Pháp luật Hồi giáo và pháp luật nhà nước Hồi giáo khác nhau như thế nào

Show

Đọc thôiđọc thì môn này ko có gì khó cả

4. Hệ thống pháp luật tôn giáo (Hồi giáo)
Giới thiệu về Đạo Hồi?
Pháp luật Hồi giáo:
+ Pháp luật Hồi giáo được coi là một trong những biểu tượng của đức tin. Nó không phải là một lĩnh vực khoa học độc lập mà chỉ là một khía cạnh của đạo Hồi mà thôi. Mục đích cơ bản là chỉ cho người dân theo đạo cách thức xử sự thế nào cho phù hợp với tôn giáo. Nó là phần thứ hai trong hai phần lớn của đạo Hồi, bao gồm: phải tin vào cái gì và phải làm hay không được làm cái gì. Về nguyên tắc pháp luật này chỉ áp dụng với những người theo đạo Hồi tuyệt đối sẽ không có hiệu lực gì nếu một trong các bên không phải người theo đạo. Pháp luật Hồi giáo là một hệ thống các quy định tôn giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối cũng như độc lập với bất cứ sự hỗ trợ nào của nhà nước và chính quyền. Về bản chất, đạo Hồi là một thứ tôn giáo đạo luật. Do đó có thể nói pháp luật đạo Hồi là sự kết tinh của tinh thần đạo Hồi chính thống, là sự phản ánh rõ nét nhất của tư tưởng đạo Hồi, mắt xích chính trong đạo Hồi theo Bergstrasser.
+ Việc thảo ra hệ thống pháp luật chi tiết được thực hiện bởi các luật gia, các nhà thần học đạo Hồi, xuất phát từ những lời răn của Thượng Đế. Họ tin tưởng rằng đó sẽ là pháp luật của một xã hội lý tưởng trong tương lai, sẽ được thiết lập trên toàn thế giới và hoàn toàn tin theo tôn giáo đạo Hồi. Nói cách khác, nó chính là loại hình pháp luật cuối cùng, hoàn thiện nhất và toàn thể loài người sẽ phải thừa nhận, đi theo. Mặt khác, các đạo luật của các nước không thể làm thay đổi mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà luật Hồi giáo chưa cụ thể hóa hoặc bỏ trống mà thôi. Ở đây đặt ra vấn đề, cần phân biệt chính xác không nên nhầm lẫn giữa pháp luật đạo Hồi với những hệ thống pháp luật thực định ở các nước đạo Hồi. Quan hệ giữa nhà nước vào đạo Hồi rất khác nhau trong các quốc gia mà xét về mặt truyền thống được coi là nước Hồi giáo. Một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel chính phủ coi đạo Hồi chỉ là một hình thức tôn giáo như nhiều hình thức tôn giáo khác và như vậy tồn tại nơi đây là hệ thống pháp luật thực định chứ không phải là pháp luật Hồi giáo. Một số quốc gia khác lại coi nhà nước chỉ là thứ cấp bên cạnh tôn giáo, là công cụ để thực hiện các quy định của tôn giáo và quy định luật Hồi giáo đương nhiên được nhà nước cưỡng chế thi hành. Ta bắt gặp quan đểm này tại các tiểu vương quốc Ả Rập, đông-nam bán đảo Arab nơi pháp luật Hồi giáo được xem là pháp luật tối thượng, duy nhất.
Sự phổ cập: Pháp luật Hồi giáo có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tại các nước đạo Hồi, bởi lẽ mỗi quốc gia lại có sự phát triển xã hội và nhà nước đặc thù riêng biệt. Có thể phân loại thành các nhóm sau đây:
+ Nhóm thứ nhất: Bao gồm các nước đã từng đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa và có dân cư đạo Hồi. Nơi đây, pháp luật lúc đầu được xây dựng theo chế định Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau khi nó tan rã, sụp đổ thì có xu hướng quay lại với truyền thống Châu Âu Lục địa. Pháp luật được dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt với những gì gọi là tôn chỉ của luật Hồi giáo. Các tòa án không bao giờ chấp nhận việc áp dụng pháp luật đạo Hồi, nó chỉ được tuân thủ một cách âm thầm trong dân chúng những người theo đạo mà thôi. Điển hình chính là các nước Kazakhstan, Turkmenistan, Kirghiizta, Anbania.
+ Nhóm thứ hai: Là các nước tuy có hình thái pháp luật hiện đại tạo hành lang pháp lý cho những quan hệ xã hội mới, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại luật Hồi giáo được vận dụng để điều chỉnh những mặt riêng biệt của đời sống xã hội liên quan đến những vấn đề nhân thân, chế định tôn giáo Các quốc gia này lại được chia ra thành những nhóm nhỏ phụ thuộc vào việc pháp luật hiện đại được xây dựng theo hình mẫu nào. Bao gồm những nước có hình mẫu pháp luật common law như Bangladesh, Malaysia, Nigeria và các nước theo hình mẫu civil law như các nước Châu Phi nói tiếng Pháp, một số nước nói tiếng Ả Rập, Iran, Indonesia
+ Nhóm thứ ba: Bao gồm những nước được xem như có hệ thống pháp luật Hồi giáo tiêu biểu: Afganistan, Koweit, Quatar, Ả Rập Xê-út, Yemen, Jordannie, Bahrein, U.A.E, Ở các quốc gia này, đạo Hồi là quốc đạo, ược ghi nhận như một tôn giáo chính thống. Người dân sống trong sự điều chỉnh của các quy phạm, các nguyên tắc Hồi giáo bởi pháp luật taị đây thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo. Còn nhà nước chỉ có vai trò giữ gìn, đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc chính thống của đạo Hồi mà thôi.
4.1. Nguồn luật và phạm vi điều chỉnh
4.1.1. Nguồn luật
Pháp luật Hồi giáo bao gồm bốn nguồn sau (bốn thành tố): Kinh Quran (hay còn gọi là Coran), kinh Sunna, Idjmá và Qiyas.
Nguồn tối cao và quan trọng nhất của đạo Hồi là kinh Coran_kinh thánh của người theo đạo Hồi. Kinh Coran được coi là có nguồn gốc thiêng liêng bao gồm những điều bí mật, những lời dạy của chúa (thánh Allalhs) truyền cho Prophet Muhammed người sống trong những năm 570 632 sau Công Nguyên. Những lời dạy của thánh Allalhs được truyền dần dần trong khoảng 23 năm. Kinh Coran được chia thành 30 phần chính, bao gồm tất cả 114 chương và được chia nhỏ thành 6.200 câu, mỗi câu vài dòng. Chỉ một phần nhỏ, chiếm khoảng 3% của cuốn sách là bao gồm những vấn đề liên quan đến pháp luật theo quan điểm của người phương Tây. Có khoảng 70 câu nói về quan hệ pháp luật gia đình và khoảng 30 câu có thể coi là vấn đề hình phạt; vấn đề hiến pháp và tài chính được nói tới trong khoảng 20 câu và khoảng 20 câu nói về vấn đề được coi là liên quan đến pháp luật quốc tế.
Nguồn luật tiếp theo là kinh Sunna. Kinh Sunna được kể lại bởi những tín đồ của Muhammed và được viết lại trên hadith bởi một số tác giả Hồi giáo sống vào thế kỷ thứ IX dựa trên truyền thống và những lời kể còn lưu truyền. Kinh Sunna đưa ra các quy định mà kinh Coran chưa có. Ví dụ: kinh Coran quy định cấm uống rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt, thì vấn đề hình phạt này lại được quy định trong kinh Sunna. Nói tóm lại, nếu kinh Coran để điều chỉnh đời sống thì kinh Sunna là để giải thích, bổ sung kinh Coran.
Nguồn luật tiếp theo là Idjmá, nghĩa là những quan điểm nhìn chung được chấp nhận của những người trung thành, chủ yếu là các học giả luật, về cách giải thích hai nguồn luật chính là kinh Coran và kinh Sunna. Ví dụ: Idjmá quy định phụ nữ không thể trở thành thẩm phán. Kinh Coran và kinh Sunna không có quy định này mà quy định này được giải thích theo quan điểm thống nhất của các học giả pháp luật Hồi giáo. Điều này cho thấy khoa học luật Hồi giáo có quyền lực rất lớn nhưng chỉ có một số ít học giả luật được kính trọng và những học giả này thường được nhờ để cho ý kiến về mặt pháp luật về một vấn đề pháp lý hóc búa. Trong thực tiễn, các thẩm phán có thể kiểm tra trong Idjmá để tìm kiếm nhiều giải pháp khả thi để áp dụng trong xã hội hiện đại. Và họ hoàn toàn tự do sáng tạo phương pháp mới để giải quyết các vấn đề tội phạm và vấn đề xã hội dựa trên cơ sở những quan điểm được đề cập trong Idjimá. Do vậy thẩm phán có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng quan điểm nào trong Idjmá để giải quyết một vụ việc cụ thể bất kỳ.
Nguồn luật thứ tư của Luật Hồi giáo là Qiyas, là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Nói một cách khác, Qiyas có thể gọi là phương pháp suy xét theo sự việc tương tự. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong kinh Coran, kinh Sunna và Idjmá. Ví dụ: như đó là một tội phạm về máy vi tính, trộm cắp phần mềm máy tính, trong kinh Coran và Sunna không đề cập đến loại tội phạm này. Hành vi này là cần thiết bị cấm nên thẩm phán phải dựa trên lý lẽ và logic để sáng tạo ra án lệ, hay còn gọi là Qiyas.
+ Các nguồn khác như tập quán, thực tiễn xét xử Tòa án cho đến giờ vẫn chưa có ý kiến thống nhất về các giá trị của chúng. Tuy nhiên trên quan điểm chính thống thì chúng không được xem là nguồn của pháp luật. Bởi vì:
Thứ nhất, thực tiễn xét xử tòa án chỉ có tính chất luân lý, không có tính ràng buộc các thẩm phán. Các phán quyết chỉ mang tính chất giải quyết một vụ việc cụ thể mà thôi.
Thứ hai, tập quán chỉ được dùng để bổ sung hoặc làm sáng tỏ một nguyên tắc, một quy phạm pháp lý nào đó, ví dụ nó bổ sung cho pháp luật đạo Hồi trong những vấn đề không được điều chỉnh như của hồi môn, sử dụng nguồn nước giữa hai khoảng ruộng Đó là các trường hợp các bên được phép giải quyết các mối quan hệ, những mâu thuẫn mà không cần đến sự can thiệp của pháp luật.
4.1.2. Phạm vi điều chỉnh
Hệ thống pháp luật Hồi giáo là một hệ thống pháp luật được nâng lên từ tôn giáo và đạo đức cho nên quy phạm của nó được xem là chế định duy nhất điều chỉnh toàn bộ xã hội. Điểm này khác biệt so với các quốc gia thuộc truyền thống pháp luật khác, bên cạnh quy phạm của pháp luật còn tồn tại quy phạm đạo đức với mục đích là đảm bảo cho sự hợp tình hợp lý và lẽ công bằng.
Nội dung quy phạm luật Hồi giáo là những lời răn đe, khuyên bảo của Thánh, của Chúa Trời. Nó quy định những hành vi nào được phép, những hành vi nào không được phép và hình phạt khi đi ngược lại những điều răn dạy ấy. Do là pháp luật của đức tin nên quy phạm Hồi giáo được những người theo đạo nghiêm túc tuân theo vì họ tâm niệm rằng khi thực hiện tốt, sẽ được gặp Thánh Allah trên thiên đàng. Còn những việc làm sai trái, nghịch với quy định cũng là nghịch với những lời răn thì hậu quả sẽ là không được siêu thoát. Kẻ nào không tuân theo pháp luật đạo Hồi là có tội, nhất định phải trả giá. Kẻ nào tranh cãi các phán quyết của pháp luật đạo Hồi là kẻ tà đạo, bị toàn thể xã hội Hồi giáo ruồng bỏ. Tất cả những điều này đã là một sự trừng phạt nghiêm khắc rồi. Đó là lý do giải thích cho việc quy phạm pháp luật Hồi giáo tuyệt đối không có phần chế tài pháp luật thực tế nào được ghi nhận cả nhưng vẫn đảm bảo được giá trị hiệu lực của nó.
4.2. Căn cứ để xác định một hệ thống pháp luật Hồi giáo
Một quốc gia được xem là thành viên thuộc hệ thống pháp luật Hồi giáo khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện:
+ Đạo Hồi được xem là quốc đạo (là tông giáo chính thống, có hiệu lực và ảnh hưởng cao nhất, sâu rộng nhất cả về lượng và chất so với các tôn giáo khác trong cả nước);
+ Luật pháp hoàn toàn xây dựng từ kinh thánh;
4.3. Đặc đểm của HTPL Hồi giáo
Pháp luật Hồi giáo có tính bền vững cao:
(Tính bền vững được xác định như thế nào?)
Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động lập pháp?
Cấu trúc quy phạm luật Hồi giáo:
Một quy phạm pháp luật thông thường bao gồm ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài. Tuy nhiên, trong luật Hồi giáo không tuân theo những cấu trúc thông thường như vậy. Trong các quy phạm pháp luật hồi giáo thông thường không có phần chế tài, mà nội dung chính của nó bao gồm các lời răn đe, khuyên bảo, quy định những việc được làm và không được làm mà không đặt ra chế tài nào, thông thường quy định: làm việc như thế này thì sẽ gặp được Alaz, tức là được lên thiên đàn, các tín đồ theo đó sẽ có nghĩa vụ tuân theo những việc làm được cho là đúng đắng và hợp pháp như thế.
Pháp luật DS TM các quốc gia Hồi giáo?
0o0

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...

Related