Ở việt nam có bao nhiêu sân bay năm 2024

Việt Nam có bao nhiêu sân bay quốc tế, nội địa, và quân sự là câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc bởi vì nghành hàng không là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nên luôn nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư. Hãy cũng Taxi Đức Anh tìm hiểu chi tiết về các cảng hàng không đang hoạt động tại nước ta nhé!

Mục lục

Hiện nay, Việt Nam sở hữu một hệ thống phi trường với tổng cộng gần 40 điểm bay, để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của người dân trong và ngoài nước. Các sân bay tại Việt Nam đã được đầu tư, nâng cấp và mở rộng để đáp ứng được nhu cầu di chuyển ngày càng tăng. Hệ thống cảng hàng không tại Việt Nam được chia thành hai loại chính đó là sân bay dân dụng và quân sự.

Việt Nam có bao nhiêu sân bay là vấn đề đang được nhiều người quan tâm

Cảng hàng không dân dụng là loại sân bay phổ biến, được phục vụ cho nhu cầu di chuyển hàng ngày của người dân. Hiện nay, Việt Nam có 22 cảng hàng không dân dụng, gồm 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa. Điều đáng chú ý là những nơi này đều có các khu vực riêng dành cho quân sự trong những trường hợp cấp thiết.

Sân bay quân sự là những phi trường chuyên dụng cho các hoạt động quân sự. Việt Nam hiện có khoảng 14 sân bay quân sự, chủ yếu được sử dụng cho việc huấn luyện phòng không − không quân. Các sân bay này đều nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Hệ thống cảng hàng không tại Việt Nam không chỉ đa dạng về số lượng mà còn phong phú về chức năng, đảm bảo phục vụ tốt cho cả nhu cầu dân sự và quân sự.

2. Tổng hợp các sân bay quốc tế tại việt nam

Với sự phát triển mạnh của kinh tế nhất là trong lĩnh vực du lịch và vận tải hàng không, các sân bay quốc tế được Việt Nam đầu tư xây dựng có hệ thống với hơn 12 địa điểm trên khắp cả nước. Hãy cùng Taxi Đức Anh khám phá những cảng hàng không này nhé.

2.1 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất [SGN]

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất [SGN], với diện tích khoảng 850 ha và công suất phục vụ hơn 38 triệu lượt hành khách, đây là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam. Phi trường này nằm ở vị trí thuận lợi, chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7km.

Sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ là trụ sở của công ty cảng hàng không Việt Nam mà còn là nơi hoạt động chính của tất cả các hãng bay trong nước. Ngoài ra, sân bay này còn tiếp nhận các chuyến bay quốc tế của hơn 40 hãng hàng không từ khắp nơi trên thế giới.

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất luôn luôn bận rộn với lượng khách lớn đổ về mỗi ngày

Mặc dù nó sở hữu cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị kỹ thuật hàng không tiên tiến nhất, nhưng cảng hàng không Tân Sơn Nhất vẫn đang phải đối mặt với tình trạng quá tải hành khách. Do đó, trong quy hoạch giai đoạn tới năm 2030, phi trường này sẽ tiếp tục được nâng cấp và mở rộng diện tích nhằm nâng cao năng lực phục vụ và đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

2.2 Sân bay quốc tế Nội Bài [HAN]

Sân bay quốc tế Nội Bài [HAN], nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km. Đây là cảng hàng không lớn và quan trọng ở phía Bắc. Phi trường là nơi hoạt động của 5 hãng hàng không nội địa và gần 40 hãng bay quốc tế, với hàng trăm chuyến bay đến và đi mỗi ngày. Đây là trung tâm giao thông quan trọng, nối liền Việt Nam với nhiều điểm đến trên thế giới.

Sân bay Nội Bài có những đường băng được xây dựng hiện đại

Sân bay quốc tế Nội Bài được đầu tư nâng cấp và cải tạo, nhằm hướng tới mục tiêu là một trong những cảng hàng không lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho hành khách mà còn còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam

2.3 Sân bay quốc tế Đà Nẵng [DAD]

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng [DAD], có vị trí tại thành phố Đà Nẵng, là cảng hàng không quốc tế lớn nhất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Phi trường này chủ yếu phục vụ du khách trong và ngoài nước đến thăm Đà Nẵng và Hội An.

Nơi đây bao gồm 4 nhà ga: nhà ga quốc nội, nhà ga quốc tế, nhà ga VIP và nhà ga hàng hóa. Tính đến nay, thì sân bay này đã phục vụ được khoảng 15 triệu lượt hành khách và đứng thứ 3 trong số những sân bay lớn tại Việt Nam.

Bên trong nhà ga của cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Hiện tại, sân bay quốc tế Đà Nẵng có 5 hãng hàng không nội địa và 33 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động, với tổng cộng 67 đường bay, trong đó có 16 đường bay nội địa và 51 đường bay quốc tế. Đây là sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

2.4 Sân bay quốc tế Vân Đồn, Hạ Long [VDO]

Sân bay quốc tế Vân Đồn, Hạ Long [VDO], là một dự án đầu tư của tập đoàn Sun Group và còn là phi trường đầu tiên tại Việt Nam thuộc sở hữu của tư nhân. Phi trường này nằm ở vị trí thuận lợi, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 60km.

Cảng bay này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân trong và ngoài nước, đồng thời cũng là trung tâm vận chuyển hàng hóa quan trọng. Từ khi đưa vào hoạt động thì sân bay đã có những đóng góp lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế, xã hội và du lịch tại Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, Vân Đồn còn là một sân bay dự bị, mục tiêu chính là giảm bớt tình trạng quá tải hành khách cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài tại Hà Nội, đồng thời cung cấp thêm sự lựa chọn thuận tiện cho hành khách khi di chuyển đến và đi từ khu vực phía Bắc của Việt Nam.

2.5 Sân bay quốc tế Phú Quốc [PQC]

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc [PQC], được xây dựng và chính thức hoạt động vào năm 2012. Phi trường này nằm cách trung tâm phường Dương Đông khoảng 14km về hướng Tây Bắc. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, giao thông, du lịch cũng như công tác đảm bảo an ninh – chính trị vùng biển đảo.

Hiện nay, cảng hàng không Phú Quốc đã có 12 đường bay nội địa từ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… đến thẳng đảo Phú Quốc. Bên cạnh đó, sân bay cũng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ Hong Kong, Đài Bắc, Thành Đô,…

Bên ngoài cổng vào sân bay Phú Quốc

Hiện tại, lượng hành khách thông qua tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã đạt tới 3 triệu lượt, đưa cảng bay này vào top 5 sân bay nhiều hành khách tại Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện sự phát triển của ngành du lịch và hàng không tại Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế − xã hội của cả nước.

2.6 Sân bay quốc tế Long Thành – Cảng hàng không lớn nhất Việt Nam trong tương lai

Cảng hàng không quốc tế Long Thành, một dự án đang được xây dựng với quy mô cơ sở hạ tầng hàng không lớn nhất Việt Nam. Dự án sân bay Long Thành này chính thức khởi công vào năm 2021 và được dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Phi trường này có vị trí được quy hoạch tại Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai, cách trung thành phố Biên Hòa khoảng 30km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km, thuận tiện cho việc di chuyển và phát triển lên nền kinh tế.

Sân bay Long Thành đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện

Khi hoàn thành thì cảng bay sẽ bao gồm 4 đường bay, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo phục vụ được các loại máy bay. Ngoài ra, sân bay cũng dự kiến sẽ có 4 nhà ga rộng lớn, trong đó nhà ga hàng hóa có khả năng xử lý lên đến 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây sẽ là một bước tiến đáng kể trong ngành hàng không của Việt Nam.

2.7 Sân bay Quốc tế Cát Bi [HPH]

Sân bay quốc tế Cát Bi [HPH], chỉ cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 5km. Cảng bay này là một di sản từ thời kỳ Pháp thuộc và đã chính thức trở thành cảng hang không dân dụng từ năm 1985. Trong những năm gần đây thì sân bay Cát Bi có mức độ tăng trưởng ấn tượng trong mạng lưới hàng không Việt Nam, với công suất phục vụ hành khách tăng từ 35 – 40% mỗi năm. Trong vòng 3 năm gần đây, mỗi năm có hơn 2 triệu lượt hành khách thông qua cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Hiện nay, phi trường này đóng vai trò là cầu nối giữa thành phố Hải Phòng và các tỉnh thành lớn khác trong nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đồng thời, cảng bay cũng là điểm xuất phát của một số chuyến bay quốc tế đi Bangkok , Thâm Quyến, Quảng Châu,…

Sân bay quốc tế Cát Bi không chỉ phục vụ cho thành phố Hải Phòng, mà còn là phi trường dự bị, giảm tải cho sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển hạ tầng hàng không của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

2.8 Sân bay Quốc tế Vinh [VII]

Sân bay quốc tế Vinh [VII] có vị trí nằm ngoài ngoại ô thành phố Vinh và cách trung tâm thành phố khoảng 6-7km, là một di sản có từ thời kỳ Pháp thuộc. Sau nhiều năm nâng cấp và cải tạo, thì đã đạt tiêu chuẩn để được công nhận là cảng hàng không hàng không quốc tế.

Sân bay Vinh được thiết kế hiện đại với đầy đủ các chức năng

Mặc dù phi trường đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế, nhưng hiện tại sân bay Vinh chủ yếu chỉ có đường bay với các tuyến bay nội địa. Hiện tại có khoảng 11 đường bay nội địa đến và đi từ sân bay Vinh, kết nối thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An với các tỉnh thành lớn khác trong nước như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng,… Trung bình mỗi năm, cảng bay này tiếp đón và phục vụ hơn 1 triệu lượt khách. Nơi đây tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và đạt mức trung bình 7 triệu lượt khách mỗi năm.

2.9 Sân bay Quốc tế Phú Bài [HUI]

Sân bay quốc tế Phú Bài [HUI], nằm ở ngoại ô thành phố Huế và cách trung tâm thành phố khoảng 15km, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ giao thông và giao thương cho thành phố Huế. Đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của Vietravel Airlines, một hãng hàng không nội địa mới ra mắt vào đầu năm 2021.

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài hiện đang xếp thứ 5 trong mạng lưới bay toàn quốc với khả năng phục vụ lên đến 2 triệu lượt khách mỗi năm. Để nâng cao công suất phục vụ, sân bay đang trong quá trình xây dựng thêm nhà ga, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, nhằm mục tiêu nâng công suất phục vụ lên đến 5 triệu lượt khách mỗi năm.

Hiện tại, sân bay quốc tế Phú Bài đang khai thác 4 đường bay chính đến và đi từ Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt và Phú Quốc. Dự án này dự kiến sẽ mở thêm các đường bay nội địa và quốc tế mới để kết nối thành phố Huế với nhiều điểm đến khác, nhằm tận dụng tối đa năng lực khai thác của cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

2.10 Sân bay Quốc tế Cam Ranh [CXR]

Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh [CXR], được hoạt động từ năm 2004, đã trở thành một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao thông và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Sau nhiều lần được đầu tư xây dựng và mở rộng, sân bay Cam Ranh đã đạt đủ tiêu chuẩn để trở thành một cảng hàng không quốc tế.

Cảng bay này bao gồm 2 nhà ga hành khách: Nhà ga nội địa và nhà ga quốc tế. Đặc biệt, nhà ga hành khách quốc tế ở nơi đây được biết đến là nhà ga 4 sao đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng.

Toàn cảnh sân bay Cam Ranh

Hiện nay, sân bay quốc tế Cam Ranh đang khai thác 8 đường bay nội địa đến các điểm như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Thanh Hóa,… và đường bay quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Lượng hành khách thông qua tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đạt tới 10 triệu lượt, trong đó 70% là du khách quốc tế. Điều này giúp sân bay Cam Ranh trở thành phi trường duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ khách quốc tế cao hơn khách nội địa.

2.11 Sân bay Quốc tế Liên Khương [DLI]

Sân bay Quốc tế Liên Khương [DLI], được thiết kế dựa trên hình ảnh của loài hoa dã quỳ nổi tiếng của Việt Nam, không chỉ là một cơ sở hạ tầng hàng không, mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo. Đây là cảng hàng không lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Lâm Đồng.

Vị trí của sân bay được đặt trên quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 28km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa phi trường và trung tâm thành phố. Điều này giúp du khách dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt.

Nhà ga của cảng hàng không quốc tế Liên Khương bao gồm hai tầng, phục vụ cho cả các chuyến bay nội địa và quốc tế. Các cơ sở vật chất hiện đại được trang bị tại đây nhằm mang đến trải nghiệm thoải mái và tiện lợi nhất cho hành khách. Sự kết hợp giữa thiết kế độc đáo, vị trí thuận lợi và cơ sở vật chất hiện đại đã tạo nên sự độc đáo và tiện nghi của sân bay quốc tế Liên Khương.

2.12 Sân bay Quốc tế Phù Cát [UIH]

Sân bay Quốc tế Phù Cát [UIH], nằm ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, là một cảng với cơ sở hạ tầng hàng không quan trọng. Từ đây thì hành khách chỉ mất khoảng 30-50 phút di chuyển để về thành phố Quy Nhơn.

Phi trường được thiết kế lấy cảm hứng từ hình tượng đàn Nam Giao với hai tầng chính. Tầng một được thiết kế theo hình vuông, tượng trưng cho đất và được sử dụng để thực hiện các thủ tục lên máy bay, cũng như là nơi đặt các quầy hàng. Tầng hai có hình dạng tròn, tượng trưng cho trời, và chứa các văn phòng cũng như phòng chờ hạng thương gia.

Sân bay Phù Cát với những chuyến bay ra vào liên tục

Sân bay quốc tế Phù Cát có khả năng phục vụ từ 2,5 đến 4 triệu lượt hành khách mỗi năm. Điều đáng chú ý là ngoài vai trò là cảng hàng không dân dụng, đây còn là nơi huấn luyện quân sự và đóng vai trò là căn cứ chính của các sư đoàn không quân.

2.13 Sân bay Quốc tế Cần Thơ [VCA]

Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ [VCA], nằm ở khu vực miền Tây và chỉ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 8km, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ giao thông, giao thương và du lịch cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Sân bay Cần Thơ đã được công nhận là cảng hàng không quốc tế vào năm 2011, với cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đều đáp ứng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, cảng bay này đang khai thác khoảng 11 đường bay nội địa, kết nối thành phố Cần Thơ với các điểm đến lớn trong nước như Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Phú Quốc, Côn Đảo,…

Tuy chưa có đường bay quốc tế nào được khai thác thường lệ tại sân bay này, nhưng nơi đây đã tổ chức một số chuyến bay quốc tế với điểm đến là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng,… Hiện tại, lượng hành khách thông qua tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đã đạt tới 10 triệu lượt, chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và hàng không tại Việt Nam.

3. Tổng hợp các sân bay nội địa tại Việt Nam

3.1 Sân bay Điện Biên Phủ [DIN]

Sân bay Điện Biên Phủ [DIN] là một cảng bay nằm ở tỉnh Điện Biên, được thành lập vào năm 1954 dưới tên Mường Thanh Airfield, sân bay này nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 2,5 km và là cơ sở hạ tầng hàng không quan trọng nhất ở Tây Bắc. Hiện nay, phi trường này đã trở thành sân bay thương mại duy nhất phục vụ thành phố Điện Biên Phủ và khu vực Tây Bắc của Việt Nam. Do nằm ở vùng núi, đường bay của nơi đây này khá hẹp, chỉ phù hợp với các loại máy bay nhỏ và trung bình.

Sân bay Điện Biên Phủ có quy mô nhỏ và vừa

Các hãng hàng không như Vietnam Airlines và Bamboo Airways đã mở các tuyến bay thường lệ từ cảng hàng không Điện Biên Phủ đến các thành phố lớn khác ở Việt Nam như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Việc có phi trường này giúp thuận tiện cho việc di chuyển và phát triển du lịch và kinh tế của khu vực Điện Biên. Và sân bay này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối và phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, cung cấp sự thuận tiện cho du khách khi đến đây.

3.2 Sân bay Thọ Xuân [THD]

Sân bay Thọ Xuân [THD] còn được biết đến với tên cũ là phi trường Sao Vàng, nằm ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 45km. Cảng bay này được xây dựng vào năm 2012 và chính thức đi vào hoạt động 2018. Sân bay này được đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại, bao gồm sân đỗ máy bay, nhà ga, đường băng….

Dù chỉ là cảng hàng không nội địa nhưng sân bay Thọ Xuân vẫn được đầu tư xây dựng bài bản

Phi trường này phục vụ hành khách trên các chuyến bay đến và đi từ Thanh Hóa. Từ đây, hành khách có thể đi chuyến bay đến Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt,… Giúp hành khách thuận tiện di chuyển, tham quan, du lịch, công tác. Sân bay Thọ Xuân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và du lịch của Thanh Hóa và khu vực miền Trung. Nó cung cấp một cửa ngõ quan trọng để du khách có thể đến các điểm hấp dẫn trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế và giao thương quốc tế.

3.3 Sân bay Đồng Hới [VDH]

Sân bay Đồng Hới [VDH] là một cảng bay quốc tế nằm ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phi trường cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Nơi đây được xây dựng và hoạt động từ năm 1944 với ban đầu là một sân bay quân sự và sau đó được mở rộng, nâng cấp để phục vụ cả chuyến bay dân sự.

Hiện nay sân bay Đồng Hới chủ yếu phục vụ việc đi lại và du lịch đến vùng đất Quảng Bình nổi tiếng với các điểm đến như Hang Sơn Đoòng − hang động lớn nhất thế giới, Công viên Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và các bãi biển đẹp như Bảo Ninh. Việc có phi trường này đã thuận tiện cho du khách muốn khám phá vùng đất này và đóng góp vào phát triển du lịch và kinh tế của Quảng Bình.

3.4 Sân bay Chu Lai [VCL]

Sân bay Chu Lai [VCL] ] là một cảng bay nằm ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Phi trường này nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km. Nơi đây được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1965. Ban đầu là đây một cảng bay phục vụ cho mục đích quân sự nhưng sau đó được chuyển đổi cho mục đích dân sự.

Khung cảnh bên ngoài của sân bay Chu Lai

Sân bay Chu Lai chủ yếu phục vụ việc đi lại, du lịch đến khu vực Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Với vị trí thuận tiện, phi trường này giúp du khách tiếp cận các điểm đến du lịch nổi tiếng như thành phố cổ Hội An, di sản thế giới Mỹ Sơn, bãi biển An Bàng và Cù Lao Chàm. Ngoài ra, Chu Lai cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và công nghiệp của Quảng Nam, thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến khu vực.

Sân bay Chu Lai có các tiện ích như nhà ga hành khách, khu vực check-in, khu vực chờ, dịch vụ hỗ trợ hành khách và các dịch vụ khác. Nơi đây đang tiếp tục nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

3.5 Sân bay Tuy Hòa [TBB]

Sân bay Tuy Hòa [TBB] là một cảng bay quốc tế nằm ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Phi trường này được xây dựng và hoạt động từ những năm 1960. Nơi đây có diện tích tổng cộng khoảng 172 ha và nằm trên một độ cao 10 m trên mực nước biển. Đường băng của phi trường có chiều dài 3.048 mét, có thể phục vụ các loại máy bay như Airbus A320 và Boeing 737.

Sân bay Tuy Hòa nằm có không gian rộng lớn và thoáng đãng

Sân bay chủ yếu phục vụ việc đi lại và du lịch đến khu vực Phú Yên và các tỉnh lân cận. Với vị trí thuận tiện, cảng hàng không này giúp du khách tiếp cận với các điểm đến du lịch nổi tiếng như bãi biển Vũng Rô, bãi biển Đại Lãnh,… Ngoài ra, sân bay Tuy Hòa đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, du lịch của Phú Yên và các khu vực lân cận. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với các thành phố lớn trong nước và quốc tế.

3.6 Sân bay Pleiku [PXU]

Sân bay Pleiku [PXU] có vị trí tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và cách trung tâm thành phố khoảng 3km. Cảng bay này được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 1960. Sân bay có diện tích tổng cộng khoảng 350 ha và nằm trên một độ cao 804 m trên mực nước biển. Đường băng của phi trường có chiều dài 3.000 mét và có thể phục vụ các loại máy bay như Airbus A320 và Boeing 737.

Sân bay Pleiku đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận tải hàng không ở khu vực Tây Nguyên

Hiện tại, sân bay Pleiku phục vụ bởi các hãng hàng không như Vietnam Airlines và Bamboo Airways. Các tuyến bay chính từ đây kết nối với các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

3.7 Sân bay Buôn Mê Thuột [BMV]

Sân bay Buôn Mê Thuột [BMV] là một trong những phi trường quan trọng ở miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam và được xây dựng vào năm 1933. Hiện tại, cảng bay này có một đường băng dài 3.050 mét và một nhà ga hành khách hiện đại, với khả năng phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm.

Cảng hàng không này không chỉ là cổng kết nối vùng Tây Nguyên với các thành phố lớn trong nước mà còn là cầu nối quan trọng giữa khu vực này với thế giới. Đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo của Tây Nguyên Việt Nam. Sân bay Buôn Mê Thuột, với sự phát triển không ngừng và dịch vụ chất lượng cao, chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho mọi hành khách.

3.8 Sân bay Rạch Giá [VKG]

Sân bay Rạch Giá [VKG] là một cảng bay nội địa nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đây là phi trường quan trọng ở miền Tây Nam Bộ và phục vụ cho việc di chuyển. Cảng hàng không này được thiết kế với một nhà ga hai tầng, mang đến cho hành khách một không gian tiện nghi.

Nơi đây có đường bay rộng với kích thước 1500 x 30m, đủ rộng để phục vụ cho các chuyến bay an toàn và thuận tiện. Bên cạnh đó, sân đỗ tàu bay tiêu chuẩn với kích thước 200 x 76m, có khả năng chịu tải trọng lên đến 21,5 tấn, cho phép sân bay có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay khác nhau.

Sân bay Rạch Giá góp phần vào tăng trưởng kinh tế của miền Tây Nam Bộ

Cảng hàng không này nằm cách trung tâm thành phố Rạch Giá hơn 11km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa phi trường và trung tâm thành phố. Thời gian di chuyển từ cảng bay đến trung tâm thành phố chỉ mất từ 20 – 30 phút, giúp hành khách tiết kiệm thời gian.

3.9 Sân bay Cà Mau [CAH]

Sân bay Cà Mau [CAH] là một cảng hàng không quốc tế nằm ở thành phố Cà Mau và là phi trường chính phục vụ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cung cấp dịch vụ hàng không cho cả hành khách và hàng hóa.

Sân bay Cà Mau được thiết kế với đường băng rộng 300m và dài 1500m. Kích thước này cảng bay chỉ tiếp nhận các máy bay loại nhỏ. Mặc dù có kích thước hạn chế, nhưng nơi đây vẫn hoạt động hiệu quả với công suất tối đa đạt 200 nghìn lượt khách mỗi năm.

Sân bay Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với các thành phố khác trong và ngoài nước. Đây là cánh cửa chính để khám phá miền Nam Việt Nam và trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên đặc biệt của đồng bằng sông Cửu Long.

3.10 Sân bay Côn Đảo [VCS]

Sân bay Côn Đảo [VCS] còn được biết đến với tên gọi là sân bay Côn Sơn, một cảng hàng không nhỏ nhưng vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Nằm ở khu vực Cỏ Ống, Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phi trường này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng đất tuyệt đẹp này với phần còn lại của đất nước.

Dù có diện tích khá nhỏ so với các cảng bay khác, nhưng sân bay Côn Đảo vẫn đảm bảo cung cấp các dịch vụ hàng không cần thiết cho hành khách. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 14km, hành khách có thể dễ dàng di chuyển từ phi trường đến trung tâm thành phố bằng các phương tiện như xe taxi, ô tô, xe máy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và khám phá.

Các máy bay đang dừng đỗ tại đường bay của sân bay Côn Đảo

Sân bay Côn Đảo, với vị trí chiến lược và dịch vụ chất lượng, đã trở thành một cánh cổng quan trọng, kết nối Côn Đảo với thế giới. Đây không chỉ là một trung tâm giao thông mà còn là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo của vùng đất này. Sân bay Côn Đảo, với sự phát triển không ngừng, dịch vụ chất lượng cao, chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho mọi hành khách.

4. Tổng hợp các sân bay quân sự tại Việt Nam

4.1 Sân bay Kép

Sân bay kép là một phi trường quân sự nằm tại xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là cảng bay quân sự có vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thì nơi đây đã phục vụ cho quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979.

Các phi công đang được huấn luyện tại sân bay Kép

Sân bay Kép được coi là một khu vực phòng thủ chiến lược. Trong giai đoạn đó, Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 − Quân đoàn chiến lược mạnh nhất của Việt Nam đã đặt Trung tâm chỉ huy tại đây. Khu vực này được xem như một lá chắn phòng không cho Hà Nội từ phía Bắc.

4.2 Sân bay Phú Giáo

Sân bay Phú Giáo là một phi trường quân sự nằm ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Cảng bay này nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km và có một đường băng dài 1300m. Hiện nay, nơi đây được dùng để khai thác dự trữ quân sự.

Sân bay Phú Giáo nhìn từ trên cao

Sân bay Phú Giáo có vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi gặp áp lực lớn do sự gia tăng nhanh chóng của lưu lượng hành khách và hàng hoá. Phi trường này cung cấp một lựa chọn khác để phục vụ hành khách khu vực, đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Bình Dương và khu vực lân cận.

4.3 Sân bay Phước Bình

Sân bay Phước Bình nằm tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, là một cảng bay quân sự dự trữ. Phi trường này có vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an ninh quốc gia.

Sân bay Phước Bình có một đường băng bê tông dài 1.200 mét, đủ để phục vụ các loại máy bay quân sự như máy bay tiêm kích, máy bay huấn luyện và máy bay vận tải nhẹ. Đường băng này được xây dựng và duy trì để đảm bảo sẵn sàng cho các hoạt động quân sự, tình huống khẩn cấp.

4.4 Sân bay Biên Hòa

Sân bay Biên Hòa là một phi trường quân sự nằm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về phía đông. Đây là một trong những cảng bay quân sự quan trọng của Việt Nam và có vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sân bay Biên Hòa được xây dựng và phát triển từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi đó nó được sử dụng làm căn cứ không quân của Không quân Hoa Kỳ. Sau khi chiến tranh kết thúc, nơi đây đã trở thành một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tiêm kích của quân đội ta ở sân bay Biên Hòa

Sân bay này có một đường băng chính bằng bê tông dài khoảng 3.048 mét, đủ để phục vụ các loại máy bay quân sự như máy bay tiêm kích, máy bay vận tải và máy bay huấn luyện. Ngoài ra, phi trường cũng có các cơ sở hạ tầng hỗ trợ như hệ thống đỗ máy bay, nhà ga, nhà kho và các cơ sở kỹ thuật.

4.5 Sân bay Nước Trong

Đây là một sân bay nhỏ nằm ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nó được sử dụng cho mục đích dự trữ và khai thác quân sự. Sân bay này có một đường băng duy nhất, dài khoảng 1500 mét. Đường băng được xây dựng để phục vụ các hoạt động quân sự, bao gồm cả việc cất cánh và hạ cánh của máy bay. Độ dài 1500 mét của đường băng cho phép một loạt máy bay quân sự có thể hoạt động tại nơi đây một cách thuận lợi, bao gồm các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom,…

Công việc huấn luyện phi công tại sân bay Nước Trong

Ngoài đường băng, sân bay Nước Trong cũng có một số cơ sở hạ tầng khác để hỗ trợ các hoạt động quân sự. Bao gồm các cơ sở bảo dưỡng, nhà chứa nhiên liệu, các phòng điều khiển và trạm kiểm soát không lưu. Những cơ sở này đảm bảo rằng phi trường có thể cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cần thiết cho máy bay.

4.6 Sân bay Kiến An

Sân bay Kiến An là một sân bay quân sự nằm tại Kiến An, thành phố Hải Phòng và Là một phi trường dự bị cho sân bay quốc tế Cát Bi. Mục đích chính của nó là dự trữ và hỗ trợ hoạt động của cảng bay chính trong trường hợp cần thiết.

Sân bay Kiến An có một đường băng duy nhất với chiều dài khoảng 2400 mét và bề mặt bằng bê tông. Đường băng này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cất cánh và hạ cánh của các loại máy bay, bao gồm cả máy bay quân sự. Độ dài 2400 mét cho phép sân bay Kiến An phục vụ một loạt các loại máy bay, từ máy bay tiêm kích đến máy bay vận tải.

Tiêm kích xuất kích từ sân bay Kiến An

Ngoài đường băng, nơi đây cũng có các cơ sở hạ tầng và tiện ích khác để hỗ trợ hoạt động quân sự. Điều này bao gồm các cơ sở bảo dưỡng, nhà chứa nhiên liệu, phòng điều khiển và các trạm kiểm soát không lưu.

4.7 Sân bay Hòa Lạc

Sân bay Hòa Lạc là một sân bay nhỏ nằm ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Trước khi Hà Tây được hợp nhất vào Hà Nội năm 2008, nơi đây được xem là phi trường thứ tư của thủ đô sau sân bay Gia Lâm, Bạch Mai và Nội Bài.

Sân bay Hòa Lạc có quy mô nhỏ và chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động hàng không công nghiệp. Đường băng của cảng bay có chiều dài hạn chế và không phục vụ cho các loại máy bay lớn. Thông thường, phi trường này được sử dụng cho các chuyến bay của máy bay nhẹ, máy bay trực thăng, và các loại máy bay thể thao.

Các máy bay mô hình đang tập trung cho cuộc đua tại sân bay Hòa Lạc

Sân bay Hòa Lạc không phục vụ các chuyến bay thương mại và không có các tiện ích hành khách như các cảng hàng không quốc tế lớn khác. Thay vào đó, nó thường được sử dụng cho mục đích đào tạo phi công, thử nghiệm máy bay,…

4.8 Sân bay Gia Lâm

Sân bay Gia Lâm là một cảng bay quân sự nằm trên địa phận quận Long Biên, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km về phía đông. Nơi đây được xây dựng từ năm 1930 và từng phục vụ như sân bay chính của Thủ đô Hà Nội trước khi Nội Bài đi vào hoạt động năm 2000. Ban đầu, cảng bay này được sử dụng cho các hoạt động hàng không dân sự và quân sự. Sau đó, khi Nội Bài được xây dựng để phục vụ các chuyến bay quốc tế, sân bay Gia Lâm chủ yếu hoạt động cho mục đích quân sự và các chuyến bay nội địa.

Máy bay trực thăng hoạt động tại sân bay GIa Lâm

Sân bay Gia Lâm có một đường băng và một số cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động hàng không. Đường băng của phi trường này có độ dài khoảng 2.400 mét và có thể phục vụ cho các loại máy bay trung bình và nhẹ. Nơi đây cũng có các cơ sở bảo dưỡng, nhà chứa nhiên liệu, nhà ga.

4.9 Sân bay Anh Sơn

Sân bay Anh Sơn là một cảng bay quân sự nhỏ nằm ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây đã có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Phi trường này được xây dựng vào những năm 1960 và phục vụ như một căn cứ không quân quan trọng của quân đội và các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến tranh.

Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, sân bay Anh Sơn đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động quân sự, bao gồm cung cấp lực lượng và vật tư cho các cuộc tấn công và chiến dịch. Nó cũng là điểm đến cho việc sơ tán và cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp.

4.10 Sân bay Thành Sơn

Sân bay Thành Sơn là một sân bay quân sự cấp 1 nằm phía bắc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Nơi đây có diện tích rộng khoảng 22km và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn.

Dàn tiêm kích của quân đôi ta tại sân bay Thành Sơn

Sân bay Thành Sơn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam, bao gồm cung cấp lực lượng, vật tư và trang thiết bị cho các cuộc tấn công, chiến dịch và các hoạt động quân sự khác. Ngoài ra, phi trường cũng có thể được sử dụng cho mục đích dân sự đối ngoại và hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp.

4.11 Sân bay Yên Bái

Sân bay Yên Bái nằm ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái. Là một trong ba phi trường quân sự của miền Bắc, được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1968. Nơi đây ban đầu được xây dựng để phục vụ quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động quân sự, bao gồm cung cấp lực lượng, vật tư và trang thiết bị cho các cuộc tấn công,…

Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh, sân bay Yên Bái đã được mở rộng và sử dụng cho mục đích dân dụng. Việc khai thác lưỡng dụng giúp cảng hàng không này phục vụ cả chuyến bay quân sự và chuyến bay dân dụng. Nơi đây có thể đón nhận các loại máy bay vừa và nhỏ.

4.12 Sân bay Trường Sa

Sân bay Trường Sa là một sân bay quân sự nằm tại thị trấn Trường Sa trên đảo Trường Sa Lớn, thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là phi trường quân sự duy nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Toàn cảnh sân bay Trường Sa nhìn từ trên cao

Cảng bay này có một đường băng dài khoảng 1300 mét và được xây dựng để phục vụ các hoạt động của không quân Nhân dân Việt Nam trên quần đảo này. Sân bay Trường Sa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hiện diện và kiểm soát của Việt Nam trên đảo. Nó cung cấp một cơ sở không quân để triển khai lực lượng, vật tư và trang thiết bị quân sự cần thiết để duy trì an ninh và tổ chức các hoạt động quân sự tại đây.

4.13 Sân bay Nước Mặn

Sân bay Nước Mặn là một sân bay quân sự nằm ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Sân bay này có một đường băng dài khoảng 1400m, được dùng để phục vụ trong chiến tranh.

Nơi đây có một quá khứ lịch sử quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trước khi Mỹ tham gia cuộc chiến, sân bay Nước Mặn đã được sử dụng bởi quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đội Mỹ. Phi trường này trở thành một trong những điểm đổ bộ quan trọng đầu tiên của quân đội Mỹ.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp lại danh sách các sân bay tại Việt Nam, những nơi này không những được xây dựng ở vị trí đắc địa, thuận tiện cho việc đi lại mà còn đầu tư hiện đại về cơ sở vật chất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ qua hotline để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Việt Nam có bao nhiêu sân bay Nội Bài?

Sân bay dân dụng: là các sân bay thông dụng của người dân, bao gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa. Bên cạnh đó, các sân bay ở Việt Nam dân dụng cũng sở hữu các khu riêng phục vụ nhu cầu quân sự trong trường hợp cần thiết.

Ở Hồ Chí Minh có bao nhiêu sân bay?

Tại TP. Hồ Chí Minh có 1 sân bay.

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu sân bay quốc tế đang được khai thác cho mục đích dân dụng?

2.1. Hiện tại, ở Việt Nam đang có khoảng 12 sân bay Quốc tế trong đó có 5 sân bay trọng điểm lần lượt là sân bay Quốc tế Nội bài [Hà Nội], Sân bay Quốc tế Đà Nẵng [Đà Nẵng], Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất [Hồ Chí Minh], Sân bay Quốc tế Vân Đồn [Quảng Ninh] và sân bay Quốc tế Phú Quốc [Kiên Giang].

Đông Nam Bộ có bao nhiêu sân bay quốc tế?

2 vùng kinh tế còn lại Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc có số sân bay lần lượt là 2 và 1. Vùng Đông Nam Bộ có 1 sân bay quốc tế nằm tại TP. HCM và 1 sân bay nội địa nằm ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ đang có sân bay lớn nhất cả nước, sân bay Tân Sơn Nhất tại TP.

Chủ Đề