiều có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

  • Điều trị bằng thuốc: Nhiều loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ cũng có thể điều trị chứng ngủ nhiều, chẳng hạn như amphetamine, methylphenidate và modafinil. Những loại thuốc này giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
  • Thay đổi lối sống là một phần quan trọng của quá trình điều trị, bao gồm: lập thời khoá biểu ngủ đều đặn, tránh một số hoạt động trước khi đi ngủ như xem điện thoại, tập thể dục nặng v.v. Bạn cũng nên hạn chế rượu bia, hút thuốc. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để duy trì mức năng lượng một cách tự nhiên.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị bệnh ngủ nhiều

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Bệnh ngủ nhiều tuy không phải là một tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Để quá trình điều trị có được kết quả tốt nhất, bạn nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống.

Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

  • Bệnh ngủ nhiều
  • Chứng ngủ nhiều
  • Ngủ nhiều

Chủ Đề