Những câu hỏi đánh cho giảng viên đại học

Trường Đại học Quốc gia Tp.HCMTrường Đại học KHXH&NVCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcPHIẾU KHẢO SÁT MONG MUỐN CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊNXin các bạn vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây. Những thông tin bạn cung cấpsẽ là cơ sở giúp nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên cải tiến và nâng cao chấtlượng dạy – học.A. Thông tin chung1. Trường:2. Thuộc khoa:3. Ngành đào tạo:4. Sinh viên năm thứ:5. Giới tính của bạn:6. Bạn hiện đang theo học : Nam Bậc Cao đẳng Nữ Bậc Đại họcB. Nội dung khảo sátHãy cho biết mức độ hài lòng của các bạn với các nhận định sau bằng cách đánhdấu x vào ô tương ứng.RấtmongI.7. Nội dung giảng dạy hoàn toàn tronggiáo trình.8. Sinh viên tự nghiên cứu giáo trình,giảng viên mở rộng, giảng dạy nhữngkiến thức mới ngoài giáo trình.9. Giảng dạy trong giáo trình và mởrộng, giảng dạy kiến thức mới ngoàigiáo trình.10. Dạy những kĩ năng, kĩ xảo, đạo đứcMongBìnhmuốnthườngmuốnNội dụng giảng dạyKhôngmongmuốnPhảnđốinghề nghiệp.11. Dạy những phương pháp để tựnghiên cứu vấn đề.12. Giảng viên chia sẻ về những kinhnghiệm thực tế và những nghiên cứu củachính họII.Phương pháp giảng dạy13. Giảng viên giảng, sinh viên nghechép.14. Giảng viên đưa ra đề tài. Sinh viênphân công làm việc theo nhóm, thuyếttrình trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.15. GV hỏi, khuyến khích SV đặt câuhỏi, hướng dẫn SV đào sâu suy nghĩ đểhiểu bản chất hơn là thuyết trình cả buổihọc.16. GV hướng dẫn. Mỗi SV tự tìm hiểuvấn đề và thuyết trình trước lớp.III. Mong muốn về hình thức kiểm tra, đánh giá17. Đánh giá hoàn toàn dựa vào điểmthi.18. Đánh giá dựa vào điểm thi và điểmtrong quá trình học (thảo luận, thuyếttrình, chuyên cần,...)19. Không tổ chức thi. Đánh giá hoàntoàn dựa vào quá trình học.IV.Mong muốn về mối quan hệ giữa sinh viên (SV) và giảng viên (GV)20. GV chỉ tiếp xúc với SV trên lớp21. SV có thể liên hệ, trao đổi với GVngoài giờ học qua email, điện thoại,...22. GV tham gia những hoạt động do SVtự tổ chứcV.Mong muốn về nhân cách và năng lực của giảng viên23. Có kiến thức bộ môn sâu24. Có kinh nghiệm chuyên môn thực tế25. Có khả năng truyền đạt tốt, dễ hiểu26. Giảng viên đánh giá kết quả học tậpchính xác và công bằng27. Nhiệt tình trong công việc giảng dạy28. Quan tâm, thấu hiểu SV29. Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp vàkế hoạch giảng dạy.VI.30.31.32.Bạn mong muốn GV của bạn là :NamNữCả haiBạn mong muốn GV của bạn có học hàm hay học vị:Cử nhânThạc sĩTiến sĩGiáo sưKhông quan tâmBạn mong muốn độ tuổi của GV:Dưới 30Từ 30 đến 40Từ 40 đến 50Trên 5033.Những mong muốn khác về giảng viênKhông quan tâmBạn mong muốn những tính cách nào của GV:Hài hước, vui tínhSôi nổi, cá tínhNghiêm túcĐiềm đạmNghiêm khắcThân thiện, gần gũiÝ kiến khác:.......................................................................................34.A.B.C.D.Bạn mong muốn giảng viên có trang phục như thế nào?Lịch sự, nhã nhặn.Sang trọng và quyến rũLộng lẫy, thời trang.Giản dị, lịch sự và kín đáo.35.Ngoài những nội dung trên, các bạn còn mong muốn thêm điều gì ở ngườiGV?................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian giúp đỡ chúng tôi hoàn thànhphiếu khảo sát này!

Tài liệu ôn thi công chức - viên chức giáo viên

Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển công chức, viên chức ngành giáo viên năm 2017. Download.vn xin gửi đến quý thầy cô giáo và các bạn 400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên. Đây sẽ là tài ôn thi thi công chức, viên chức rất hữu ích để quý thầy cô tham khảo và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

60 đề phỏng vấn thi tuyển viên chức giáo dục

840 câu trắc nghiệm Tin học thi công chức giáo viên 2017

A. Câu hỏi vấn đáp:

I. Nhóm câu hỏi về quan điểm, đường lối phát triển giáo dục và Luật giáo dục:

Câu 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:

1. GD là quốc sách hàng đầu2. Xây dựng nền GD có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN3. Phát triển GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng

4. GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

Câu 2. Các giải pháp phát triển giáo dục:

1. Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học2. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo3. Đổi mới cụng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viân và cán bộ quản lý4. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và cụng nghệ5. Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chớnh6. Đổi mới cơ chế quản lý

7. Hội nhập quốc tế

Câu 3. Các mục tiêu giáo dục:

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4. Tính chất, nguyên lý giáo dục (điều 3, Luật Giáo dục)

- Tính chất: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ nghĩa MacLenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

- Nguyên lý: Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Câu 5. Nhiệm vụ nhà giáo: (điều 72, Luật giáo dục)

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của các nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bừng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Quyền của nhà giáo (điều 73, Luật giáo dục)

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Câu 7: Mục tiêu của giáo dục đại học

1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.

3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

* Tóm lại, Giáo dục Đại học phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao- Mở rộng đào tạo sau trung học phổ thông: đa dạng hóa chương trình đào tạo, liên thông, khắc phục mất cấn đối về cơ cấu.- Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội.

- Tăng cường năng lực tạo việc làm.

Câu 8: Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.

c. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

d. Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề.

e. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên giảng dạy trung cấp.

f. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.

Câu 9: Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a./ Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáob./ Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trong học phổ thôngc./ Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

d./ Giáo dục đại học và sau đại học, đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Câu 10. Việc biên soạn giáo trình cao đẳng, đại học được luật quy định như thế nào? (Điều 41)

Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung, kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo.

Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập; bảo đảm có đủ giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học.

Câu 11. Nhiệm vụ của thanh tra giáo dục được luật giáo dục qui định như thế nào? (Điều 111)

a. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục.

b. Thanh tra về việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;

c. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

d. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật xử lý hành chính.

đ. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật chống tham nhũng.

e. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của nhà nước về Giáo dục.

g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

Câu 12. Trách nhiệm của thanh tra giáo dục theo Luật giáo dục?

Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật thanh tra.

Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.