Nội dung hướng dẫn số 152 hd lmhtx hà nội

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận

Địa chỉ: Số 17 Nguyễn Tất Thành - P. Bình Hưng - TP. Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận

Điện Thoại: [0252].3821002. Fax: [0252].3825932

Email: sldtbxh@binhthuan.gov.vn

Designed by VNPT

Sáng ngày 16/4/2019 tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến dự có Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành của Trung ương; lãnh đạo UBND tỉnh, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX, các HTX, doanh nghiệp của 13 tỉnh thành phố Đồng bằng sông Cửu Long về dự.

Thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong khu vực đã chọn 156 HTX và 19 THT đăng ký tham gia thí điểm, đến nay các THT đã nâng lên thành HTX nên hiện nay có 176 HTX tham gia thí điểm.

Qua 02 năm thực hiện, kết quả như sau: Quy mô tăng về thành viên, vốn và diện tích. Tổng số hộ nông dân tham gia dự án thí điểm là 1.842 hộ [tăng so với 1.500 hộ so với khi bắt đầu thực hiện Đề án]; có 59 HTX tăng về số lượng thành viên. Một số HTX thí điểm tăng quy mô đất đai, mặt nước có [20 HTX mở rộng quy mô diện tích sản xuất, trong đó có 5 HTX tăng diện tích đất sản xuất chung và 18 HTX bổ sung thêm diện tích của thành viên].

Quang cảnh diễn đàn tại tỉnh Đồng Tháp

Có 18 HTX tăng vốn điều lệ, 21 HTX tăng vốn sở hữu. Hiệu quả hoạt động của các HTX tăng lên rõ rệt, có 37 HTX tăng doanh thu; 28 HTX tăng thu nhập sau thuế; 25 HTX tăng giá trị quỹ trích lập, 21 HTX tăng thu nhập bình quân cho thành viên, 15 HTX tăng thu nhập bình quân cho người lao động, 11 HTX tăng lương bình quân cho cán bộ quản lý HTX. Có 63% số HTX thí điểm thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp thông qua 298 đầu mối liên kết.

Tổng diện tích đất sản xuất tham gia ký kết là 28.639 ha, sản lượng 177.711 tấn, giá trị hợp đồng thực hiện là 88,2 tỷ đồng chưa kể số tiêu thụ theo hợp đồng thỏa thuận. Cùng với liên kết, các HTX đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, điều hành sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trình độ quản lý điều hành của cán bộ quản lý HTX được nâng lên rõ rết. Trong 176 HTX tham gia thí điểm đã có 61 Chủ tịch hội đồng quản trị/giám đốc; kế toán trưởng; 38 cán bộ kỹ thuật sản xuất chuyên ngành và 19 cán bộ quản lý kinh tế có trình độ sơ cấp, cao đẳng, đại học trở lên.

Có 102/176 HTX tham gia điểm được hỗ trợ tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ở 10/13 tỉnh thành trong khu vực. Hiện đã có 98 HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hàng năm và 111 HTX xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh dài hạn; 13 HTX áp dụng quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng trong sản xuất; 13 HTX áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến.

Tính đến hết năm 2018 toàn vùng đã có 1.803 HTX nông nghiệp, chiếm 13% tổng số HTX nông nghiệp trong cả nước. Từ năm 2016 đến nay, Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong 3 vùng có số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước, với số lượng tăng 552 HTX trong 2 năm. Tổng số thành viên của HTX nông nghiệp trong vùng là 230.000 người, trung bình mỗi HTX nông nghiệp có 130 thành viên.

Vai trò của HTX trong ứng phó với biến đổi khí hậu là rất lớn; nhiều tiến bộ KHKT trong canh tác đã được chuyển giao đến người sản xuất là thành viên trong HTX, đặc biệt là các kỹ thuật và quy trình sản xuất chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu như 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm.

Nhiều biện pháp canh tác áp dụng canh tác được áp dụng như bố trí lại lịch thời vụ xuống giống và xuống giống tập trung né rầy; canh tác khô/ngập để giảm phát thải khí nhà kính; tưới xen kẻ để chống thoái hóa đất.

Ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ thông minh 4.0 vào sản xuất thông qua hệ thống cảm biến, sử dụng năng lượng mặt trời, công nghệ trong quan trắc và tự động tưới ở một số tỉnh thực hiện rất tốt; áp dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP; SRP; ASC trong sản xuất nông lâm thủy sản.

Các HTX tham gia điều tiết kế hoạch sản xuất, rải vụ trái cây đối với 5 loại trái cây chủ lực như: Xoài, thanh long, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Thông qua các dịch vụ để hỗ trợ phát triển mạnh canh tác tôm-lúa ở khu vực nước lợ, 6 tháng mặn, 6 tháng ngọt. Năm 2014 diện tích nuôi tôm-lúa đã đạt 152,98 nghìn ha, chiếm 27,98% tông diện tích nuôi tôm, nuôi tôm nước lợ toàn vùng, trong đó Kiên Giang 71,5 nghìn ha; Cà Mau 43, 29 nghìn ha; Bạc Liêu 28,29 nghìn ha; Sóc Trăng 7,81 nghìn ha; Bến Tre 4,83 nghìn ha.

Các HTX liên kết với doanh nghiệp chế biến thu mua sản phẩm của thành viên và nông dân trên địa bàn theo chuổi giá trị. Tại diễn đàn có nhiều bài tham luận của các đơn vị như: Trường đại học Cần Thơ báo cáo tổng hợp kết quả của phiên Hội thảo về Mô hình HTX nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, cơ chế, chính sách hiện hành và những kiến nghị, đề xuất tại Thành phố Cần Thơ; phát biểu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Sở nông nghiệp các tỉnh và HTX, doanh nghiệp trong khu vực.

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ kết luận:

Từ khi có Quyết định 445 của Chính Phủ thì các HTX trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển nhanh, tăng số lượng và chất lượng, hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho thành viên ngày một tốt hơn, thu nhập bình quân của thành viên cao nhất so với cả nước, nhiều mô hình tốt đã xuất hiện, giảm chi phí, áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, tăng lợi nhuận cho thành viên rất cao.

Phó Thủ Tướng chi rỏ phải nhận thức cho đầy đủ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là trung tâm của cả nước về trái cây, lúa và các loại thủy sản, chiếm phần lớn của cả nước. Tuy nhiên thách thức cũng rất lớn, thứ nhất là thị trường, chi phí cao, chất lượng thấp. Quy mô lớn thì sự biến đổi và sự tác động của khí hậu rất khắc nghiệt.

Nhận thức thế nào về HTX nông nghiệp kiểu củ và kiểu mới, phải có sự vào cuộc của lãnh đạo từ tỉnh xuống cơ sở, phải xác định rõ giữa HTX kiểu củ và mới, để đánh giá cho đúng và gia tăng lợi ích cho thành viên, chứ không phải lợi nhuận cho HTX hay HTX có thành viên trong HTX là đủ như HTX kiểu cũ trước đây. Phải nắm được động cơ vào HTX, phải làm cho HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho thành viên. Kết hợp là liên kết các nhà mới có sức mạnh để thích ứng với biến đổi khí hậu, có đem lại lợi ích cho người dân thì người mới vào HTX và gắn bó với HTX.

Nhưng phải có bàn tay bà đở cho HTX là Nhà nước, cần liên kết chặc chẽ với nhau giữa HTX và doanh nghiệp, các địa phương cần có chương trình hành động cụ thể. Chú trọng và coi trọng chất lượng HTX, không thể làm tràn lang, đồng tình với các chính sách mà các địa phương đã kiến nghị, Chính Phủ sẽ có chính sách hỗ trợ và miễn giảm thuế VAT cho HTX, giao cho Bộ nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu. Trong chương trình chỉ đạo của địa phương hàng năm, thì địa phương cần bố trí nguồn lực cụ thể cho HTX, không thể lồng ghép vào chương trình nông thôn mới.

Đề nghị Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động Quỹ phát triển HTX. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thành báo cáo sơ kết QĐ 445 để chuẩn bị cho tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện tốt quản lý Nhà nước về HTX, thống nhất sẽ ban hành một nghị định riêng cho HTX nông nghiệp, có nghị định quy định tiêu chí đánh giá trang trại; Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh khung quản lý về HTX, trình Chính Phủ ban hành đề án hỗ trợ HTX về cơ sở, vật chất, chi hỗ trợ lãi suất cho các HTX.

Đề nghị Liên minh hợp tác xã Việt Nam sớm trình Chính Phủ dự thảo nghị định quy định hoạt động của Quỹ phát triển HTX, trình Đề án đào tạo cán bộ cho HTX trong thời gian sớm nhất.

Chủ Đề