Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

Lý Thông Minh: Thần Điêu Đại Hiệp phiên bản 1976

Đây là tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp đầu tiên được chuyển thể lên sóng. Ở vào thời điểm bấy giờ, dù là diễn viên nổi tiếng nhưng nhan sắc của Lý Thông Minh không được đánh giá quá cao. Sở hữu đôi mắt to, sáng và có cái nhìn sắc sảo, thế nhưng những nét này lại dường như không phù hợp lắm đối với một Tiểu Long Nữ vốn nổi tiếng ngây thơ, dịu dàng.

Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

Thần Điêu Đại Hiệp và Long Cô Cô phiên bản 1976

Đó là chưa kể, ở vào thời ấy, Tiểu Long Nữ cũng không được mặc toàn đồ trắng đặc biệt như sau này. Trong phiên bản 1976, Cô Cô của chúng ta vẫn được ăn mặc theo phong cách các nữ hiệp hiện đại, quần áo đa màu và thay đổi theo các tập phim.

Trần Ngọc Liên: Thần Điêu Đại Hiệp 1983

Được đóng cùng với Lưu Đức Hoa, đây là bộ phim đã đưa tên tuổi của Trần Ngọc Liên lên tầm cao mới, và quả thật, cô xứng đáng được nhận những lời ngợi khen nhờ diễn xuất của mình.

Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

Tiểu Long Nữ phiên bản Trần Ngọc Liên

Tạo hình thanh thoát, cùng với đó là phong cách diễn xuất luôn khiến người xem cảm nhận được sự thanh cao, thoát tục của Tiểu Long Nữ đã khiến cho Trần Ngọc Liên chiếm trọn cảm tình của khán giả. Tới bây giờ, cô vẫn được coi là một trong những nàng Tiểu Long Nữ thành công nhất của màn ảnh rộng.

Lý Nhược Đồng: Thần Điêu Đại Hiệp 1995

Mặc dù đã được chiếu hơn 20 năm về trước, nhưng tới nay, mỗi lần nhắc tới cái tên Lý Nhược Đồng, khán giả vẫn luôn nhớ ngay tới một Tiểu Long Nữ xinh đẹp, thoát tục. Cặp đôi Cổ Thiên Lạc – Lý Nhược Đồng gần như đã được gắn chặt vào hai vai diễn để đời Dương Quá và Cô Cô vậy.

Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

Tiểu Long Nữ của Lý Nhược Đồng cực kỳ thần thái

Dù lúc ấy là người mẫu ảnh tự do, ít kinh nghiệm diễn xuất nhưng vai Tiểu Long Nữ như được đo ni đóng giày dành cho Lý Nhược Đồng vậy. Ăn vận giản dị, nhưng Cô Cô trong phim luôn toát lên sự ngây thơ, đôi lúc mềm mại nhưng cũng có phần cương nghị, dù nhan sắc không quá rực rỡ nhưng cũng đủ sự tinh khôi và thu hút khán giả. Tới nay, đây vẫn được coi là vai diễn khó quên của Lý Nhược Đồng.

Lưu Diệc Phi – Thần Điêu Đại Hiệp 2006

Có lẽ đây được coi là nhân vật gây tranh cãi nhất trong các nàng Tiểu Long Nữ từ trước tới nay. Kẻ không thích thì mặc sức dè bỉu, cho rằng diễn xuất của cô nàng quá cứng và tệ hại, chẳng khác gì một bình hoa di động, trong khi nhiều người thì cho rằng Lưu Diệc Phi sinh ra để làm Cô Cô rồi.

Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

Vẻ đẹp mong manh của Lưu Diệc Phi

Công bằng mà nói, Lưu Diệc Phi mang tới một hình tượng Tiểu Long Nữ vô cùng ngây thơ, xinh đẹp và nhẹ nhàng trong từng lời nói, cử chỉ cho tới hành động. Tuy không được đánh giá quá cao về mặt diễn xuất, nhưng ít ra, hình ảnh Lưu Diệc Phi – Tiểu Long Nữ vẫn luôn đọng lại trong ký ức của khá nhiều khán giả, và cùng với Lý Nhược Đồng, cô cũng là một nàng Tiểu Long Nữ hiếm hoi được khán giả nhớ tên biết mặt.

Trần Nghiên Hy – Tân Thần Điêu Đại Hiệp 2014

Tân Thần Điêu Đại Hiệp 2014 đã nhận phải vô số lời chỉ trích, nhất là khi Vu Chính lựa chọn Trần Nghiên Hy cho vai nữ chính. Đôi má bánh bao, khuôn mặt đầy đặn khiến cho Trần Nghiên Hy bị cho là không lột tả được hết thần thái như tiên giáng trần của Tiểu Long Nữ. Nhìn cô giống một nàng tiểu thư đoan trang hơn là một cô gái cả đời chưa đặt chân ra ngoài cổ mộ như Cô Cô. Thậm chí, ngay cả kiểu tóc đùi gà cũng khiến cô nàng nhận phải khá nhiều lời chế giễu trên các diễn đàn và mạng xã hội.

Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

Có ai nghĩ được rằng đây là Tiểu Long Nữ không?

Hơi bất công cho Trần Nghiên Hy một chút, nhưng cũng phải thừa nhận rằng vai diễn Tiểu Long Nữ của cô là một sự thất bại thật sự.

Còn bạn thì sao? Ai mới là Tiểu Long Nữ đích thực trong lòng bạn? Hãy cho chúng tôi biết nhé.

Link bài gốc Lấy link

(2Sao) – Tạo hình của hai nhân ᴠật Mai Siêu Phong ᴠà Cầu Thiên Xích do Dương Dung ᴠà Trương Tâу thể hiện đã được tiết lộ.Bạn đang хem: Nhân ᴠật trong thần điêu đại hiệp

Những ai từng хem phim của Vu Chính đều có thể thấу, dàn diễn ᴠiên phụ hoặc khách mời trong phim đều là những ngôi ѕao nổi tiếng, được уêu thích. Tân thần điêu đại hiệp cũng không phải là ngoại lệ, nhất khi Trần Nghiên Hу bị “ném đá” tơi tả thì đâу được coi là ѕự “bù đắp” của Vu Chính dành cho các khán giả của mình.Mới đâу trên ᴡeibo của mình, biên kịch nàу đã công bố tạo hình của dàn diễn ᴠiên ᴠào ᴠai các nhân ᴠật phụ ᴠà khách mời trong phim. Nhìn danh ѕách diễn ᴠiên có thể thấу một loạt những mỹ nhân rất được уêu thích của màn ảnh Hoa ngữ là Triệu Lệ Dĩnh, Dương Dung, Tần Lam ᴠà cả Trương Tâу – bà хã của Trương Vệ Kiện. Điều đó có nghĩa là Trần Nghiên Hу tiếp tục phải chịu thêm những chỉ trích khi bị đem ra ѕo ѕánh ᴠới những nữ diễn ᴠiên nàу.

Bạn đang хem: Nhân ᴠật trong thần điêu đại hiệp

Nhân vật Cô có trong phim Thần điêu đại hiệp

(Viekiemhiep) - Thần điêu hiệp lữ là bộ tiểu thuyết thứ nhì nằm trong Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung, phần tiếp theo của Anh hùng xạ điêu. Trong truyện có nhiều nhân vật mang tiểu sử riêng. Vì chưa có điều kiện giới thiệu riêng từng nhân vật, nên chúng tôi lưu vào đây, theo nhóm, mang ý nghĩa tham khảo, giúp các fan tiện việc tra cứu.

Cái BangKiều PhongHồng Thất CôngHoàng DungLỗ Hữu Cước: trước là một vị trưởng lão trong Cái Bang, sau lên làm bang chủ kế nhiệm Hoàng Dung. Ông võ công không cao, nhưng có tinh thần yêu nước sâu đậm, được nhiều người kính mến. Về sau ông bị Hoắc Đô dùng mưu giết hại.

Gia Luật Tề: là người Liêu và là con rể của Quách Tĩnh. Sau khi Lỗ bang chủ của Cái bang bị ám hại, mọi người tổ chức thi đấu võ để chọn bang chủ mới và Gia Luật Tề đã trấn áp được quần hùng nên được bầu làm bang chủ. Xét về võ công cũng như trí tuệ, Gia Luật Tề không quá xuất sắc. Trong tác phần Thần điêu hiệp lữ, Kim Dung không nói rõ khả năng lãnh đạo cũng như khả năng tiếp thu võ công (Giáng long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp) của nhân vật này thế nào.



Cổ Mộ phái

Hồng Lăng Ba: là đệ tử của Lý Mạc Sầu, sư tỉ của Lục Vô Song. Không phải người xấu nhưng trung thành với sư phụ Lý Mạc Sầu vì ơn cứu mạng và dưỡng dục từ nhỏ. Sau chết tại tuyệt tình cốc do chính tay Lý Mạc Sầu sát hại.

Lâm Triều Anh: Người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà là người yêu của Giáo chủ Toàn Chân Giáo Vương Trùng Dương. Vì không thể thành thân với người yêu, bà trở nên oán ghét đàn ông và lập ra môn phái Cổ Mộ ngay phía sau Chung Nam Sơn, bản địa của phái Toàn Chân. Sau này, đồ tôn của bà là Tiểu Long Nữ thành hôn với phản đồ phái Toàn Chân là Dương Quá.

Bí kíp chân truyền của phái Cổ Mộ là Ngọc Nữ Tâm Kinh, ghi lại những võ công tâm đắc nhất của Lâm Triều Anh. Là tri kỷ của Lâm Triều Anh, khi đoạt được Cửu Âm Chân Kinh sau chiến thắng tại Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, Trung Thần Thông Vương Trùng Dương đã khắc bộ kinh thư này trong một động đá ở phái Cổ Mộ (Lâm Triều Anh đã mất trước Hoa Sơn luận kiếm). Cho nên sau này, trong phái Cổ Mộ cũng tồn tại một bản Cửu Âm Chân Kinh ghi trên đá. Đồ tôn của Lâm Triều Anh là Tiểu Long Nữ và Dương Quá đã phát huy được võ học của bà, luyện thành Ngọc Nữ Kiếm Pháp với tuyệt chiêu Song Kiếm Hợp Bích oai trấn giang hồ.

Lý Mạc Sầu (có bản dịch là Lý Mạc Thu), ngoại hiệu là Xích Luyện Tiên Tử và là đồ đệ của phái Cổ Mộ. Bà là người có võ công khá cao, diện mạo thuộc vào hàng mỹ nhân nhưng trong lòng lại chứa đựng đầy rẫy những căm hận về tình yêu, sinh ra tàn ác, giết hại rất nhiều người. Về sau Lý Mạc Sầu bị chết ở Tuyệt tình cốc sau khi tự vẫn nhảy vào biển lửa, vẫn với câu hát "Hỡi thế gian, tình là chi..." cho đến lúc chết. Nổi tiếng giang hồ với công phu: Ngũ Độc Thần Chưởng và Băng Phách Ngân Châm.

Tiểu Long Nữ

Dương gia

Dương KhangDương Quá

Phò tá Mông Cổ

Doãn Khắc TâyĐạt Nhĩ Ba

Hoắc Đô - sinh trong khoảng năm 1224 tại Mông Cổ là 1 trong 2 đệ tử của Kim Luân, nhân vật có võ công khá lợi hại với chiếc quạt hay cầm trên tay

Kim Luân Pháp Vương: là nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết võ hiệp "Thần điêu hiệp lữ" của nhà văn Kim Dung. Trong truyện, Kim luân pháp vương là Đệ nhất quốc sư Mông Cổ, và là nhân vật phản diện trung tâm. Lần đầu tiên Kim luân pháp vương xuất hiện là tại Anh hùng đại yến. Tại đây lão cùng 2 đệ tử là Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba tỉ thí võ công với các cao thủ võ lâm trung nguyên nhằm trở thành đệ nhất minh chủ võ lâm. Ý định này bị đổ vỡ do có Dương Quá phá đám và Tiểu Long Nữ ra mặt tỉ thí cùng Kim luân pháp vương. Lúc này võ công lão hay sử dụng là võ công sử dụng Ngũ luân, môn võ công rất lợi hại nhưng bị khắc chế bởi Song kiếm hợp bích của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Từ đó lão rất úy kị và căm ghét 2 người này.

Khi lão cùng bọn Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây, Mã Quang Tá tấn công vào cung Trùng Dương của Toàn Chân phái và đánh nhau với Tiểu Long Nữ, lão bị Dương Quá (lúc này đã cụt tay và luyện được võ công thượng thừa) dùng Huyền thiết kiếm chém xuống đầu khi đã bị thương, may nhờ đệ tử trung thành là Đạt Nhĩ Ba xả thân đỡ kiếm và cầu xin Dương Quá tha mạng (Đạt Nhĩ Ba tưởng nhầm Dương Quá là đại sư huynh đầu thai). Dương Quá mải lo cho Tiểu Long Nữ đang bị thương nên tha mạng cho 2 thầy trò lão, đuổi về Tây Tạng.16 năm sau, Kim luân pháp vương trở lại Trung Nguyên. Lúc này lão đã luyện thành Long Tượng Bát Nhã Công, môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng nên quyết tìm Dương Quá và Tiểu Long Nữ để báo thù rửa hận. Lúc này lão gặp con gái thứ 2 của Quách Tĩnh và Hoàng Dung là Quách Tương. Thấy Quách Tương thông minh lanh lợi, lão nảy sinh ý định nhận nàng làm đệ tử nhưng Quách Tương tìm mọi cách từ chối. Khi lão dẫn Quách Tương đến Tuyệt Tình Cốc tìm Dương Quá, lão bị 3 đại cao thủ võ lâm là Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng Đại Sư và Chu Bá Thông vây đánh và điểm huyệt lão. Lão lừa Quách Tương giải huyệt cho lão rồi bắt nàng làm con tin và đem trói trên đài cao trước thành Tương Dương nhằm uy hiếp Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Cao thủ võ lâm trong thành xông ra tử chiến cùng quân Mông Cổ giúp Quách Tĩnh và Hoàng Dung cứu con gái. Đang giao chiến ác liệt thì Dương Quá và Tiểu Long Nữ xuất hiện. Dương Quá giao đấu cùng Kim luân pháp vương. Kim luân pháp vương chiếm thượng phong do Dương Quá vì vui mừng khi gặp lại Tiểu Long Nữ nên bộ chưởng pháp Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng không dùng được nữa(bộ chưởng này chỉ khi lòng đầy buồn bã mới phát huy hết sức mạnh). Lúc sinh tử, Dương Quá đau buồn vì sắp phải xa lìa Tiểu Long Nữ nên xuất thần tung ra 1 tuyệt chiêu trong Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng làm Kim luân pháp vương ngã xuống khỏi đài cao. Vừa ngã xuống lão đã bị Chu Bá Thông ôm chặt, đài cao đang cháy đổ ụp xuống người lão, lão chết cháy trong đống lửa. Kim luân pháp vương chết mà chưa hoàn thành tâm nguyện là tìm truyền nhân cho bộ Long Tượng Bát Nhã CôngMã Quang TổNi Ma TinhTiêu Tương Tử

Quách gia

Quách TĩnhQuách Phù

Quách Tương: (hay Quách Tường theo bản cũ), là con gái của Quách Tỉnh và Hoàng Dung, sau này là sư tổ phái Nga Mi

Quách Phá Lỗ: là con trai út của cặp vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung, là em song sinh với Quách Tương. Từ tính cách đến diện mạo Quách Phá Lỗ đều rất giống cha, mày rậm, mặt vuông, chậm chạp nhưng cẩn thận, chắc chắn. Cái tên Phá Lỗ là do Quách Tĩnh đặt cho chàng với ý nghĩa "tiêu diệt quân Mông Cổ". Quách Phá Lỗ sinh ra trong lúc quân Mông Cổ tấn công thành Tương Dương nhưng không giống Quách Tương, cuộc đời chàng bình lặng, không có gì đặc biệt, rất ít xuất hiện trong truyện. Khi thành Tương Dương thất thủ, Quách Phá Lỗ tự vẫn cùng cha mẹ. Theo truyền thuyết, Quách Phá Lỗ là chủ sở hữu đầu tiên của Đồ Long đao.



Võ gia

Võ Tam Thông: Là đồ đệ của Nhất Đăng Đại Sư, sau có 2 con trai là Võ Đôn Nho và Võ Tu Văn (Đại Võ và Tiểu Võ), nửa cuộc đời của Võ Tam Thông điên loạn, tuy có vợ con nhưng luôn mang trong mình tình yêu với vợ của Lục Triển Nguyên. Sau này khi vợ chết dưới tay Lý Mạc Sầu, Võ Tam Thông chấn động, trở lại bình thường, tuy nhiên lại bị lừa đi tìm thuốc nên lạc mất 2 con. 6 năm sau, biết tin Tiểu Võ và Đại Võ đang được vợ chồng Quách đại hiệp nuôi dưỡng, Võ Tam Thông đã tới nhận mặt cha con, cùng với 2 con thề sẽ trả thù Lý Mạc Sầu

Võ Đôn Nho: Còn gọi là Đại Võ, là con của Võ Tam Thông, sau khi chứng kiến cảnh mẹ bị sát hại bởi Lý Mạc Sầu, đã được Kha Trấn Ác cứu và đem về đảo Hoa Đào, sau đó được vợ chồng Quách Tĩnh và Hoàng Dung thu nhận về làm đệ tử cùng với Tiểu Võ và Dương Quá, 2 anh em luyện võ mang trong mình nỗi niềm báo thù cho mẹ Tuy được Bắc Hiệp Quách Tĩnh trực tiếp chỉ dạy võ công nhưng Đại Võ chỉ học được chút ít bản lĩnh của sư phụ, thân thủ chậm chạp yếu ớt. Được miêu tả là bản lĩnh tầm thường, suy nghĩ ngắn, nhút nhát

Võ Tu Văn: Còn gọi là Tiểu Võ, là con của Võ Tam Thông, cũng được cứu bởi Kha Trấn Ác và được vợ chồng Quách Tĩnh - Hoàng Dung thu nhận làm đệ tử giống anh trai. Tuy sư phụ võ công cái thế nhưng Tiểu Võ yếu kém chỉ học được 1 phần võ công cũng như bản lĩnh của họ, 2 anh em Đại Võ và Tiểu Võ công phu ngang hàng, chỉ đứng hạng 5 hang 6 trên giang hồ. Khi trưởng thành 2 anh em gặp lại cha, tuy nhiên lúc này cùng mang trong mình tình yêu với Quách Phù (con gái Quách Tĩnh) nên không nghe lời cha mà trở nên mâu thuẫn, khi thành Tương Dương bị Mông Cổ tấn công, 2 anh em không cùng Quách Tĩnh trấn thành mà ra ngoài thành đánh nhau, ngay sau đó bị Lý Mạc Sầu hạ độc, đã được Dương Quá quên mình cứu sống. Tiểu Võ lanh lợi hơn anh trai nhưng bản lĩnh cũng chỉ vào loại tầm thường

Gia Luật YênHoàn Nhan Bình

Toàn Chân giáo

Vương Trùng Dương: Là sư tổ của phái Toàn Chân, thông thạo Cửu Âm Chân Kinh, bản lĩnh phi thường, là anh hùng đương đại, mang trong mình tình yêu với Lâm Triều Anh nhưng vì uẩn khúc mà không thể trùng phùng hạnh phúc

Chu Bá Thông: sư đệ của Vương Trùng Dương, biệt danh Lão Ngoan Đồng, 1 trong 5 đại võ của thiên hạ, được gọi là Trung Nhân, tính tình hời hợt ham vui, tuy nhiên luôn coi trọng bằng hữu

Khửu Xư Cơ: Giáo trưởng đời thứ 2 của phái Toàn Chân, là đại đồ đệ của sư tổ Vương Trùng Dương

Toàn Chân thất tử:

Doãn Chí Bình: Đệ tử chân truyền của Khưu Xử Cơ, sư đệ của Triệu Chí Kinh và là sư thúc Dương Quá. Từ nhỏ lớn lên ở Toàn Chân Giáo, được Khưu Xử Cơ vô cùng yêu quý, Doãn Chí Bình cũng là người có tư chất, nhưng quá tin người (nhất là sư huynh Triệu Chí Kính). Bị Triệu chí kính hãm hại.



Triệu Chí Kính: Là đệ tử của Khưu Xứ Cơ, sư huynh của Doãn Chí Bình và là sư phụ của Dương Quá. Là người lòng dạ hẹp hòi, tâm địa độc ác. Nhiều lần bài mưu ám toán Dương Quá nhưng thất bại. Cố ý hãm hại Doãn Chí Bình nhiều lần để tranh chức chưởng môn. Sau này cấu kết với quân giặc với mưu đồ lên chức chưởng môn Toàn Chân Giáo nhưng bị Chu Bá Thông phát hiện.

Tuyệt tình cốc

Cừu Thiên XíchCông Tôn Chỉ

Công Tôn Lục Ngạc: là con gái của Công Tôn Chỉ và Cừu Thiên Xích. Tuy có cha mẹ là những người độc ác, thủ đoạn nhưng cô lại là người hiền lành. Cô đem lòng yêu Dương Quá và nhiều lần giúp đỡ anh. Cô chết dưới thanh đao của cha mình vì không muốn cha mình uy hiếp mẹ và mọi người.

Những nhân vật khác

Âu Dương PhongCừu Thiên NhậnĐoàn Trí HưngĐộc Cô Cầu BạiHà Nguyên Quân: Ái nữ của Võ Tam Thông và Võ Tam Nương,Thê tử của Lục Triển NguyênHoàng Dược SưKha Trấn ÁcGiang Nam Thất QuáiLục Triển NguyênLục Lập Đỉnh

Lục Vô Song: Đệ tử phái Cổ Mộ. Được trực tiếp Lý Mạc Sầu thu nhận đệ tử, có tình cảm với Dương Quá nhưng chỉ kết nghĩa huynh muội.

Trình Anh: Biểu tỉ Lục Vô Song, cũng có tình cảm với Dương Quá. Đệ tử Hoàng Dược Sư.

-----------------

Bài liên quan:

  • Tóm tắt Thần điêu hiệp lữ