Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Skip to content

Là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường biển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa. Đây là sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

Những rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Những rủi ro đối với hàng hóa thường được chia thành nhiều loại. Tuy nhiên, chủ yếu được chia theo nguồn gốc phát sinh và theo nghiệp vụ bảo hiểm như sau:

1. Theo nguồn gốc phát sinh:

  • Do thiên tai: bao gồm những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể nào chi phối được như bão, gió lốc, sóng thần, biển động,…
  • Do tai họa của biển: những tai họa có thể xảy ra với các con tàu vận chuyển ngoài biển như mắc cạn, đắm chìm, cháy nổ, mất tích,…
  • Do các tai nạn bất ngờ khác: các tác động ngẫu nhiên bên ngoài không thuộc những rủi ro đã đề cập ở trên. Các rủi ro này có thể xảy ra trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho,… trong vận chuyển bộ và vận chuyển thủy (đường biển).

2. Theo nghiệp vụ bảo hiểm:

  • Rủi ro thông thường: gồm những rủi ro mang tính chất bất ngờ và ngẫu nhiên xảy ra ngoài mong muốn như thiên tai, tai họa từ biển, tai nạn bất bất ngờ,…
  • Rủi ro được bảo hiểm riêng: trường hợp này sẽ được quy định cụ thể khi hai bên thỏa thuận hợp đồng, chứ không được bồi thường theo các điều kiện gốc. Các rủi ro trong trường hợp này có thể là chiến tranh, đình công, khủng bố,…
  • Rủi ro không được bảo hiểm: đối với các rủi ro đương nhiên xảy ra do bản chất của hàng hóa hay do lỗi từ phía người được bảo hiểm.

Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Xem thêm: Gửi hàng đi nước ngoài bằng đường biển

Những tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được phân chia loại theo:

1. Quy mô, mức độ tổn thất:

  • Tổn thất bộ phận: là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích hay giá trị.
  • Tổn thất toàn bộ: áp dụng trong các trường hợp đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, biến chất hay biến dạng không còn như lúc đầu khi được bảo hiểm.

2. Theo tính chất tổn thất:

  • Tổn thất chung: những chi phí hay hy sinh phát sinh khi tiến hành mục đích cứu tài cũng như hàng hóa thoát khỏi một sự nguy hiểm chung.
  • Tổn thất riêng: tổn thất này chỉ gây ra các thiệt hại cho một số quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu.

Lý do nên mua bảo hiểm hàng hải

Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hóa được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét.

Hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa và thường không trực tiếp áp tải được hàng hóa trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hóa. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.

Vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: Mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần… vượt quá sự kiểm soát của con người.

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hongkong… do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (bảo hiểm hàng hải).

Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa trong một phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiều rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở. Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Như vậy, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế. Bạn có thể tham khảo thêm “Những thông tin cần biết về bảo hiểm hàng hải”.

Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bao gồm các điều kiện cụ thể sau:

1. Điều kiện bảo hiểm C:

Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau:

  • Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm.
  • Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.
  • Cháy hoặc nổ.
  • Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh.
  • Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.
  • Hàng bị ném khỏi tàu.
  • Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.

2. Điều kiện bảo hiểm B:

Ngoài những rủi ro như trên, người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường khi xảy ra các rủi ro sau:

  • Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.
  • Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.
  • Nơi để hàng bị nước tràn vào.
  • Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.

3. Điều kiện bảo hiểm A:

Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên. Nếu đối tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường:

  • Mất cắp, mất trộm.
  • Thiếu nguyên kiện.
  • Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.
  • Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm cho mình thật nhiều những thông tin hữu ích liên quan đến loại bảo hiểm này. Mọi thông tin thắc mắc, hay cần sự hỗ trợ bạn có thể liên hệ với Athena Logistics để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.

Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Có thể bạn sẽ quan tâm: Dịch vụ gom hàng lẻ

Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vừa bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp khi có tổn thất lại vừa tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh.

Bảo hiểm hàng hóa đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa. Đây là sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

Lý do nên mua bảo hiểm hàng hóa đường biển

Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hóa được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét.

Hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa và thường không trực tiếp áp tải được hàng hóa trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hóa. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.

Vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: Mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần… vượt quá sự kiểm soát của con người.

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hongkong... do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa trong một phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiều rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở. Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế. Bạn có thể tham khảo thêm "Những thông tin cần biết về bảo hiểm hàng hải".

Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển rất cần thiết

Công ty cung cấp bảo hiểm hàng hóa đường biển uy tín

Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển uy tín. Khách hàng có thể tham khảo một số công ty sau để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Bảo hiểm Bảo Việt

Đối tượng bảo hiểm của Bảo Việt là hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới.

Các rủi ro được bảo hiểm:

  • Cháy, nổ
  • Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp
  • Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh
  • Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể khác không phải nước
  • Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn
  • Ném hàng khỏi tàu
  • Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện vận chuyển bị mất tích
  • Nước cuốn hàng khỏi tàu
  • Động đất, núi lửa phun, sét đánh
  • Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, container, nơi chứa hàng
  • Tổn thất toàn bộ kiện hàng do bị rơi trong khi xếp lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan
  • Cướp biển
  • Các rủi ro đặc biệt khác

Để nắm rõ sản phẩm bạn có thể tham khảo thêm: Thông tin cần biết về bảo hiểm hàng hóa Bảo Việt.

Bảo hiểm BIC

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của BIC thường áp dụng đối với các hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng đông lạnh, thịt đông lạnh.

Các rủi ro được bảo hiểm thường là:

  • Cháy và nổ
  • Tàu/phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm, lật úp
  • Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh
  • Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước
  • Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
  • Hy sinh tổn thất chung
  • Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu
  • Tổn thất chung và chi phí cứu hộ... 

Bảo hiểm hàng hóa đường biển BIC nằm trong sản phẩm bảo hiểm xuất nhập khẩu với nội dung và quyền lợi bảo hiểm cụ thể, bạn hãy tham khảo thêm "Thông tin bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Bic".

Bảo hiểm AIG

Sản phẩm bảo hiểm hàng hoá vận chuyển của AIG bảo hiểm cho tất cả mất mát và/hoặc hư hỏng đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển trên phạm vi toàn thế giới hoặc vận chuyển nội địa. Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ.

AIG bảo hiểm mọi rủi ro và trách nhiệm cho bên thứ ba, gồm các công ty xuất nhập khẩu (bao gồm cả hàng lưu kho), các khách hàng toàn cầu (bao gồm cả quản lý các rủi ro), các Công ty giao nhận vận chuyển và các dự án hạ tầng.

Để được tư vấn hỗ trợ lựa chọn công ty mua bảo hiểm phù hợp và nhanh chóng bạn hãy để lại thông tin liên hệ ngay bây giờ!!

Đăng ký ngay

Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Giúp doanh nghiệp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro

Các rủi ro được bảo hiểm

Theo nghiệp vụ bảo hiểm, các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.

Việc xác định và phân loại nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không.

Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bồi thường. Có thể phân thành các loại sau đây:

  • Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là những rủi ro mang tính bất ngờ ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như: Thiên tai, tai hoạ của biển (tàu bị mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, tàu bị lật úp, mất tích...), tai nạn bất ngờ khác như: Hàng hoá bị vỡ, lát, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, mất cắp, không giao hàng...
  • Rủi ro bảo hiểm riêng: Là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải thỏa thuận riêng chứ không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc như rủi ro chiến tranh, đình công, khủng bố được bảo hiểm theo điều kiện riêng.
  • Rủi ro không được bảo hiểm: Là những rủi ro không được người bảo hiểm nhận bảo hiểm hoặc không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là các rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra hoặc các thiệt hại do bản chất của hàng hoá, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ, rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không lường trước được, quy mô, mức độ và hậu quả của nó.

Các công ty bảo hiểm chi trả phí bồi thường bảo hiểm hàng hóa đường biển theo các điều kiện sau:

  • Hàng hóa bị mất do tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển bị mất tích.
  • Tàu chở hàng mắc cạn, bị cháy, va đập với các phương tiện vận tải trên biển khác gây hỏng hóc, đắm, thủng nghiêm trọng.
  • Ném hàng ra khỏi tàu trong quá trình bốc dỡ gây hỏng hóc, thất thoát.
  • Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ xảy ra sự cố lật đổ, trượt bánh.
  • Bốc dỡ hàng tại một cảng nơi gặp nạn, nơi đang xảy ra chiến tranh.
  • Các rủi ro đặc biệt như: Hàng không giao, giao thiếu mất cắp hoặc bị cướp.
  • Tổn thất chung và các chi phí liên quan (chi phí cứu nạn, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng...) 

Thủ tục giải quyết bảo hiểm

Khi xảy ra sự cố được cho là thuộc phạm vi bảo hiểm, người được bảo hiểm cần đảm bảo thực hiện các công vụ sau:

  • Lập tức triển khai mọi biện pháp có thể coi là hợp lý trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất.
  • Tách riêng hàng hóa gặp nạn và hàng hóa còn nguyên vẹn, tháo bỏ bao bì và hong khô hàng hóa (chỉ thực hiện khi những điều này không làm tăng mức độ hư hại của hàng hóa)
  • Báo ngay cho công ty bảo hiểm nếu nhận thấy sự cố nằm trong phạm vi hưởng bảo hiểm yêu cầu giám định tổn thất.
  • Thống nhất thời gian và địa điểm với người giám định, đảm bảo trong thời gian sớm nhất (hiệu lực bảo hiểm vẫn còn) và địa điểm gần nhất có thể.
  • Đảm bảo mọi quyền khiếu nại người chuyên chở, người nhận ký gửi hàng hóa hay một bên thứ ba khác được duy trì và thực hiện thỏa đáng.

Phân tích sự cần thiết của việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Bảo hiểm hàng hóa đường biển giúp doanh nghiệp an tâm hơn

Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển

Có hai loại là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm mở.

- Hợp đồng bảo hiểm chuyến:

Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này đến một địa điểm khác được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Ở loại hợp đồng này thì người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. 

Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường dùng bảo hiểm cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ, không có kế hoạch chuyên chở nhiều lần. Nó có thể là hợp đồng hành trình, hợp đồng thời gian, hợp đồng hỗn hợp, hợp đồng định giá hoặc hợp đồng không định giá.

- Hợp đồng bảo hiểm mở:

Là hợp đồng bảo hiểm trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng hoá vận chuyển nhất định không tính về mặt thời gian.

Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động, linh hoạt và phí bảo hiểm thường được trả theo chứng từ thời gian thỏa thuận, thường là theo tháng.

Lưu ý:

Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển còn rất nhiều chi tiết cần chú ý. Cụ thể như sau:

  • Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, có thể là giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: Giá hàng hóa, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.
  • Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Về nguyên tắc, Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Trong xuất nhập khẩu nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hoá đơn hay giá FOB hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay nói cách khác là bảo hiểm dưới giá trị.
  • Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm đường biển: Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây lên. Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không chỉ được sử dụng nhiều tại Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng không thể thiếu được hình thức này. Việc mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là rất cần thiết bởi nếu chẳng may những điều này xảy ra doanh nghiệp vẫn sẽ được đền bù giảm thiệt hại về tài chính.