Nguyễn xuân hãn đánh giá chương trình sgk ngày năm 2024

Theo giới học thuật, giải quyết được vấn đề SGK hiện nay sẽ cứu GD khỏi tư duy “tiểu nông”. PV báo Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với GS TSKH Toán lý Nguyễn Xuân Hãn [ĐHQG HN] về vấn đề này.

Ông Nguyễn Xuân Hãn

Dư luận cho rằng chương trình ở bậc phổ thông quá nặng, là một người tham gia công tác tại Hội Khuyến học VN và Hội đồng Giáo dục Quốc gia, GS có nhận xét gì ?

Có thể thông tin này sẽ khiến bạn giật mình nhưng kể từ năm 1982 đến nay chưa hề có chương trình [CT] chính thức của Nhà nước từ lớp 1 đến lớp 12. So với chuẩn mực chung quốc tế, nhiều nội dung SGK nặng từ 1 đến 3 năm, đặc biệt là các môn tự nhiên.

Chữ “nặng” ở đây được hiểu là: i/ nhiều kiến thức ở bậc đại học được đưa xuống bậc học phổ thông; ii/ Ngôn ngữ được trình bày trong SGK trừu tượng và xa lạ với cuộc sống, không liền mạch và làm lu mờ bản chất vấn đề ; iii/ Phân phối CT [kiến thức trong SGK với thời lượng trên lớp] do Bộ thiết kế và quy định được coi là “pháp lệnh” để đảm bảo sự hài hoà và hợp lý với lứa tuổi học sinh, hiện còn quá nhiều bất cập.

Chẳng khó khăn gì khi kiểm chứng việc này. Trong gia đình xin các bậc phụ huynh hãy hỏi con em mình đang học lớp 1 xem 45 +5 bằng 50 hay 95 [học sinh dễ trả lời bằng 95 do nhầm cộng hàng chục và hàng đơn vị vì tuổi còn quá non nớt để làm phép tính đến 100, trước đây học sinh lớp 1 chỉ học đến cộng trừ 10 hoặc 20].

Nếu ta đặt CT, SGK đang dạy với CT, SGK của nước ngoài, đặc biệt là CT, SGK của các nước Anh, Đức, Nga, Mỹ, Pháp và Trung Quốc, các thầy cô ai cũng sẽ đánh giá được độ “nặng nhẹ” của CT, SGK, chứ không cần thiết phải thành lập bất cứ một Hội đồng thẩm định Quốc gia tốn kém nào cả.

Việc học thêm tràn lan có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do chương trình quá nặng, việc giảm tải thiếu đồng bộ, và được chỉ đạo đơn giản là bỏ phân phối chương trình [như cấp Tiểu học hiện nay] và để mặc các giáo viên “tự giảm” [?]

Để giải quyết mọi vấn đề phải sớm có một CT, SGK chuẩn mực, thống nhất và liên thông giữa các bậc học theo đúng nghĩa khoa học của nó.

Sau hơn hai chục năm, với hàng nghìn tỷ đồng đã chi, đến nay Việt Nam vẫn không có nổi một CT chính thức, một bộ SGK chuẩn theo đúng nghĩa khoa học và có vẻ tình trạng này còn kéo dài, đe dọa ngốn thêm nhiều tỷ đồng nữa. Được biết, đã có một đề nghị hơn 100 tỷ đồng dành cho một bộ SGK hoàn chỉnh dựa vào nội lực của các nhà giáo, nhà khoa học trong nước, thực hư chuyện này ra sao?

Giải pháp này đã được giới thiệu ở nhiều Hội thảo toàn quốc tại ĐHSP Hà Nội, ĐHBK Hà Nội, ở trụ sở của Liên Hiệp Hội KHKT VN, Liên hiệp Hội KHKT Hà Nội và được nhiều nhà giáo, nhà khoa học ủng hộ. Kết luận của mỗi lần Hội thảo đều được bàn bạc dân chủ và thống nhất kính chuyển lên các cấp có thẩm quyền, của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Ngày 29/12/1999 và ngày 28/3/2003 giải pháp này đã được trình bày tại Hội đồng Quốc gia Giáo dục. Lần trình bày đầu tiên Hội đồng chú ý lắng nghe; lần thứ hai, đại bộ phận các thành viên ủng hộ, không ai phản đối nhưng rất tiếc sau đó vấn đề rơi vào im lặng.

Ở các nước, một bộ SGK được dùng đi dùng lại trong rất nhiều năm, còn ở nước ta gần đây hầu như năm nào học sinh cũng phải mua mới, rất tốn kém trong khi đất nước còn nghèo. Theo GS, có sự khác biệt nào đó giữa giáo dục VN và giáo dục các nước dẫn đến sự lãng phí này?

Hệ thống tri thức có bộ phận bất biến là kiến thức cơ bản còn vạn biến là khoa học công nghệ. Dạy và học trong nhà trường là kiến thức cơ bản còn ứng dụng vào cuộc sống luôn là đa dạng và biến động. Do hiểu được điều này mà CT và SGK của các nước ổn định và vòng đời của SGK ít nhất là 10 năm hoặc lâu hơn.

Theo tôi ở ta có vấn đề ở khâu của những người ra quyết định và trực tiếp làm chương trình, làm SGK. Có sự thiếu chuẩn xác trong việc nhận thức các bất biến và cái vạn biến, dẫn đến sự nhồi nhét kiến thức vào SGK.

Những trục trặc về CT giáo dục và nội dung SGK gây lãng phí ghê gớm về tiền bạc, trí tuệ và làm lỡ bước sự phát triển của GD nước nhà. Ví dụ, để đổi mới CT và thay SGK, Nhà nước đã dự chi 2 tỷ USD, từ 2002 đến 2007 ở bậc phổ thông. NXB Giáo dục mỗi năm thu thêm của dân 100 triệu USD từ tiền bán sách. Tuy vậy, theo số liệu của Bộ GDĐT, 37% HS vẫn thiếu sách đến trường.

Vậy theo GS giải pháp nào cho CT-SGK hiện nay?

Xin lưu ý, một CT nay chỉ cần biên soạn một bộ SGK chuẩn là điểm mới trong Luật giáo dục sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Mặt khác, khoa học không dung hợp được cách làm luộn thuộm, tuỳ tiện, có nguồn gốc từ văn hóa tiểu nông cát cứ.

Việc chia cắt chương trình giáo dục thống nhất ra làm ba nhóm, nhóm làm CT-SGK cho bậc Tiểu học, THCS, THPT thế là đã phá vỡ tổng thể khoa học. Phải vận dụng cách làm công nghiệp với tư duy tổng thể và thực chứng thì mới khắc phục được vấn đề.

Chủ Đề