Nguyên nhân tràn dầu máy móc

Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu. Ngoài ra, do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy…

Ngày nay, sự cố tràn dầu xảy ra trên biển ngày càng gia tăng do các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí, vận tải biển và giao thông đường thủy tăng cao. Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn khắc phục sự cố môi trường do dầu tràn chưa có. Giai đoạn ứng phó sự cố tràn dầu trên biển đã thu gom, xử lý hầu hết dầu trên biển, tuy nhiên, còn một lượng lớn dầu còn tồn đọng trong môi trường dưới dạng váng nhỏ, kết tủa và xâm nhập vào môi trường qua lan truyền làm ảnh hưởng tới môi trường trầm tích, môi trường nước và các loài sinh vật trong hệ sinh thái biển. Việc khắc phục ô nhiễm môi trường do dầu tràn là việc làm quan trọng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và làm khôi phục lại môi trường như ban đầu, do đó việc xây dựng Thông tư quy định quy trình khắc phục sự cố tràn dầu trên biển là việc làm cần thiết và cấp bách.

Dự thảo Thông tư  nêu rõ các nguyên tắc chung của việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển cũng như các trình tự thực hiện việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển.

Một là, việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển phải được tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến sự cố tràn dầu; huy động được các nguồn lực nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển.

Hai là, việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển phải sử dụng các thông tin, dữ liệu của quá trình ứng phó sự cố tràn dầu trên biển và các thông tin, dữ liệu điều tra, khảo sát bổ sung, cập nhật.

Ba là, hạn chế việc sử dụng chất phân tán, các hoạt chất làm lắng đọng dầu trong nước khi thực hiện khắc phục sự cố tràn dầu trên biển.

Bốn là, bảo đảm chất lượng môi trường biển đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành sau khi khắc phục sự cố tràn dầu trên biển.

Theo dự thảo, trình tự thực hiện việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển bao gồm: 1- Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển; 2- Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khắc phục ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển; 3- Thực hiện kế hoạch khắc phục ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển; 4- Đánh giá kết quả thực hiện việc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn


Hơn 454 triệu lít dầu nhờn bôi trơn bị rò rỉ mỗi năm là con số ước tính trên toàn cầu, từ các hệ thống máy bơm, máy thủy lực và ổ máy. Từ 70 đến 80% dầu thủy lực bị rò rỉ, bị đổ, bị chảy hay ống dẫn bị nứt gãy và còn do các bộ phận lắp ráp không khớp. Nghiên cứu cho thấy mỗi năm, một nhà máy trung bình có bốn lần thay dầu nhiều hơn mức quy định, số dầu này lại không được hạch toán.

Rò rỉ xuất hiện tại các nút niêm phong và bao bì đóng gói, các khớp nối ống dẫn và vòng đệm bịt kín; những trường hợp tàu chở dầu hỏng và nứt gãy đường ống dẫn. Nguyên nhân lớn nhất là do rò rỉ bên ngoài, bởi linh kiện không phù hợp, việc lắp ráp không tốt và bảo trì sơ sót tại vị trí các nút chèn kín. Ngoài ra còn lý do khác bao gồm tràn dầu, áp lực bên trong bể chứa làm tràn dầu ra lỗ thông hơi, những vòng đệm kín bị mòn hoặc giãn rộng. Nguyên nhân chính ban đầu là đệm bịt kín không được nhà thiết kế tạo ra một cách hoàn chỉnh theo kế hoạch đề ra và thiết bị không tương thích, chế độ kiểm tra và bảo dưỡng không triệt để.

Một khi đệm bị lỗi dẫn đến rò rỉ, vấn đề vẫn tiếp diễn khi việc thay thế một chiếc đệm khác không đúng quy cách, hoặc lắp đặt không cẩn thận. Về sau rò rỉ lại xảy ra nhưng không quá mức cho phép. Nhà máy lại hoạt động và những người thực hiện công việc bảo trì xem sự rò rỉ trở nên bình thường và không cần khắc phục triệt để.

Việc dò tìm vị trí rò rỉ có thể thực hiện kiểm tra bằng mắt, có thể với sự hỗ trợ của hồ sơ ghi chú những lần bảo trì trước. Để ngăn chặn rò rỉ, có thể dùng bông thấm, băng keo dán hay ống vớ co dãn.

Sự cố rò rỉ dầu làm tốn chi phí đến hàng triệu đô la hàng năm cho việc khắc phục, làm sạch và xử lý.

Các sự cố tràn dầu có thể ngăn chặn được không? Ước tính khoảng 75% trường hợp là sửa chữa được. Đối với kỹ sư thiết kế và người phụ trách bảo trì thì họ cần phải chú ý như thế nào để chọn sản phẩm đúng và chi tiết đệm chèn bịt kín có chất liệu phù hợp.

Khi thiết kế máy móc và chọn lựa chất liệu đệm sao cho thích hợp, kỹ sư thiết kế có thể đôi khi chọn sai chất liệu, vì họ đã không tính đến mức nhiệt độ tác động trong quá trình máy vận hành và phát ra môi trường. Điều này có thể là nguyên nhân chính gây lỗi đệm chèn.

Để tạo ra đệm phù hợp, các nhà quản lý việc bảo trì phải phối hợp với các kỹ sư thiết kế và người mua hàng, cùng thảo luận về chất liệu đệm sao cho hiệu quả nhất.

[Theo Machinery Lubrication]

Chủ Đề