Pha p đô hô nươ c ta bao nhiêu năm năm 2024

‘Trước đây thì chúng ta quá chú trọng vào một trận đánh. Nhưng sự nghiệp giành lại độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc đâu có thể chỉ nhờ một trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, mà phải là một quá trình dài, bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ năm 905’.

GS.TSKH Vũ Minh Giang phát biểu tại tọa đàm ra mắt sách - Ảnh: T.ĐIỂU

Và đặc biệt là từ năm 906, khi nhà Đường phải trao cho Khúc Thừa Dụ chức Đồng bình chương sự, về hình thức vẫn là tiết độ sứ của nhà Đường nhưng đã được toàn quyền ở đây. Nhờ đó ông mới thực hiện chính sách độc lập, khoan thư sức dân.

GS.TSKH Vũ Minh Giang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online bên lề tọa đàm ra mắt cuốn sách Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 11-3 tại Hà Nội.

Khúc Thừa Dụ hay Ngô Quyền?

Ông Giang nói giành lại độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc là một kỳ tích, nhưng càng ngày giới sử học càng nhận thức sâu sắc rằng kỳ tích không phải là kết quả của một trận đánh, một chiến dịch, mà là một quá trình.

Nhận thức mới từ những bài nghiên cứu gần đây, được tập hợp trong cuốn sách do TS Khúc Minh Tuấn chủ biên ra mắt hôm nay cho thấy: giai đoạn 1 của quá trình giành độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta chính là giai đoạn của chính quyền họ Khúc với ba đời, kéo dài 30 năm mà người đời sau gọi là thời Tam Khúc chúa.

Đấy là giai đoạn các chúa họ Khúc phát huy cao nhất trí tuệ, sự mềm dẻo, để chúng ta có được chính quyền độc lập thực sự trước, tránh phải đối đầu với quân chính quyền đô hộ phương Bắc đem quân đến đàn áp ngay.

Để nhà Khúc có 30 năm xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Trong 30 năm ấy, họ làm hồi sinh đất nước bằng khoan thư sức dân, trở về lối sống người Việt.

Khi đã tích đủ về lượng, tạo ra được thế mạnh cho mình rồi, thì quân Nam Hán đưa quân vào nước ta đầu những năm 930, chúng ta đã có cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chứ không còn là cuộc vùng dậy giành chính quyền nữa.

Sách 'Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam' - Ảnh: T.ĐIỂU

Tránh tư duy lập ông này bỏ ông kia

Khẳng định vai trò của chính quyền họ Khúc với việc kết thúc hơn ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc, nhưng ông Giang cũng nói mốc 938 là rất quan trọng, để khẳng định là chúng ta giữ được độc lập đã xây dựng được từ hơn 30 năm trước.

Khi Ngô Quyền giành độc lập rồi thì cũng còn phải mất 30 năm nữa để xây dựng nền tảng cho một quốc gia thống nhất. Vì ngay khi Ngô Quyền mất năm 944 là xảy ra loạn 12 sứ quân.

Phải đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh mới lại thống nhất được đất nước, xây dựng quốc gia mang tên Đại Cồ Việt, đất nước có quốc hiệu, niên hiệu, nền ngoại giao, có cương vực…

Như vậy, phải mất hơn 60 năm từ 905 với chính quyền họ Khúc đến 968 của nhà Đinh, chúng ta mới có một nền độc lập hoàn chỉnh để từ đó lập ra một thời đại gọi là văn minh Đại Việt.

Ông Giang kết luận: chấm dứt Bắc thuộc là một quá trình dài và họ Khúc chính là giai đoạn đầu của quá trình này, chứ không nên chỉ coi trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là cái mốc duy nhất.

Nhưng ông cũng lưu ý "không lập ông này bỏ ông kia", không vì ghi nhận đúng vai trò nhà Khúc mà hạ bớt vai trò của trận Bạch Đằng của nhà Ngô.

Chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc hơn một thiên niên kỷ đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta. Song xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến rõ rệt.

Năm 179 trước CN, nước Âu Lạc bị nước Nam Việt của Triệu Đà xâm lược. [Triệu Đà là tướng quân của nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, ông ta nhân cơ hội chiếm phần đất do mình được giao cai quản ở phía nam nước Tần lập nên nước Nam Việt. Còn nhà Tần thì bị nhà Hán thay thế.] Nước Âu Lạc bị đô hộ mở đầu cho thời kỳ lịch sử đen tối, đau thương, đầy uất hận dài đằng đẵng hơn 1000 năm của dân tộc Việt. Nước Âu Lạc bị sáp nhập thành các quận, huyện của các nhà nước phong kiến phương Bắc [qua các triều đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường của Trung Quốc]. Trong thời gian này, tuy bị cai trị, bóc lột tàn nhẫn, hà khắc nhưng nhân dân ta vẫn không những chẳng khi nào chịu khuất phục mà còn liên tục vùng lên đấu tranh nhằm giành lại độc lập tự chủ, chống bị Hán hóa.

Sau CN, năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Nhưng chỉ 3 năm sau. Đất nước lại bị rơi vào tay nhà Hán.

Nhiều cuộc khởi nghĩa lại dậy lên sau đó.

Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô thất bại.

Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa thành công, giành lại đuợc độc lập từ tay nhà Lương, xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân với mong muốn đất nước mãi mãi trường tồn.

Năm 545, nhà Lương đem quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế thua trận liên tục phải rút về động Khuất Lão. Tại đây ông bị bệnh chết. Triệu Quang Phục lên thay. Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch thực hiện chiến tranh du kích. Cuối cùng năm 550, Triệu Quang Phục mới giành được thắng lợi, khôi phục nước Vạn Xuân, tự xưng là Triệu Việt Vương. Đến năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử cướp ngôi.

Năm 602-603, Lý Phật Tử không chống được cuộc xâm lược của giặc, nước ta lại rơi vào tay nhà Tùy, rồi nhà Đường.

Năm 722, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa. Thất bại.

Năm 905, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành được chính quyền. Nhà Đường công nhận chính quyền tự chủ của ông.

Năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Nam Hán là một nước do Luu Ẩn, tướng của nhà Hậu Lương cát cứ vùng đất Hoa Nam mà mình được nhà Lương giao cho cai quản thành lập [nhà Lương cướp ngôi nhà Đường vào năm 907]. Người đứng đầu nước ta lúc đó là Khúc Thừa Mỹ không chống lại được, bị bắt sang Nam Hán. Các tướng lĩnh của họ Khúc tổ chức nhiều cuộc kháng chiến.

Năm 931, cuộc kháng chiến do Dương Đình Nghệ lãnh đạo thành công. Ông được tôn làm Tiết Độ Sứ.

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ cướp quyền lãnh đạo. Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ khởi binh trừng phạt. Kiều Công Tiễn cầu cứu nước Nam Hán và dĩ nhiên vua Nam Hán vui vẻ nhận lời.

Năm 938, quân Nam Hán do thái tử Hoằng Tháo kéo sang nước ta theo đường thủy định phối hợp với Kiều Công Tiễn đánh bại Ngô Quyền. Nhưng Hoằng Tháo chưa đến nơi thì Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn và bố trí trận địa chờ sẵn. Khi quân Nam Hán lọt vào trận địa mai phục của Ngô Quyền ở cửa sông Bạch Đằng thì bị đánh cho tan tác. Hoằng Tháo chết trận, quân Nam Hán tháo chạy về nước. Vua Nam Hán bỏ mộng xâm lược.

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, dựng kinh đô tại Cổ Loa. Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ hòan toàn cho nước ta sau hơn 1000 năm bị đô hộ bởi phong kiến phương bắc.

Năm 944, Ngô Quyền chết. Tình hình đất nước rơi vào cảnh hỗn lọan, tranh dành quyền lực giữa các phe phái tướng lĩnh và con của Ngô Quyền [Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn].

Năm 965, vị vua cuối cùng của triều Ngô là Ngô Xương Văn chết, các tướng lĩnh địa phương thi nhau cát cứ. Đất nước bị chia cắt thành 12 sứ quân.

Chủ Đề