Nội dung cốt lỗi nghị quyết 54 2023 năm 2024

Đồng chí Trần Kim Yến giới thiệu những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 98 đến đội ngũ cán bộ chủ chốt quận Tân Bình

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 4/8, Quận ủy Tân Bình tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 và những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Dự hội nghị Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Trần Kim Yến; Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Nguyễn Xuân Tiến.

Tại hội nghị, đồng chí Trần Kim Yến thông tin tóm tắt một số kết quả thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14; từ đó đánh giá, tổng kết và đề xuất ban hành Nghị quyết đặc thù cho TPHCM.

Giới thiệu những nội dung về Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, đồng chí Trần Kim Yến nhấn mạnh, Nghị quyết số 98 được Quốc hội thông qua đã tạo điều kiện cho thành phố khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ và cả nước. Nghị quyết số 98 với những cơ chế, chính sách vượt trội giúp TPHCM phát triển xứng tầm. Sau Nghị quyết số 98 sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới của TPHCM, đó là đi vào đổi mới, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, tạo động lực mới để phát triển nhanh. Thành phố sẽ chuyển mình, tiếp tục hoàn thiện hệ thống theo tinh thần hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị TPHCM. Được như vậy, TPHCM sẽ đạt được mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Nguyễn Xuân Tiến cho biết, việc tổ chức hội nghị nhằm giúp cho các cấp ủy đảng, đơn vị, đội ngũ cán bộ chủ chốt quận nắm vững những cơ chế, chính sách đặc thù được nêu trong Nghị quyết số 98, để từ đó tạo tâm thế với quyết tâm, nỗ lực tối đa, đồng hành cùng với Thành phố góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

khi ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của Nghị quyết 54, sẽ giúp cho Thành phố tháo gỡ nhiều hơn, sẽ tạo cho Thành phố những động lực lớn hơn, mạnh hơn để Thành phố phát triển, để thúc đẩy đầu tàu kinh tế. Đó là khẳng định của đồng chí Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tại buổi gặp gỡ báo chí chiều ngày 19-5-2023.

Nội dung cốt lỗi nghị quyết 54 2023 năm 2024

Đồng chí Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì buổi họp báo (Ảnh: H.Hào).

Vì sao phải xây dựng Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và 5 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 54), Thành phố tiếp tục phát huy vị trí đầu tàu của cả nước.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; quy mô kinh tế tăng gấp 2,7 lần so năm 2010; GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010, đạt hơn 6.200 USD/người; thu ngân sách của Thành phố chiếm 27% tổng thu ngân sách cả nước; công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe người dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố từng bước được cải thiện và nâng cao.

Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết, nhiều nội dung triển khai Nghị quyết 54 còn chậm so với kế hoạch, hiệu quả chưa cao. Việc chậm triển khai các nội dung của Nghị quyết số 54 có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: do các cơ chế, chính sách thí điểm cơ bản là những nội dung mới, có tác động lớn, lâu dài, khi triển khai cụ thể cần nghiên cứu kỹ trước khi xem xét, quyết định. Ngoài ra, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54, Thành phố dành năm đầu tiên xây dựng kế hoạch và công tác chuẩn bị triển khai; đồng thời có 2 năm Thành phố chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nên thực tế Thành phố không có nhiều thời gian để phát huy toàn diện các cơ chế, chính sách của Nghị quyết.

Để đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có một Nghị quyết mới của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 54 nhằm tạo điều kiện cho Thành phố khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Thành phố để tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của Vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Việc ban hành một Nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh thay thế Nghị quyết số 54 nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển là cần thiết.

Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 sẽ tháo gỡ những vướng mắc, vừa tạo ra những không gian mới cho Thành phố phát triển.

Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 19-5, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đang khẩn trương cùng với Bộ KH&ĐT, các bộ, ngành khác ngày đêm chuẩn bị. Hiện nay, Tổ Biên tập thành phố mới kết thúc được khung hoàn thiện.

Nói về sự cần thiết phải xây dựng một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, đồng chí Phan Văn Mãi nhận định: “Rất cần thiết vì Nghị quyết 54 đã được thực hiện 5 năm; đến cuối năm 2022, Thành phố đã tổng kết và báo cáo Quốc hội, chúng tôi đề nghị Trung ương cần có Nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54; lúc đó, do công tác chuẩn bị cho Nghị quyết mới cũng chưa được đầy đủ nên Quốc hội cho kéo dài Nghị quyết 54 đến hết 2023 nhưng Thành phố phải cùng Chính phủ có Dự thảo Nghị quyết mới để trình Quốc hội càng sớm càng tốt.

Với những đặc thù của Thành phố thì khuôn khổ pháp luật hiện tại có những mảng, lĩnh vực chưa bao quát, chưa điều phối được hết và thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải có những khuôn pháp lý phù hợp để vừa tháo gỡ những vướng mắc, vừa tạo ra những không gian mới cho Thành phố phát triển. Do đó, chúng tôi đánh giá Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 khi ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của Nghị quyết 54, sẽ giúp cho Thành phố tháo gỡ nhiều hơn, sẽ tạo cho Thành phố những động lực lớn hơn, mạnh hơn để Thành phố phát triển, để thúc đẩy đầu tàu kinh tế - đồng chí Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Nội dung cốt lỗi nghị quyết 54 2023 năm 2024

Đồng chí Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: H.Hào).

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND thành phố, với số lượng 44 nội dung cơ chế, chính sách thuộc 4 nhóm sẽ giúp cho Thành phố tháo gỡ rất lớn những vướng mắc về mặt thể chế và chắc chắn sẽ tạo động lực cho Thành phố phát triển. Đặc biệt là sẽ quý trọng các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển; sẽ phân cấp phân quyền cho Thành phố chủ động hơn trong việc giải quyết các thủ tục, sẽ tháo gỡ cho TP. Thủ Đức. Khi TP. Thủ Đức được thành lập (thành phố trong thành phố, được thành lập từ 3 địa phương là Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức) thì cơ chế tổ chức hoạt động của TP. Thủ Đức chưa đi theo kịp. Do đó, Nghị quyết mới sẽ tháo gỡ một phần các vướng mắc để TP. Thủ Đức hoạt động tốt hơn.

Chúng tôi đánh giá những kinh nghiệm rút ra được từ việc thực Nghị quyết 54 hơn 5 năm qua, những bài học rút ra khi tổng kết; chúng tôi nhận thấy rằng việc chuẩn bị đội ngũ, chuẩn bị tâm thế để triển khai Nghị quyết mới này là rất quan trọng. Cho đến giờ này, Thành phố đã có bước chuẩn bị khá chủ động, chúng tôi đã có phân công lần đầu cho các cơ quan cụ thể hóa nội dung cơ chế, chính sách để trình HĐND thành phố tại kỳ họp giữa kỳ năm 2023 (tháng 7-223) và dự kiến có kỳ họp chuyên đề vào tháng 9 và kỳ họp cuối năm (tháng 12-2023).

Theo dự kiến sẽ trình HĐND khoản 28 nội dung, trong đó có các 8 nội dung là cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết mới như: nâng trần trung hạn (tại khoản 1 Điều 4); chúng tôi phải tính toán có bao nhiều dự án sẽ nằm trong gói nâng trần này, các thủ tục để thông qua để chúng tôi chủ động trong việc hoàn thiện dự án, chuẩn bị các thủ tục để đầu năm 2024 có thể triển khai các dự án này hay việc tự sử dụng ngân sách để chi cho giảm nghèo hay hỗ trợ lãi (chương trình kích cầu). Chúng tôi cũng chuẩn bị những đề án để HĐND thông qua.

Trong năm 2023 cơ bản là cụ thể hóa, 4 năm còn lại tổ chức thực hiện. đây là mong muốn của chúng tôi, trong quá trình thực hiện chắc chắc sẽ những có phát sinh chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh để làm sao việc thực hiện nghị quyết này đạt kết quả cao nhất – đồng chí Phan Văn Mãi cho biết.

Nội dung cơ bản Dự thảo của Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thành phố đã cơ bản hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54; Dự thảo Nghị quyết mới quy định 44 cơ chế, chính sách khá toàn diện trên 7 lĩnh vực khác nhau là: Quản lý đầu tư; Tài chính ngân sách; Quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; Thu hút nhà đầu tư chiến lược; Quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Tổ chức bộ máy của Thành phố; Tổ chức bộ máy TP. Thủ Đức; được phân thành 4 nhóm:

Nhóm 1: là các cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 54: HĐND thành phố quyết định dự toán ngân sách thành phố; quyết định phí, lệ phí mới; tăng mức dư nợ vay, …

Nhóm 2: là các cơ chế, chính sách có nội dung tương tự đã được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác như: HĐND thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND thành phố thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị; …

Nhóm 3: là các cơ chế, chính sách có trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian sắp tới như: UBND thành phố được ban hành và áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất trong một số trường hợp; Thành phố thực hiện thủ tục về giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất hình thành sau khi thực hiện lấn biển, tạo quỹ đất mới, không gian phát triển mới cho Thành phố.

Nhóm 4: là các cơ chế, chính sách mới, chưa được quy định tại Nghị quyết 54, chưa có trong Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác và chưa có trong các dự thảo Luật sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới nhưng rất cần thiết tạo điều kiện Thành phố phát triển đột phá trong thời gian tới như: mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD); cơ chế đầu tư các dự án theo phương thức PPP trong lĩnh vực thể thao, công nghiệp văn hóa; BOT đối với các dự án đầu tư Công trình nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa đường bộ hiện hữu; thực hiện lại hình thức hợp đồng BT; cơ chế phát huy hiệu quả vai trò của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước thành phố (HFIC); cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và tổ chức bộ máy TP. Thủ Đức.

Đối với những cơ chế, chính sách mà Quốc hội cho phép TP. Hồ Chí Minh áp dụng, UBND thành phố sẽ báo cáo Ban Cán sự đảng UBND thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện ngay trong tháng 7- 2023.