Nguyện vọng 2 Đại học có tăng điểm không

Như vậy các bạn thí sinh đã hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia, và bây giờ là thời điểm các bạn hướng đến việc xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng. Các bạn còn có thêm một cơ hội nữa để điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển từ ngày 15.7 – 23.7. Vài ngày qua đã có khá nhiều câu hỏi của các bạn 99ers [từ mới của cư dân mạng] gửi về hỏi về các thông tin tuyển sinh. Xin chia sẻ với các bạn một vài điểm cần lưu ý từ chính quy chế xét tuyển năm nay: 1. Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng [ mỗi nguyện vọng bao gồm, ngành/nhóm ngành, trường, tổ hợp môn xét tuyển]. Bạn được đăng ký rất nhiều nguyện vọng, đây là điểm cực kỳ thuận lợi so với những năm trước. Tất nhiên bạn không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, nó có thể làm cho bạn phân tâm và thiếu tập trung trong lựa chọn, hay phát sinh thêm chi phí. Nhưng bạn cũng càng không nên tự hạn chế cơ hội của mình, khi đăng ký thêm 1 nguyện vọng, bạn chỉ mất thêm khoảng 30.000 đ tiền phí xét tuyển thôi. Bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp ? Điều đó tùy thuộc vào từng thí sinh cụ thể, nhưng theo cá nhân tôi 5 hay 10 nguyện vọng cũng không phải là quá nhiều. 2. Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Bạn hãy cân nhắc kỹ và sắp xếp thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 … thật cẩn thận. Nguyện vọng 1 sẽ được xét trước tiên, nếu NV1 trúng tuyển các nguyện vọng sau sẽ tự động bị hủy bỏ, nếu NV1 không trúng sẽ xét tiếp NV2. Nếu nguyện vọng 2 trúng tuyển, các nguyện vọng sau sẽ bị hủy bỏ, nếu NV2 không trúng tuyển sẽ tiếp tục xét NV3 và quá trình này tiếp diễn tương tự. 3. Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định tại điểm c khoản này. Rất nhiều bạn hỏi về điểm này, liệu NV1 có được ưu tiên hơn NV2, NV3, điểm trúng tuyển các nguyện vọng có khác nhau không ? Em được 19, 20, 21 điểm … liệu có nên xét vào trường A, Trường B hay không … Khi một trường/ngành xét tuyển, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi. Như vậy NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành/nhóm ngành tuyển sinh của trường chỉ có 1 điểm chuẩn chung. 4. Sau khi các trường hoàn tất việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn thừa chỉ tiêu, thì các trường có thể xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của BGD&ĐT năm nay , điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1 5. Bạn có thể đăng ký xét tuyển theo cách gợi ý sau: - Bạn hãy viết xuống danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này.Bạn có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm của bạn. [ Hãy nhớ là quá cao thôi nha, tôi ví dụ là cao hơn 5 điểm. Nếu bạn đạt 20 điểm thì có lẽ ba không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26- 27 điểm]. Sau đó bạn có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi bạn có danh mục mà mình ưng ý. Để tăng tính an toàn, trong danh mục đó nên có các trường có điểm chuẩn các năm trước cao hơn, bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của bạn. - Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự ưa thích và mong muốn của bạn chứ không phải là theo điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. .Trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Như vậy bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự ưa thích. Nếu không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Nếu bạn vô tình hoặc vì để nâng cao khả năng trúng tuyển, xếp các trường/ngành mà bạn thực sự không thích vào NV1, NV2… và khi các nguyện vọng này trúng tuyển, bạn sẽ hoàn toàn mất đi các cơ hội khác. Trên đây là vài góp ý của cá nhân tôi, trên cơ sở nghiên cứu quy chế xét tuyển đại học năm 2017. Chúc các sĩ tử version 99 thành công, trúng tuyển vào ngành/trường thực sự yêu thích để có khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn làm được điều đó, hãy dành ít ngày để ăn mừng rồi sau đó tiếp tục tập trung nỗ lực cho cuộc hành trình mới… Bởi thực sự con đường bạn phải đi vẫn còn rất rất dài. Mến chào các bạn -------------------------

Nguồn: Thầy Nguyễn Anh Vũ - Ban Tuyển sinh

Rất nhiều thí sinh băn khoăn về thứ tự ưu tiên khi xét tuyển nguyện vọng trong trường hợp nguyện vọng của mình là thứ 2, 3,… trong khi nguyện vọng của thí sinh khác là 1. Bộ GD-ĐT đã giải đáp cách thức xét tuyển.

Qua chia sẻ, nhiều thí sinh đặt câu hỏi với trường hợp điển hình có thể khái quát bằng ví dụ sau:

  • Thí sinh A có tổng số điểm 25, đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nguyện vọng 2 vào Trường ĐH Thương mại.
  • Thí sinh B có tổng số điểm 20, đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Thương mại, nguyện vọng 2 vào một trường nào đó bất kỳ.

Ngành đăng ký vào Trường ĐH Thương mại của 2 thí sinh này là như nhau.

Giả sử trong quá trình xét tuyển năm 2017, thí sinh A không đủ điểm và trượt khỏi nguyện vọng 1 vào Trường Kinh tế quốc dân và phải xét đến nguyện vọng 2 là vào Trường ĐH Thương mại.

Trong trường hợp này, thí sinh A có điểm 25 nhưng là nguyện vọng 2 có bị xếp sau về thứ tự ưu tiên trúng tuyển so với thí sinh B có điểm 20 nhưng đăng ký nguyện vọng 1?

Rộng hơn cũng tương tự với các trường hợp khác là nguyện vọng của các thí sinh là các ngành khác nhau trong cùng một trường.

Liên hệ tới ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT] để giải đáp băn khoăn của các thí sinh.

Về điều này, theo ông Nghĩa, thí sinh có thể hình dung một cách đơn giản và dễ hiểu nhất là thí sinh nào điểm cao hơn thì được ưu tiên xét trúng tuyển trước mà không quan trọng đến số thứ tự nguyện vọng của thí sinh.

“Dù thí sinh B đăng ký nguyện vọng 1 nhưng điểm thấp hơn thí sinh A dù A chỉ đăng ký nguyện vọng 2, thì khi A trượt nguyện vọng 1 vẫn đẩy B xuống dưới và xếp trên ở ưu tiên trúng tuyển. Tương tự với tất cả các trường hợp khác và theo nguyên tắc ai có điểm cao hơn thì được. Việc này hệ thống phần mềm xét tuyển của Bộ GD-ĐT sẽ tự gạt dần và điều chỉnh”, ông Nghĩa phân tích.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng nhấn mạnh, trong trường hợp điểm của thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ tự động không xét các nguyện vọng khác nữa. Tương tự trúng tuyển nguyện vọng bên trên thì không xét các nguyện vọng dưới.

Cách làm tròn điểm xét tuyển đại học

Ngoài ra, trước việc nhiều thí sinh thắc mắc về cách làm tròn điểm trong xét tuyển đại học 2017, ông Nghĩa cho biết, với bài thi môn Ngữ văn có thang điểm 10 sẽ lấy lẻ đến 0,25 và không quy tròn điểm.

Điểm các bài thi trắc nghiệm được máy tính chuyển sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài. Với những môn thi có 50 câu trắc nghiệm, mỗi câu sẽ tương ứng 0,2 điểm. Với những môn thi có 40 câu, mỗi câu sẽ tương ứng 0,25 điểm.

Tuy nhiên, ông Nghĩa đặc biệt lưu ý, khi xét tuyển đại học, điểm xét tuyển của thí sinh sẽ là tổng điểm 3 môn được làm tròn đến 0,25 điểm. Trong đó, điểm các môn thành phần được giữ nguyên và chỉ làm tròn sau khi đã cộng tổng điểm ba môn. “Nguyên tắc là làm tròn điểm lẻ về số lẻ gần nhất với các mức 0,25, 0,5 và 0,75. Ví dụ, thí sinh được 21,4 điểm sẽ được làm tròn thành 21,5 điểm vì chỉ cần 0,1 điểm nữa để lên 21,5 trong khi phải mất 0,15 điểm để về mức 0,25. Có nghĩa cứ gần với mốc nào hơn thì quy về mốc đấy”, ông Nghĩa nói.

Như vậy, với cách tính này, 2 thí sinh có các mức điểm là 21,4 và 21,6 sau khi làm tròn sẽ có số điểm bằng nhau.

Trước câu hỏi về việc liệu có công bằng cho thí sinh, ông Nghĩa cho rằng thí sinh phải chấp nhận quy chế như một “luật chơi” đã được Bộ GD-ĐT công bố từ trước.

“Nếu nhìn một cách tổng thể, những năm thi trước việc làm tròn này còn nặng hơn khi làm tròn từng môn một rồi khi cộng tổng điểm lại tiếp tục làm tròn một lần nữa. Cách làm tròn như thế này đã hạn chế sự bất công hơn cho thí sinh. Các thí sinh cũng cần phải hiểu rằng sẽ chẳng có trường đại học nào công bố mức điểm chuẩn xét trúng tuyển là 21,4 hay 21,6 cả”, ông Nghĩa lý giải.

Ông Nghĩa cũng cho biết, điểm xét tuyển đại học cuối cùng gồm tổng điểm các môn thi của tổ hợp xét tuyển cộng với điểm khuyến khích, ưu tiên [nếu có]. “Tuy nhiên, điểm khuyến khích, ưu tiên đã làm tròn đến 0,25 nên về cơ bản dù làm tròn điểm xét tuyển đại học trước hay sau khi cộng điểm khuyến khích, ưu tiên cũng như nhau. Do đó thí sinh có thể hoàn toàn yên tâm”, ông Nghĩa nói.

Theo Vietnamnet

"Vé" vào ĐH chỉ còn 30.720 chỉ tiêu cho các khối. Nhưng có đến gần 380.000 thí sinh đủ điều kiện xét tuyển nguyện vọng [NV] 2,3. Nhiều trường ĐH đã "ra" mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển chỉ bằng sàn để "hút" thí sinh. Xem ra, cuộc đua vào ĐH bằng con đường xét tuyển không dễ?


Chưa có thống kê chính thức từ Bộ GD-ĐT, nhưng "bức tranh" tuyển NV2 các trường công bố cho thấy, chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển rất đa dạng. Hầu như trường nào cũng dành chỉ tiêu để xét tuyển những thí sinh có điểm thi cao.

Cơ hội cho thí sinh không trúng tuyển NV1 vào được ĐH là khá lớn, nhưng không dễ, vì số lượng người chen chân cũng khá lớn.

Năm nay, nguồn tuyển NV2 vào các trường ĐH khu vực phía Bắc khá dồi dào.

ĐHQG Hà Nội tuyển 1.144 chỉ tiêu. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành thấp nhất là 18, cao nhất là ngành Quản trị kinh doanh [Trường ĐH Kinh tế] 23,5 điểm...

Học viện Kỹ thuật Mật mã cũng ấn định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển cao hơn điểm trúng tuyển NV1 là 1 điểm, với 18 điểm. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển NV2 Trường ĐH Thương mại cũng không "dễ thở" chút nào. Thấp nhất là ngành Quản trị Doanh nghiệp Du lịch với 20 điểm, cao là ngành Makerting Thương mại 22 điểm...

Bên cạnh các trường ấn định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển NV2 khá cao thì không ít trường chỉ ấn định điểm trên sàn hoặc cao hơn sàn 1-2 điểm để "hút" thí sinh.

Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội Lê Trọng Hùng cho biết, năm nay trường tuyển khoảng 400 chỉ tiêu NV2, chủ yếu nhận hồ sơ xét tuyển khối A. Mức điểm nhận hồ sơ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, từ 15 điểm trở lên. Căn cứ hồ sơ đăng ký, trường sẽ xét từ cao xuống cho đủ chỉ tiêu...

Nhiều trường ĐH khu vực phía Nam ấn định mức điểm chuẩn chỉ bằng sàn của Bộ GD-ĐT. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM dành đến 510 chỉ tiêu cho thí sinh nộp đơn xét tuyển NV2. Trong đó, những ngành có điểm xét tuyển 15 gồm Vật lý, Hải Dương học - Khí tượng - Thủy văn, Khoa học vật liệu.

Ngoài ra, một số trường ĐH ngoài công lập có tổ chức thi tuyển hiện đều thiếu khoảng 50% chỉ tiêu khi xét tuyển NV1 như ĐH Lạc Hồng, ĐH dân lập [DL] Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, DL Kỹ thuật công nghệ... Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển NV2 vào các trường này bằng sàn quy định của Bộ GD-ĐT.

Để cơ hội không bị tuột...

Hiệu trưởng Trường ĐH DL Thăng Long Phan Huy Phú nhìn nhận, năm nay nhiều trường ĐH để ý đến việc xét tuyển hơn nên số trường dành chỉ tiêu xét tuyển NV2 cũng nhiều hơn...

Tuy nhiên, thí sinh chỉ có 1 cơ hội xét tuyển NV2. Do vậy, ngoài việc chọn trường phù hợp với mức điểm thi, thí sinh phải cân nhắc kỹ để chọn trường đăng ký xét tuyển.

Một thực tế, nhiều phụ huynh hiện có tâm lý "nhắm mắt" để cho con vào ĐH bằng được nhưng ra trường lại không kiếm được việc làm, ông Phú phân tích, nên bản thân từng phụ huynh cũng phải tìm hiểu đầu vào ĐH cho tương thích với đầu ra. Hoặc, không nhất thiết cứ phải vào ĐH mà chọn học CĐ khi ra trường vẫn có việc làm ổn định.

Theo ông Phú, với nhiều cơ hội xét tuyển NV2, rất khó để định hướng cho thí sinh trong việc chọn trường. Vì cơ hội vào ĐH bằng con đường xét tuyển có kèm tính ăn may. Sẽ phải chấp nhận một thực tế, có trường gạt ra không hết hồ sơ xét tuyển nhưng có trường "ngóng" chẳng thấy thí sinh.

Kinh nghiệm một số năm trước, với những ngành “nóng” như: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh…, điểm thi của thí sinh phải cao hơn điểm xét tuyển NV2 từ 2-3 điểm mới có khả năng đậu.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long thì cho rằng, thí sinh nộp đơn xét tuyển NV2 phải chú ý nhất đến điểm thi của mình để đối chiếu với điểm xét tuyển NV2 của trường có NV theo học, không nên quá nôn nóng...

Theo quy chế, tính đến hết ngày 10/9, các trường mới tiến hành xem xét định ra điểm chuẩn NV2 để xét từ trên xuống cho đến lúc hết chỉ tiêu.

Trả lời báo chí, một chuyên gia tuyển sinh khu vực phía Nam nhận định, nếu điểm thi của thí sinh cao hơn điểm sàn xét tuyển NV2 từ 2-3 điểm thì cơ hội trúng tuyển vào các trường công lập sẽ rất cao. Còn đối với những thí sinh có điểm thi gần với điểm sàn của Bộ GD-ĐT, nên lưu ý đến các trường ĐH ngoài công lập.

Hiện, Trường ĐH DL Thăng Long đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển NV2, nhưng chưa có hồ sơ nộp vì thí sinh chưa nhận được phiếu báo kết quả thi của các trường, ông Phú nói.

30.729 "vé" xét tuyển NV2

- Khối A: có 94.770 thí sinh trúng tuyển NV1/109.082 tổng chỉ tiêu cần tuyển. Còn 15.312 "vé" xét tuyển NV2.

- Khối B: có 15.041 thí sinh trúng tuyển NV1/19.648 chỉ tiêu cần tuyển. Còn 4.601 "vé" tuyển NV2.

- Khối C: có 15.498 thí sinh trúng tuyển NV1/18.316 chỉ tiêu cần tuyển. Còn 2.818 "vé" cho NV2.

- Khối D: có 26.778 thí sinh trúng tuyển NV1/35.764 chỉ tiêu cần. Còn gần 9.000 "vé" tuyển NV2.

Theo VietNamNet

Video liên quan

Chủ Đề