Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

- Thực dân Pháp bội ước.

+ Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Tại Hà Nội: thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang.

+ Ngày 18-12- 1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

- Ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến (19-12-1926)

- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

=> Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.

- Tháng 9-1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, nêu những nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là cuộc chiến tranh nhân dân - toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

- Cuộc chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở hầu hết các thị xã, thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

+ Miền Bắc: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh.

+ Miền Trung: Huế, Đà Nẵng.

- Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu oanh liệt suốt 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội để bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước.

- Giữa tháng 2-1947, cuộc chiến đấu trong các khu đô thị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong các thành phố, lực lượng ta rút lên chiến khu an toàn. Cuộc chiến đấu tạm thời kết thúc để chuyển sang một giai đoạn chiến đấu mới.

III. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

1. Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

- Âm mưu của địch:

+ Pháp lúng túng trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”

+ Chính trị: Thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.

+ Quân sự: Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, khóa chặt biên giới Việt - Trung.

+ Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ngày 7-10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cho hai cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc.

2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

- Chủ trương của ta:

+ Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.

+ Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: bao vây, tập kích quân nhảy dù.

+ Bẻ gãy hai gọng kìm của địch:

- Đường thủ ở Đoan Hùng ở (25-10-1947).

- Đường bộ ở đèo Bông Lau (30-0-1947).

- Ngày 19-12-1947, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

- Kết quả: Ta giành thắng lợi lớn, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. Cơ quan đầu não của ta an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành.

- Ý nghĩa: Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

IV. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. 

1. Âm mưu mới của địch:

Sau thất bại ở Việt Bắc, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch bị phá sản, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.

- Chúng thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" với nội dung chủ yếu là: tăng cường hoạt động mị dân, lôi kéo Bảo Đại để xúc tiến việc thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.

- Phá hoại khối đoàn kết toàn dân (lập các xứ tự trị ở Đông Bắc, Tây Bắc, Hoà Bình, Tây Nguyên): tăng cường bình định nhằm giữ vững, củng cố vùng tạm chiếm, tăng cường bắt binh lính xây dựng ngụy quân

2. Về phía ta:

- Thực hiện phương châm “đánh lâu dài"

- Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

- Từ 1948-1950:

+ Về quân sự: Ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị, ngoại giao:

- Năm 1948, tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.

- Ngày 14-1-1950, Chính phủ nhiều nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao với ta.

+ Về kinh tế:

- Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch.

- Đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ kinh tế dân chủ nhân dân.

+ Văn hoá giáo dục:

- Tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

- Hướng dẫn giáo dục phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

Xem thêm: Soạn Sử 9. Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Khởi nghĩa Trương Định - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Nguồn: Ảnh tư liệu

(Thanhuytphcm.vn) - Đầu tháng 9/1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Với truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất, trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 (1858-1896), đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đã anh dũng chiến đấu, tích cực cùng quan quân triều đình hoặc tự mình đứng lên chống thực dân Pháp. Mặc dù thực dân Pháp khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể đè bẹp tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân; các cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913); các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy (1885 - 1889) do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 - 1889) của Nguyễn Quang Bích; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người đứng đầu các cuộc đấu tranh đã dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh và ý chí quật cường của nhân dân, trở thành ngọn cờ quy tụ, đoàn kết nhân dân chống Pháp. Truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, nhân dân khắp cả nước tích cực đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên lần lượt thất bại.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Đình Tân Trào – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Quốc dân Đại hội ngày 16 và 17/8/19145 – quyết định khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng. Nguồn: Ảnh tư liệu

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào.

3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ.

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước.

8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[1] và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Sau 55 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Nguồn: Ảnh tư liệu

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (năm 1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi.

Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính

23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Sau đó, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.”[2]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn. Tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Đông Xuân (1951 - 1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân tộc ta phải hai lần tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kết quả của hai cuộc kháng chiến đó tuy khác nhau nhưng đều để lại những bài học lịch sử về phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Các chiến sĩ Sư đoàn 5, Quân khu 7 cùng lãnh đạo Phường 25, quận Bình Thạnh tặng nhu yếu phẩm cho người dân. Nguồn: Ảnh tư liệu

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay, bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết từ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang được phát huy cao độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự chung sức đồng lòng muôn người như một của cả dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trận chiến “chống dịch như chống giặc” nhất định sẽ thắng lợi trong thời gian không xa.

Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

-------------

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.424

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534

Tin liên quan