Nhà trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Trung tâm hỗ trợ Sinh viên khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 01/3/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, có chức năng tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng quản lý thống nhất các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và quan hệ doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Tên tiếng Việt: Trung tâm hỗ trợ sinh viên Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp.

- Tên tiếng Anh: Student support Center Startup and Corporate Relations.

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: SCSCR.

- Địa chỉ: Phòng 103 nhà H2, Trường Đại học Công nghệ GTVT số 54 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

* Chức năng của Trung tâm

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực phục vụ đào tạo, trực thuộc Trường Đại học Công nghệ GTVT, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo Quy chế và các quy định pháp luật hiện hành.

Trung tâm là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ GTVT, có chức năng tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng quản lý thống nhất các hoạt động hỗ trợ sinh viên Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp

Tham mưu, tư vấn cho Ban Giám hiệu trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và quan hệ doanh nghiệp;

Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Nhà trường thực hiện các hoạt động hỗ trợ người học, xây dựng mối quan hệ hợp tác và quan hệ hai chiều với các doanh nghiệp theo những kế hoạch đã được Nhà trường phê chuẩn;

Phối hợp với các bộ phận chức năng Nhà trường để tìm kiếm các nguồn tài trợ, tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên khởi nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà trường, giúp sinh viên tiếp cận với các nguồn lực của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội;

Tổ chức, kết nối các hoạt động khởi nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức xã hội, chuyên môn nghiệp vụ và xúc tiến việc làm cho sinh viên.

* Nhiệm vụ của Trung tâm

1. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp: phối hợp với Phòng ban, các Khoa chuyên môn tham gia tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên:

Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường và doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên:

+ Phối hợp, kết nối và tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên với nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Xây dựng triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, trên các kênh thông tin đại chúng;

+ Hàng năm tổ chức chuỗi sự kiện cho sinh viên khởi nghiệp, qua đó tìm những ý tưởng, sản phẩm xuất sắc nhằm kết nối với chương trình khởi nghiệp quốc gia;

Tham gia hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng khởi nghiệp:

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

+ Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

+ Xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp, đề xuất Ban Giám hiệu Nhà trường và các bộ phận có liên quan xem xét việc đưa vào chương trình đào tạo và là học phần tự chọn để phù hợp với thực tiễn cho sinh viên.

Tạo môi trường và tìm nguồn vốn hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp:

+ Xây dựng và đề xuất lãnh đạo nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo không gian chung cho sinh viên phát huy các tư tưởng sáng tạo, khởi nghiệp;

+ Xây dựng nội dung chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến kết nối sinh viên với doanh nghiệp;

+ Tìm kiếm các nguồn thu hợp pháp trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên;

+ Xây dựng quỹ hỗ trợ cho SV khởi nghiệp từ các nguồn kinh phí xã hội hóa; Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của SV.

Tham mưu giúp Ban lãnh đạo nhà trường hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp:

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; cơ chế chính sách hỗ trợ cán bộ, giảng viên, chuyên viên người làm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, hoặc sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên;

+ Nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai và cơ chế đầu tư, theo dõi, quản lý, giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ ý tưởng của sinh viên;

+ Tổ chức các câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các đơn vị sử dụng lao động; tổ chức tham gia các hội chợ việc làm; giúp sinh viên bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp;

+ Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa Nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên; giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn sinh viên phù hợp với yêu cầu công việc; Xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên đã tốt nghiệp theo từng năm học để giới thiệu cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động;

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Nhà trường tham gia khảo sát, thống kê về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp làm cơ sở điều chỉnh kịp thời chương trình và ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường việc làm;

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành, nghề mà Nhà trường đào tạo và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi ra trường;

+ Phối hợp với các Phòng ban, Khoa chuyên môn quản lý chuyên ngành tổ chức cho sinh viên thực tập, kiến tập, tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước;

+ Thông tin thường xuyên cho sinh viên về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu tuyển dụng giúp sinh viên có những bước chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động khi ra trường.

Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Nhà trường.

2. Hoạt động quan hệ doanh nghiệp: phối hợp với các Khoa, bộ môn và phòng ban chức năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp và cựu sinh viên:

+ Cập nhật các thông tin về tuyển dụng và thị trường lao động qua đó phối hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng để giới thiệu việc làm cho sinh viên, bao gồm công việc toàn thời gian và bán thời gian;

+ Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các sự kiện như hội chợ việc làm, tọa đàm, hội thảo [mời doanh nhân], tổ chức cho sinh viên kiến tập, thực tập;

+ Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức giảng dạy những kiến thức thực tiễn cho sinh viên chuyên ngành, tăng cường kiến thức thực tiễn cho sinh viên và tối ưu hóa việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn;

+ Phối hợp với các đơn vị chức năng trong công tác tiếp nhận thông tin, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo, NCKH theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các bộ phận chức năng Nhà trường tham gia công tác tổ chức vận động các nguồn tài trợ để hình thành quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên. Tiếp nhận các nguồn tài trợ học bổng, trợ cấp khó khăn từ các cơ quan, doanh nghiệp và cựu sinh viên;

+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng “mềm” trước khi ra trường cũng như các cá nhân, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

+ Liên hệ tìm và giới thiệu chỗ thực tập cho sinh viên năm cuối. Phối hợp tổ chức đưa sinh viên đi tham quan các công ty, đơn vị sản xuất; tham gia các hội chợ việc làm;

+ Tư vấn các vấn đề sức khỏe, tâm lý xã hội cho sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Các hoạt động khác: Theo sự phân công của Nhà trường.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đồng thời, nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện người học và hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ người học khởi nghiệp. Tìm kiếm và giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của người học để giới thiệu cho các nhà đầu tư; tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền giáo dục người học nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tự tạo việc làm đối với xu hướng giáo dục toàn cầu; các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới; các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp và cho người học giáo dục nghề nghiệp. Tạo môi trường hỗ trợ người học khởi nghiệp.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và kết nối các ý tưởng, dự án của người học với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Nhiều hình thức tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Dự thảo nêu rõ các hình thức tổ chức gồm: Tích hợp, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục các kiến thức về khởi nghiệp cho người học trong các môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa trong chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức các khóa học đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy thuộc vào điều kiện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tạo môi trường hỗ trợ người học khởi nghiệp thông qua việc phối hợp với các tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực tổ chức các không gian khởi nghiệp dùng chung trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ kết nối các hiệp hội, doanh nghiệp với các câu lạc bộ khởi nghiệp; thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và kết nối các ý tưởng, dự án của người học với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Cụ thể, tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp người học giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite các cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp. Cấp cơ sở do cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức trong phạm vi đơn vị; cấp tỉnh do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện; cấp khu vực và quốc gia: do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học thông qua các hình thức diễn đàn, hội thảo, giao lưu khởi nghiệp và ngày hội khởi nghiệp người học giáo dục nghề nghiệp cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia: Tối thiểu 1 lần/năm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn


Video liên quan

Chủ Đề