Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Bà con Lạc Sơn đang nỗ lực cùng nhau xây dựng nông thôn mới, đẩy lùi đói nghèo. Còn nhớ cách đây khoảng mươi năm, mỗi lần đến các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn công tác, ai cũng ái ngại bởi con đường quá xấu và xuống cấp trầm trọng.

Những ngày này, có dịp trở lại xứ Mường Vang, điều dễ cảm nhận nhất là cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản. Bà con và chính quyền nơi đây đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Những con đường bê tông rộng rãi nối đến tận các xóm vùng cao. Đường đi đến đâu, đói nghèo và lạc hậu cũng theo đó bị đẩy lùi.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Đường giao thông nông thôn được Nhà nước quan tâm đầu tư đến các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Tuệ Linh.

Các xã vùng cao ở huyện Lạc Sơn ngày càng xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi. Người dân không chỉ làm giàu cho mình, mà còn giúp bà con trong vùng có công ăn việc làm và thu nhập. Vui hơn cả là bà con dân tộc ở các xã vùng cao đã biết “biến” văn hóa của mình thành sản phẩm du lịch cộng đồng.

Theo lời giới thiệu lãnh đạo huyện Lạc Sơn, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi ong rừng và trồng hoa đu đủ đực của anh Bùi Mạnh Ly ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng. Anh Ly sinh năm 1983, là người sinh ra và lớn lên tại đất Mường. Anh từng làm nhiều việc từ cày thuê, cuốc mướn đến mở cửa hàng buôn bán. Sau bao năm lăn lộn, cuộc sống của gia đình anh vẫn khó khăn.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Mô hình nuôi ong rừng cho hiệu quả kinh tế cao của anh Bùi Mạnh Ly ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bùi Mạnh Ly.

Nhiều lần khởi nghiệp chưa thành công, đến năm 2020, anh Ly bén duyên với nghề nuôi ong vò vẽ. Đám ong độc làm tổ đầy trên núi đá và sau đồi của các xã vùng cao của huyện. Ban đầu, anh thu gom tổ của chúng về sau vườn nuôi.

Sau mỗi mùa qua đi, anh tìm hiểu đặc tính sinh sống của loài ong này từ đó anh bắt đầu nhân rộng mô hình nuôi ong vò vẽ. Năm đầu anh nuôi thử 10 tổ, đến nay anh đã có cả nghìn tổ ong vò vẽ trong tay. Không dừng lại ở đó, anh Ly còn kì công, tìm cách nhân giống ong vò vẽ.

Theo anh Ly, mỗi tổ ong vò vẽ cho thu cả chục kg nhộng mỗi năm với giá bán hiện tại là 200.000-300.000 đồng/kg.

"Năm nay, tôi đã thành công trong việc nhân giống ong. Tôi đã bán giống và chuyển giao công nghệ nuôi ong cho nhiều gia đình khác. Mỗi năm đàn ong mang lại cho tôi cả tỷ đồng", anh Ly cho biết.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Mô hình trồng đu đủ đực để thu hoa của anh Ly.

Giấc mơ làm giàu của chàng trai đất Mường này chưa dừng lại ở đó. Cách đây 4 năm, anh Ly kì công thuê máy xúc để mở đường lên trang trại của gia đình. Con đường rộng 4m, dài 3km dẫn thẳng lên khu đất rộng gần 50ha của gia đình. Ly mạnh dạn xuống giống trồng cây đu đủ đực để thu hoa.

"Người Mường thường lấy hoa đu đủ đực để chế biến các món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra các mế Mường còn dùng hoa làm thuốc. Nhu cầu thì lớn, trong khi đó ở Lạc Sơn chưa ai trồng đu đủ đực trên diện rộng. Tôi tin rằng kế hoạch này của mình sẽ thành công", anh Ly nhớ lại và chia sẻ.

Mô hình nuôi ong rừng cho hiệu quả kinh tế cao của anh Bùi Mạnh Ly ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Sau nhiều năm kiên trì với thứ cây trồng mới này, anh Ly đã tạo dựng được vườn hoa đu đủ rộng nhất đất Mường. Hiện anh đã trồng được 3 vạn cây, năm nay bắt đầu cho thu hoạch. Ước tính sản lượng cả trăm tấn. Trang trại của anh tạo việc làm cho mấy chục lao động địa phương. Không những vậy, anh Ly còn liên kết với các hộ để mở rộng diện tích trồng hoa. Anh còn đang xây dựng nhà máy chế biến chè từ hoa đu đủ đực.

Ước mơ của chàng trai người Mường khiến nhiều người khâm phục. Ngày trước ở các xã vùng cao rất ít khi xuất hiện những con người dám nghĩ, dám làm như vậy. Cùng với sự đổi mới của quê hương, các cá nhân là người Mường nơi đây bắt đầu mạnh dạn thay đổi tư duy trong việc phát triển kinh tế. Điều đáng trân trọng là họ đã biết phát huy lợi thế của quê hương.

Chị em phụ nữ xã vùng cao xã Lạc Sơn thành lập HTX, tạo việc làm hàng trăm lao động

Chị Quách Thị Dung - Chủ nhiệm HTX Mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa cũng là một trong những điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế. Cơ sở của chị tạo việc làm cho mấy trăm chị em. Sau 20 năm lăn lộn, cải tiến mẫu mã, tìm kiếm thị trường, giờ đây HTX trở thành đối tác cung cấp hàng mây tre đan cho cả chục doanh nghiệp trên cả nước.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Nhờ làm nghề truyền thống mà giờ đây nhiều hộ gia đình ở xã Nhân Nghĩa vươn lên làm giàu, thoát khỏi đói nghèo.

Người Mường nơi đây vốn quen với việc đan lát. Nhưng khi đó, bà con chỉ đan dụng cụ phục vụ cho gia đình. Nhận thấy tiềm năng này, chị Dung đã mạnh dạn thành lập HTX tập hợp chị em trong xóm lại để cùng nhau làm kinh tế. Hành trình đó kéo dài suốt 20 năm liền. Làng nghề có lúc mai một vì thiếu việc nhưng chưa bao giờ chị Dung muốn dừng lại. Chị đi khắp nơi tìm kiếm đối tác.

Năm 2020, được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lạc Sơn, bà con xóm Bùi đã liên kết cùng nhau tham gia HTX Mây tre đan truyền thống xóm Bùi. Mỗi năm HTX mang lại doanh thu từ 3 đến 4 tỷ đồng, tạo việc làm cho 200 lao động.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Chị Quách Thị Dung - Chủ nhiệm HTX Mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

"Không chỉ nghề truyền thống được giữ vững mà việc thành lập HTX còn là nơi để chị em có cơ hội phát triển kinh tế gia đình", chị Dung cho biết. Mở homestay đón khách du lịch trong việc phát triển kinh tế ở huyện Lạc Sơn mà chúng tôi gặp đều rất năng động và sáng tạo. Điều đáng mừng là họ đều là người dân tộc Mường. Họ đã dám vượt qua những gian nan ban đầu để xây dựng mô hình kinh tế trên chính quê hương mình.

Làm homestay - du lịch cộng đồng ở Lạc Sơn gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lên xã Tự Do – xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn, tôi càng cảm nhận rõ hơn điều đó. Bà con người Mường nơi đây đã không còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ và sự hỗ trợ của Nhà nước mà họ đã biết tận dụng lợi thế của quê hương để phát triển kinh tế.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Người dân xóm Mu Khướng đang khai thác tiềm năng du lịch của thác Mu để thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, góp phần nâng cao thu nhập. Ảnh: Phạm Hoài.

Hôm chúng tôi đến vùng cao có may mắn gặp ông Bùi Văn Thịnh - Phó Chủ tịch xã Tự Do. Nói về sự đổi mới của xã, ông Thịnh không giấu nổi niềm vui: “Ngày trước đường xá đi lại khó khăn nhưng giờ đây đường lên các xóm vùng cao đã được bê tông hóa rồi. Công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã đã và đang sắp cán đích. Vui hơn cả là bà con bản địa nơi đây đã mạnh dạn mở nhiều homestay để đón khách du lịch”.

Quả như lời ông Thịnh nói, đến bất cứ xóm nào của bà con người Mường cũng có vài homestay được mở ra. Thay vì nói chuyện trồng con gì, nuôi con gì, bà con người Mường bàn cách vay vốn mở cửa làm du lịch.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Người Mường xã Tự Do, huyện Lạc Sơn làm du lịch homestay gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa để nâng cao thu nhập. Ảnh: Phạm Hoài.

Trong những năm gần đây, nhiều tuyến đường giao thông được xây dựng, tu sửa, nâng cấp như: Tuyến đường tỉnh lộ 440 nối Quốc lộ 6 (tại ngã ba chợ Lồ) với các xã vùng cao; đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn đi Tân Lạc (qua địa bàn các xã vùng cao); đường 312A kết nối các xã vùng cao huyện Tân Lạc với huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Bá Thước (Thanh Hóa) và một số tuyến đường liên xã, liên thôn đã được nâng cấp, bê tông hóa.

Nhiều cơ sở lưu trú đã được xây dựng và đang tiếp tục được đầu tư thực hiện như: Phương Vui homestay, Mường Khụ homestay, Nhà nghỉ Thác Mu… Cũng giống như các hộ người Mường ở xã Tự Do, nhiều hộ dân khác ở Ngổ Luông, Ngọc Sơn cũng mạnh dạn vay vốn mở homestay đón khách. Ước tính mỗi năm có cả vạn du khách đã đến các xã vùng cao, mở ra cơ hội làm du lịch cộng đồng cho bà con nơi đây.

Danh lam thắng cảnh thác Mu tọa lạc ở xóm Mu Khướng thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Xác định du lịch sẽ là ngành mũi nhọn, là hướng làm giàu cho bà con người Mường, huyện Lạc Sơn cũng rất chú trọng tới việc du lịch gắn liền với gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên, bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc.

Huyện Lạc Sơn xây dựng kế hoạch đến năm 2025, các điểm du lịch Đồi Thung - xã Quý Hòa, thác Mu - xã Tự Do, bãi Bùi - xã Ngọc Lâu, không gian văn hóa Mường xã Yên Phú được đưa vào khai thác. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao bắt đầu có bước phát triển. Đến năm 2030 đưa vào khai thác các điểm du lịch hồ Cánh Tạng (Yên Phú, Văn Nghĩa, Bình Hẻm), thảo nguyên xanh xã Miền Đồi.

Nhân nghĩa huyện lạc trung hòa bình năm 2024

Mời bạn tham gia Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

- Tác phẩm dự thi phải viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam", ưu tiên cho chủ đề về "Nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số", là những tác phẩm phản ánh đúng sự thực khách quan. Ban Tổ chức Giải báo chí không nhận các tác phẩm hư cấu, tác phẩm văn học.

- Thể loại của các phẩm dự thi là ký sự, phóng sự, bút ký, bài phản ánh, bài phản biện viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

- Bài gửi dự thi trên báo in (đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay): Bài viết có dung lượng 1.000-1.500 chữ + 2-3 ảnh, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Bài dự thi trên báo điện tử (đăng trên Báo điện tử Dân Việt- Danviet.vn): Bài viết có dung lượng tối đa không quá 2.500 từ + 3-4 ảnh + clip, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Đối với các tác phẩm từ các cơ quan báo chí khác, bài dự thi là một tác phẩm hoặc một chùm bài được đăng tải trên báo, tạp chí in hoặc báo, tạp chí điện tử.

- Mỗi cơ quan báo chí được gửi tối đa 05 tác phẩm về Ban Tổ chức Giải báo chí viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" để chấm giải (với báo, tạp chí in, phải gửi tác phẩm, kèm số báo đăng tác phẩm, có xác nhận của cơ quan; bài đăng trên báo, tạp chí điện tử phải in tác phẩm ra và gửi kèm đường link, có xác nhận của cơ quan).

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 12/2023. (Trong đó, thời gian nhận bài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc ngày 15/11/2023 để Ban Tổ chức tổng hợp, chấm Giải).

Địa chỉ nhận tác phẩm:

Các tác phẩm gửi về để đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt gửi về hòm thư điện tử nhận bài dự thi: [email protected].

Điện thoại: 0902026692 (Nhà báo Bùi Hồng Liên- Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, thư ký Giải).