Paraffinum liquidum có tốt không

Mỹ phẩm được coi như vật bất ly thân của những ai có nhu cầu làm đẹp. Song trong mỹ phẩm lại ẩn chứa nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư khiến không ít người lo ngại khi phải thường xuyên sử dụng nó?!

 

 

Nguy cơ gây ung thư của các hóa chất có trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm là một thuật ngữ bao gồm một loạt các sản phẩm: chất tẩy rửa cơ thể, chất dưỡng ẩm, chất khử mùi, bộ sản phẩm trang điểm, kem đánh răng.

Hàng ngày, khi ngủ dậy, chúng ta tiếp xúc ngay với kem đánh răng, sữa rửa mặt, nữ giới còn có thể thêm với bộ trang điểm hàng ngày. Kết thúc một ngày với việc tắm gội, tẩy rửa... xoay vòng với một lô mỹ phẩm và hóa chất...

Khi sử dụng mỹ phẩm, một số hóa chất có trong mỹ phẩm có thể thấm qua da vào cơ, máu với số lượng đáng kể, đặc biệt là khi mỹ phẩm để lại trên da trong một thời gian dài, nó gây ra hậu quả không nhỏ.

Trong mỹ phẩm có những hóa chất gì? Đơn cử một vài loại sản phẩm: sữa dưỡng ẩm, thành phần gồm: isopropyl, stearic acid, mineral oil, PEG-100 stearate, methylparaben, propylparaben, fragance... Son môi: paraben, methol, màu nhân tạo, acid salicylic...

 

 

10 chất độc trong mỹ phẩm như BHA, BHT, paraben,...có thể gây độc cho hệ miễn dịch, hệ thần kinh, đường hô hấp và khả năng sinh sản.

Hóa chất có trong mỹ phẩm chứa các chất hóa học để giúp làm mát da, giữ nước [mineral oil, methol, long não] hay làm màu môi lâu trôi, khó phai [chì, mangan]...

Hóa chất gây ung thư như thế nào?

Paraben: là chất được sử dụng cho việc bảo quản mỹ phẩm, người tiêu dùng ít khi được thấy in trên nhãn. Nó được phát hiện trong các mô của bệnh ung thư vú. Ngoài ra, paraben còn làm tăng lão hóa da và làm tổn thương AND.

Màu nhân tạo: Blue 1, Green 3: là chất gây ung thư. Một số màu sắc nhựa than đá nhân tạo có chứa các tạp chất kim loại nặng, trong đó có thạch tín [asenic] và chì [lead] là những chất gây ung thư.

Mineral oil: có thể được biết đến với các biến thể như: petrolatum, paraffinum liquidum,... mineral oil [dầu khoáng], nghe có vẻ rất tinh chất và tự nhiên, nhưng thực chất nó được tạo ra từ dầu mỏ, có tác dụng làm mềm da, song nó lại có thể gây bít lỗ chân lông, tạo mụn và nguy hiểm hơn là gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

DEA[Diethanolamine]/MEA[monoethanolamine]/TEA[triethanolamine]: DEA và MEA là chất tạo bọt, được sử dụng trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. TEA được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm như: mascara, eyeline, foundation, suncreen... Đây là chất gây kích ứng mạnh ở da và mắt. Các chất này rất dễ thấm qua da, tích tụ trong nội tạng, trong não. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

Avobenzone, Benzophenone, PABA: có trong các sản phẩm chống nắng. Nó được biết đến như là nơi sinh ra các gốc tự do và người ta còn tin rằng nó cũng có thể gây ra ung thư hay làm tổn thương AND di truyền.

Triclosan: đây là một hóa chất kháng khuẩn, có công thức hóa học giống chất độc màu da cam. Nó bị nghi ngờ là hóa chất gây ra ung thư ở người.

Benzoyl Peroxide: là hóa chất hay có trong các sản phẩm trị mụn. Nó được Hiệp hội Hóa chất Mỹ đánh giá là tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng gây kích thích sự phát triển của ung bướu và có thể gây biến đổi gen ở người và động vật có vú.

Quaterium-15: là chất bảo quản trong mỹ phẩm. Trong điều kiện nhất định, nó có thể tạo ra formandehyde [một chất gây ung thư ở người].

Dùng mỹ phẩm thế nào cho an toàn?

- Dùng những loại mỹ phẩm có thương hiệu, dán nhãn, ghi rõ các thành phần hoạt chất.

- Tự chế các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên hoặc mua các mỹ phẩm “xanh, sạch”, mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

- Không nên nghe theo các quảng cáo tung ra các từ “tự nhiên - natural” hay “khoáng chất - mineral” hay “hữu cơ - organic” mà nên đọc kỹ các thành phần của sản phẩm trước khi mua hay dùng.

- Nên tìm các mỹ phẩm có thành phần: không có paraben [paraben free], vaseline, sáp ong, lanolin, bơ, chất tạo màu, mùi tự nhiên...

- Hạn chế các mỹ phẩm có các thành phần: chất tạo mùi thơm nhân tạo [fragance], DEA, MEA, TEA, màu nhân tạo, quaterium -15...

Mình từng nhận được rất nhiều lời tâm sự các bạn về những lo ngại khi sử dụng dầu khoáng. Quả thực, mới nghe qua mình cũng hơi rùng mình một chút, cứ tưởng tượng mình bôi một chất có nguồn gốc từ xăng, dầu mình hay dùng lên mặt, làm sao mà không lo cho sức khỏe, làm sao mà không thấy lo cho làn da của mình cho được. Đặc biệt, với da dầu, thì cứ nghe đến dầu khoáng là thấy dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông rồi. Nhưng thực chất, Mineral Oil hay còn được biết đến với cái tên Dầu khoáng có thật sự nguy hiểm cho sức khỏe và làn da không?

Mineral Oil hay còn được biết đến với cái tên Dầu khoáng có thật sự nguy hiểm cho sức khỏe và làn da không?

Đầu tiên, chúng ta cần biết rõ dầu khoáng là gì?

Dầu khoáng là loại dầu trong, không mùi, không màu được điều chế từ dầu mỏ. Dầu khoáng là sản phẩm phụ có được từ quá trình chưng cất dầu mỏ để sản xuất xăng. Chất này được dùng như một thành phần phổ biến xuất hiện trong lotion, kem dưỡng, thuốc mỡ và các sản phẩm trang điểm. Dầu khoáng nhẹ và không đắt tiền, có khả năng giảm mất nước trên da.

Dầu khoáng là loại dầu trong, không mùi, không màu được điều chế từ dầu mỏ

Dầu khoáng ít gây phản ứng dị ứng trên da. Một số nghiên cứu cho thấy dầu khoáng và petrolatum [một hình thức nửa thể rắn [semi-solid] của dầu khoáng, thường được biết đến với cái tên Vaseline] có thể hỗ trợ làm lành vết thương.

Những lo ngại thường thấy từ dầu khoáng

Liệu dầu khoáng có gây ung thư

Điều quan trọng nhất bạn cần biết là dầu khoáng dùng trong mỹ phẩm [Cosmetic-grade mineral oil] không giống với những chất được dùng trong công nghiệp ô tô, đường sắt và hàng không [industrial-grade mineral oil]. Loại dầu khoáng này được xem là một chất gây ung thư cho người, theo báo cáo về tác nhân gây ung thư từ National Toxicology Program’s Report on Cardinogen. Trong sản phẩm làm đẹp, dầu khoáng được sử dụng là loại đã được tinh chế – loại bỏ các tác nhân gây ung thư như polycyclic aromatic hydrocarbons. Trong một số cộng đồng trên mạng, nhiều người vẫn lo ngại về việc hóa chất này có thể gây những rủi ro cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các nghiên cứu không chứng thực lo ngại của họ. Bác sĩ da liễu Mona Gohara, giáo sư Da liễu tại đại học Yale đã nói: ‘Tại thời điểm này, thực sự không có dữ liệu nào chứng tỏ dầu khoáng trong mỹ phẩm có khả năng gây ung thư. Nhiều người nghĩ đến chúng khi ở dạng thô, nhưng chúng không phải dạng thô. Quá trình tinh chế đã thay đổi hình dạng và bản chất của chúng’.

FDA cũng đồng ý: ‘Dầu khoáng dược dùng trong mỹ phẩm [Cosmetic-grade mineral oil] là sản phẩm được tinh chế kỹ càng. Trong khi đó, Cosmetic Ingredient Review, một ban hội thẩm y khoa và chuyên gia khoa học [bao gồm FDA] vào năm 1986 đã kết luận rằng dầu khoáng an toàn khi sử dụng ở nồng độ 50%. CIR xác nhận lại kết luận này vào năm 2008 ”Kết luận của CIR ủng hộ việc sử dụng an toàn dầu khoáng trong mỹ phẩm’.

Liệu dầu khoáng có gây kích ứng?

Petrolatum và dầu khoáng – được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc dưỡng ẩm cho da. Hai thành phần này nằm trong top những thành phần giúp giảm lượng nước tự nhiên thoát khỏi bề mặt da vì chúng bảo vệ hàng rào tự nhiên của da – theo bác sĩ Mona Gohara.

Trong khi đó, những loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu dừa, dầu jojoba, và dầu argan có khả năng gây kích ứng cao hơn dầu khoáng. Dầu khoáng được xem là rất hiếm khi gây các phản ứng kích ứng trên da.

Dầu khoáng được xem là thành phần dưỡng ẩm an toàn và ít gây kích ứng nhất [Nguồn: Cosmetics & Toiletries, January 2001, page 79; and Cosmetic Dermatology, September 2000, pages 44–46]. Thâm chí, dầu khoáng còn được xem là có khả năng làm lành vết thương [Nguồn: Cosmetics & Toiletries, February 1998, pages 33–40].

Theo bác sĩ Molly Wanner, bác sĩ da liễu tại Massachusetts General Hospital và người hướng dẫn tại Harvard Medical School cũng đã nói ‘Có nhiều nghiên cứu, nhưng đối với chất giữ ẩm có nguồn gốc thực vật và không có nguồn gốc thực vật, không có nghiên cứu nào nói rằng loại này ưu việt hơn hẳn loại kia’

Liệu dầu khoáng có gây tắc nghẽn lỗ chân lông?

Một câu hỏi nữa cũng gây nhức nhối, đặc biệt là với các làn da dầu, đó là dầu khoáng có làm tắc nghẽn lỗ chân lông hay không?

Trước đây có một số bài báo cho rằng dầu khoáng là thành phần gây mụn, nhưng một số bài viết trên 1996 Journal of the Society of Cosmetic Chemists article và  2005 Journal of Cosmetic Dermatology article đã phản bác quan niệm này.

Mặc dù mang lại cảm giác nhờn dính, dầu khoáng không thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông vì kích thước phân tử quả lớn để có thể xâm nhập vào lỗ chân lông. Thay vào đó, dầu khoáng nằm lại trên bề mặt da, không gây mụn – mặc dù vậy, do tính nhờn dính, đây không phải là thành phần lý tưởng với da dầu vì chúng có thể gây cảm giác nặng nề, nhờn bí, cũng như gương mặt bóng loáng kém thẩm mỹ.

Điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là phải làm sạch da mặt nếu sử dụng mỹ phẩm trang điểm, việc khi lỗ chân lông bị bít do mỹ phẩm, tế bào chết, chất bẩn, mụn sẽ hình thành do bã nhờn bị bít & vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Kết luận

Những tuyên bố về dầu khoáng không an toàn dựa trên những nguồn thông tin sai lệch và sử dụng thông tin từ loại dầu khoáng chưa tinh chế. Sự thật là dầu khoáng an toàn cho làn da và sức khỏe của bạn, đặc biệt là những làn da khô và nhạy cảm.

Chủ Đề