Pháp xâm lược nước ta vào năm nào năm 2024

Chiến tranh Việt-Pháp hay Chiến tranh Pháp-Việt là thuật ngữ chung để chỉ các xung đột quân sự giữa các chính quyền người Việt chống lại sự xâm lược và quyền thống trị của thực dân Pháp trên vùng lãnh thổ Việt Nam trong gần 100 năm, khởi đầu với sự kiện Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng năm 1858 và kết thúc với sự kiện Pháp thất trận Điện Biên Phủ năm 1954. Mặc dù các xung đột vũ trang vẫn liên tục nổ ra trong suốt thời kỳ, nhưng tập trung vào 2 giai đoạn chính:

  • Chiến tranh Pháp–Đại Nam [1858-1884]: Thực dân Pháp xâm lược Đại Nam và thiết lập thành công quyền thống trị trên lãnh thổ Đại Nam.
  • Chiến tranh Đông Dương [1945-1954]: Chính quyền cộng hòa đầu tiên của người Việt được thành lập và kháng chiến thành công chống sự thống trị của thực dân Pháp sau gần 100 năm.

Còn ngày kết thúc có thể coi đó là ngày 7/5/1954 khi Thiếu tướng de Castries và toàn bộ Ban Tham mưu quân đội Pháp ở Điện Biên giơ tay hàng. Và, sau đó là một đội quân lốc thốc, lếch thếch bẩn thỉu, hôi hám… lê bước hàng dài, đến hơn 15 ngàn tên.

Khi đánh chiếm thành Gia Định - Sài Gòn năm 1860, Trung tướng Pháp Charner có trong tay 70 tàu chiến với 3.500 quân. Vào Hà Nội lần thứ 1 vào năm 1873, Đại úy Francis Garnier chỉ có gần trăm lính. Lần thứ 2 ra Hà Nội năm 1887, Đại tá Henri Rivière chỉ có 2 chiếc tàu và mấy trăm quân [theo Việt Nam Sử lược của tác giả Trần Trọng Kim].

Năm 1945, trở lại Việt Nam, quân Pháp, dưới sự chỉ huy của Tướng Leclerc, sau này là nguyên soái, ban đầu cũng chỉ có vài trăm lính lê dương nhặt nhạnh sau chiến tranh, núp dưới ô dù quân Anh, vào Sài Gòn. Leclerc đã nói với sỹ quan dưới quyền rằng: “Đây là một cuộc dạo mát mà thôi”. Cuộc “dạo mát” ước tính chỉ vài ngày là “lá cờ ba sắc của nước Pháp: Xanh, trắng, đỏ - lại tung bay trên mảnh đất Đông Dương…

Đến Hội nghị Đà Lạt năm 1946, Trưởng đoàn Pháp xác định bằng câu đe dọa Võ Nguyên Giáp: “Nếu các ông không nghe, chỉ 15 ngày là chúng tôi sẽ đè bẹp các ông”…

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng đã chấm dứt 96 năm nước Pháp xâm chiếm Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Cuộc đời thường hay “chơi xỏ” con người… 15 ngày “dạo mát” ấy kéo dài từ ngày 19/12/1946 - tháng 5/1954, gần 9 năm, xấp xỉ 3 nghìn 500 ngày lẻ!

Nếu tính từ lần đầu tiên quân Pháp dẫm chân lên bãi cát Đà Nẵng đến khi “good bye” Việt Nam trên rừng Điện Biên Phủ, cứ ngẫm lại thấy “ông trời xanh sao khéo đa đoan”! Hay là con tạo đã sắp xếp cái lưới trời? Vào biển với trung tướng; về với thiếu tướng trên rừng; vào vài nghìn vài trăm quân, ra vài chục vạn!

Các nhà viết sử cho rằng, “nhân dân Việt Nam, mà cán bộ, chiến sỹ Điện Biên Phủ, dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp” đã đóng đinh “cái quan tài” “chủ nghĩa thực dân cũ” của lịch sử xã hội loài người tại lòng chảo Tây Bắc ấy!

Lịch sử cũng không cho nước Pháp đế quốc thực dân, khác với một nước Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái” sống thêm 4 năm nữa đến năm 1958, để có được “100 năm dạo mát” ở Việt Nam, 10 lần kém hơn người Trung Hoa “ăn ở” 1.000 năm trên đất Lạc Hồng.

Ngày 1/9/1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Đầu năm 1859, quân Pháp đánh chiếm Nam bộ, năm 1873, quân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.

Ngày 25/8/1883, triều đình Huế và Cao ủy Pháp ký Hiệp ước Harmand, chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp. Hiệp ước này không chỉ gây bất bình trong dân chúng, mà còn cả trong đội ngũ quan lại và quân đội triều đình nhà Nguyễn. Sau khi hạ thành Hà Nội và ký Hiệp ước Harmand, thực dân Pháp bắt tay vào bình định các tỉnh Bắc Kỳ.

Ngày 15/3/1884, sau khi chiếm thành Bắc Ninh, Lữ đoàn 1 quân Pháp gồm 2.800 quân pháo binh và bộ binh, trong đó có 32 sĩ quan do Tướng Brie đơ Lislơ chỉ huy hành quân tiến đánh Thái Nguyên. Ngày 17-3, Brie đơ Lislơ phái một đội quân gồm 2 đại đội lính Angiêri, một trung đội pháo do Tiểu đoàn trưởng Hesling dẫn đầu tiến trước đến Thái Nguyên. Chiều cùng ngày, sau khi đánh tan một toán lính Trung Quốc tại làng Đức Lân, đội quân của Hesling vượt sông Cầu vào phủ Phú Bình.

Sớm ngày 19-3, toàn bộ cánh quân của Brie đơ Lislơ hành quân lên tỉnh thành Thái Nguyên. 10 giờ sáng 19/3/1884, quân Pháp tiến cách thành Thái Nguyên 3km, Brie đơ Lislơra ra lệnh chuẩn bị tấn công thành theo kế hoạch.

Lúc đó, quân ta từ trong thành ra nghênh chiến, do chệnh lệch lực lượng, quân ta bị thiệt hại nặng, ngay trong ngày 19 thành Thái Nguyên thất thủ. Thành rơi vào tay giặc, nhân dân Thái Nguyên vẫn tiếp tục đấu tranh chống kẻ thù, đây là một trong những lý do chính khiến quân Pháp dù đã chiếm được thành nhưng vẫn chưa dám đóng quân tại đây. Ngày 21/3/1884, sau khi phá hủy thành Thái Nguyên, Pháp rút về Bắc Ninh.

Tháng 4-1884, một lần nữa quân Pháp quay lại Thái Nguyên. Ngày 16-4, đội quân gồm một đại đội lính người Việt và hai đại đội pháo binh Pháp do tư lệnh Râygaxơ chỉ huy từ Đa Phúc kéo lên Thái Nguyên. Khoảng 13 giờ quân Pháp kéo tới sát thành, các toán quân Cờ Đen, Cờ Vàng trong thành kéo ra chống cự. Cuộc chiến diễn ra trong vòng hơn 1 giờ. Thành Thái Nguyên lại bị Pháp chiếm, nhưng lần này Pháp cũng không ở lại lâu. Ngày 19-4, quân Pháp rút về Bắc Ninh, mãi tới ngày 10/5/1884, chúng mới chính thức đưa quân tới chiếm đóng thành Thái Nguyên.

Tuy nhiên, việc quân đội Pháp chiếm đóng thành Thái Nguyên không có nghĩa là chúng đã chiếm được toàn tỉnh Thái Nguyên. Trong nhiều năm tiếp theo, quân đội Pháp còn phải tiến hành nhiều hoạt động quân sự nhằm bình định các địa phương trong tỉnh. Trong quá trình bình định, quân đội thực dân xâm lược đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên.

Chủ Đề