Những người rời khỏi omelas review

The ones who walk away from Omelas is a short story that raises questions that make you think and it allows for you to make up your own ideas and answers to the questions that it raises. There are no right or wrong answers, only how and what it makes you feel about the questions.

I think we have all heard or come by the question “Is a thousand joy’s worth a single pain?” before, or some version of it at least. In the story “Omelas” is a place where the people are filled with joy and happiness. The interpretation of what that happiness is, is up to us. We create our own ideas and the story only gives us suggestions to what it may be, but it’s up to our hearts to define.

“Perhaps it would be best if you imagined it as your own fancy bids, assuming it will rise to the occasion, for certainly I cannot suit you all” the author writes.

We create our own ideas and the story only gives us suggestions to what it may be, but it’s up to our hearts to define. The catch is [cause there’s always a catch right?] that hidden in the midst of all this happiness is a small child, locked in a small place screaming in pain and suffering. The happy people of Omelas know of this child and its suffering, but releasing the child would destroy the balance of Omelas and be the end of eternal bliss. Those are the terms. How do you feel about that?

“They all know it is there, all the people of Omelas. Some of them have come to see it, others are content merely to know it is there. They all know that it has to be there. Some of them understand why, and some do not, but they all understand that their happiness, the beauty of their city the tenderness of their friendships, the health of their children, the wisdom of their scholars, the skill of their makers, even the abundance of their harvest and the kindly weathers of their skies, depend wholly on this child’s abominable misery.”

Then there are the ones that walk away from Omelas. Why they suddenly decide to leave or where they go, we cannot know or begin to understand. They just up and leave, through the gates across the fields, always alone, they go.

I’d like to think that I am the kind of person that would walk away from Omelas. That I would not sit idly by and let an innocent bear pain for my happiness. But is this realistic in our own circumstances and the unfair divide in our world? Is this a sacrifice I am willing to give when it’s no longer hypothetical? In a crisis situation, I’d like to think that I am capable of that, but the reality of daily life doesn’t allow for this kind of sacrifice without me coming off as some kind of martyr.

I also saw Omelas as a whole, not as a city but as a person. And each person in omelas is a feeling within us. Some we are more aware of than others and our pain or locked up traumas are absolutely necessary to have marker to measure our happiness. For how can we know if we are happy if we have not any sadness to compare it to? We need a scale of some sort to weigh our feelings.

And some memories, feelings or thoughts leave us, for no apparent reason. That’s just how we work.

“But they seem to know where they are going, the ones who walk away from Omelas.

I loved this story and how it made me think. If you want to open your mind and release some thoughts you’ve come to the right place, but be aware that there are no answers to be found here.

I was brought here by BTS, yes you read that right, the korean boyband encourages reading with their music and videos. Their music video “Spring day” pays homage to the book and they’ve added some extra cryptic material for further reflection and theories to flourish. It’s definitely worth a watch!

//ws-na.amazon-adsystem.com/widgets/q?ServiceVersion=20070822&OneJS=1&Operation=GetAdHtml&MarketPlace=US&source=ss&ref=as_ss_li_til&ad_type=product_link&tracking_id=aniehart-20&language=en_US&marketplace=amazon®ion=US&placement=B01N0PZ35J&asins=B01N0PZ35J&linkId=2edc2e988b657016d55fbd18b8a16e0d&show_border=true&link_opens_in_new_window=true

The Ones Who Walk Away from Omelas là một truyện ngắn sáng tác hồi năm 1973 của nhà văn SFF huyền thoại Ursula K. Le Guin. Năm 1974, truyện đã đoạt giải Hugo ở hạng mục Truyện ngắn Xuất sắc nhất.

Nếu anh em nào hay đọc các bài review mình viết trong group, hẳn mọi người sẽ thấy cái bài này bị cụt ngủn nghiêm trọng. Phần TL;DR thì trắng trơn, trong khi phần giới thiệu chung thì có nhõn hai câu cộc lốc, về cơ bản là lặp lại phần tiêu đề theo một kiểu dài hơn, với cùng lắm tương thêm việc nó từng đoạt giải gì đấy. Thằng này nội dung đại khái thế nào, ý tưởng ra sao, nhân vật chính là ai, hay thậm chí đến cả cái ngách của nó là gì cũng chẳng được đề cập đến. Nói cách khác, ngay cả khi mọi người đã lướt qua hai phần của cái review này rồi, mọi người vẫn chẳng biết The Ones Who Walk Away from Omelas là cái của khỉ gì.

Và mình chân thành khuyên anh em hãy giữ nguyên cái đầu như thế để vào đọc The Ones Who Walk Away from Omelas.

The Ones Who Walk Away from Omelas [từ giờ sẽ gọi tắt là Omelas] là một mẩu truyện không thể tả theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về khoản nghĩa bóng, gần như chẳng có lời nào có thể lột tả được hết cái hay của Omelas. Nó mang rất nhiều tầng nghĩa, ẩn chứa rất nhiều thông điệp cực kỳ sâu sắc, và sẽ mang đến cho mọi người một trải nghiệm vừa khó quên, vừa khó diễn đạt. Về khoản nghĩa đen, Omelas là một cái truyện với nồng độ spoiler cao không tưởng. Động đến bất cứ điều gì về nó, kể cả chỉ một thứ cỏn con như việc nó nằm trong cái ngách nào của SFF, cũng là cả một vấn đề, bởi vì nó sẽ ngay lập tức đánh sụt những gì truyện sẽ mang lại cho mọi người.

Thực ra thì dù nghiêm trọng, những cái spoiler về truyện không đến mức làm cả câu chuyện sụp đổ đâu. Cá nhân mình cũng là một người đã bị spoil cực kỳ nặng cái truyện này, thậm chí còn biết luôn từ đầu đến cuối nó có diễn tiến thế nào, nhưng anh em cứ nhìn điểm mình cho là sẽ thấy điều đó gần như không làm suy chuyển cảm nhận của mình với nó mấy. Vấn đề là lúc đọc xong cái mẩu truyện đấy, bên cạnh ngây ngất với những cảm xúc lẫn lộn mà tác giả Le Guin đã khơi dậy trong người, mình còn thấy cực kỳ uất ức, bởi lẽ mình biết sức công phá của quyển này hoàn toàn có thể cao hơn nếu bước chân vào nó mà không hề biết đây là thứ gì. Chính bởi vậy, trong cái review này, mình chẳng muốn nói gì hơn ngoài việc mong anh em đừng ai dại như mình cả. Cứ tìm đọc Omelas đi, và hãy ngó lơ mọi giới thiệu, review, hay bất cứ cái gì đả động đến nó.

Và khốn nạn thay, thứ duy nhất mình có thể nói với anh em về Omelas lại là những điểm trừ của nó, căn bản vì mấy cái điểm trừ đấy quá vặt vãnh và vô thưởng vô phạt, thế nên không làm ảnh hưởng đến câu chuyện.

Chỉ có hai điểm duy nhất mình nghĩ có thể sẽ khiến anh em thấy khó chịu [và đây chính là lý do quyển này bị mình chấm là 9 đấy nhé, chứ điểm thực của nó phải là 10 kia]. Cái đầu tiên là Omelas không hẳn là một “câu chuyện” theo nghĩa mọi người sẽ kỳ vọng khi nghe nhắc đến một câu chuyện đâu. Mặc dù cũng có cao trào và bẻ lái các kiểu, truyện nhìn chung không có thứ gì giống với cốt hết, thế nên mọi người dễ chừng sẽ thấy nó hơi lan man và vô định. Cái thứ hai là cái bản chất của truyện này khiến nó không thể đọc một cách bình thường được, mà phải đọc khi đã có chút ít kiến thức hòm hòm về SFF, hoặc tối thiểu cũng phải quen với một cái ngách của mảng này, thì mới hiểu Le Guin đang làm gì với Omelas. Anh em mà có ai không quen đọc cái ngách đấy, hoặc đơn thuần đọc truyện này mà không để ý, thì sẽ rất dễ để hụt một tầng nghĩa rất quan trọng của truyện, và rốt cuộc sẽ thấy nó không thú vị như đã quảng cáo.

Nhưng một lần nữa này, mấy cái khiếm khuyết này cực kỳ vặt vãnh so với những gì Omelas mang lại, thế nên mọi người cứ tìm đọc truyện đi nhé.

Cũng như với phần cốt, cái thế giới của Omelas cũng thuộc diện “vùng cấm,” và mình không thể nói gì nhiều về nó. Điều duy nhất mình có thể tiết lộ với anh em là cái thế giới này được xây dựng theo một kiểu vừa đủ. Le Guin không miêu tả cặn kẽ từng li từng tí mọi viên gạch cấu thành nên thế giới này. Một số nét về cơ cấu hoạt động của nó cũng được động đến, nhưng chúng khá là sơ sài và trớt quớt, không đi sâu vào phân tích hay tô vẽ gì cả. Khoản khoa học của nó thì anh em cứ xác định luôn là không có đi. Dẫu thế, bà cụ vẫn dựng lên được trong tâm trí anh em một bức hình khá sống động về cái thế giới nền của câu chuyện, đủ để những gì cần xảy ra xảy ra.

Và có một điểm mình phải nhấn mạnh lại thế này: Omelas không phải là một câu chuyện truyền thống. Nếu thấy có lăn tăn gì về thế giới của nó trong lúc đọc, hãy nhớ kỹ lấy cái câu này và những phần liên quan mình đã nhắc đến ở mục cốt nhé.

Phần này còn thảm hơn hai phần trên, bởi vì chẳng có gì bàn được ở đây cả. Một lần nữa này: cứ đọc Omelas đi, không cần biết gì hơn đâu.

Đây có lẽ là cái review sơ sài nhất mình từng viết, nhưng không phải vì Omelas là một câu chuyện rỗng tuếch hay nhàm chán. Ngược lại là đằng khác, tầm vóc của Omelas tỷ lệ nghịch với cái độ dài cỏn con của nó, và độ hay của nó thì có bàn đến sáng mai cũng chẳng hết được. Chết nỗi, chính vì Omelas quá sức hấp dẫn đến vậy, làm tổn hại đến trải nghiệm của người khác với nó theo bất cứ cách nào cũng là cả một tội ác, thế nên bài review hoàn hảo nhất cho nó sẽ là… một trang giấy trắng. Tất cả những gì mình có thể làm để thuyết phục anh em đọc nó là giấu tiệt mọi thứ về nó, và lặp đi lặp lại một câu duy nhất: đọc Omelas đi, đọc Omelas đi, đọc Omelas đi, đọc Omelas đi.

Và nhân tiện, vì quyển này được đưa vào giảng dạy trong khá nhiều chương trình văn học đại học, mọi người sẽ không khó để tìm ra một trường nào đấy đăng giáo án với tài liệu lên web cho sinh viên dễ đọc, nhưng vì tính toán hơi chập cheng nên để cả người ngoài cũng có thể tham khảo. Bản thân mình cũng đọc được Omelas trên web của một trường cao đẳng tại Texas, nhưng vì không rõ liệu cái đấy là tài liệu mở có chủ đích hay chỉ do bên trường họ sơ suất không giới hạn truy cập, thế nên không thể đăng lên đây được, nhưng anh em tra Google một tí là sẽ ra ngay thôi.

Chủ Đề