Nhân vật của bài Đêm nay Bác không ngủ

Nhân vật của bài Đêm nay Bác không ngủ

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả - tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

B. Tìm hiểu tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ

1. Tác giả. Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

b) Thể loại: Thể thơ 5 chữ

c) Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: 9 khổ thơ đầu : lần thức dậy lần thứ nhất của anh đội viên,

- Phần 2: 6 khổ thơ tiếp: lần thức dậy lần thứ ba của anh đội viên.

- Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ của anh đội viên về hình tượng Bác Hồ.

d) Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự

e) Giá trị nội dung

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

f) Giá trị nghệ thuật

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ. Có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện , kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

C. Sơ đồ tư duy Đêm nay Bác không ngủ

Nhân vật của bài Đêm nay Bác không ngủ

D. Đọc hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ

1. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác

- Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên:

+ Lần đầu chợt thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “ trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi anh hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các anh chiến sĩ.

+ Anh chứng kiến cảnh Bác đi “ dém chăn” cho các chiến sĩ với những bước chân “ nhẹ nhàng” để các anh không giật mình.

+ Ở trạng thái mơ màng như trong giấc mộng anh đội viên cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tụ. “ Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”

+ Lần thứ ba thức dậy, trời đã sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh. Sự lo lắng ở anh đã thành sự “ hốt hoảng” thực sự, vẫn ở trên anh chỉ dám “ thầm thì” hỏi nhỏ thì giờ anh hết sức năn nỉ “ vội vàng nằng nặc” mời Bác đi nghỉ.

+ Lòng vui sướng mênh mông anh thức luôn cũng Bác.

=> Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể chân thực tình cảm của anh, cũng như tìm cảm chung của bộ đội và nhân dân đối với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc.

2. Hình tượng Bác Hồ

- Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa câu chuyện lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản và lớn lao:

“ …. Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

- Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác.

- Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, cho nhân dân, thương bộ đội, đoàn dân công đã là “ một lẽ thường tình” của cuộc đời Bác. Vì Bác là Hồ Chí Minh vị lãnh tụ của dân tộc và là người cha già thân yêu của dân tộc Việt Nam.

Nhân vật trung tâm trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là ai ?

Nhân vật trung tâm là Bác Hồ em nhé.


Còn nhân vật anh đội viên là nhân vật trữ tình

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.