Phẫu thuật hàm hô bao nhiêu tuổi

Phẫu thuật là một trong những phương pháp thường được lựa chọn để cải thiện tình trạng hô hàm, gây ra nhiều hạn chế trong sinh hoạt và giao tiếp. Chi phí phẫu thuật hàm hô cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như tay nghề của bác sĩ.

Menu xem nhanh:

1
  • 1. Tình trạng hàm bị hô
    • 1.1 Nguyên nhân
    • 1.2 Hậu quả
  • 2. Tìm hiểu về kỹ thuật phẫu thuật hàm hô
    • 2.1 Phẫu thuật hàm hô là gì?
    • 2.2 Lưu ý khi thực hiện phẫu thuật hàm hô
  • 3. Quy trình phẫu thuật hàm hô tại cơ sở nha khoa
  • 4. Chi phí phẫu thuật hàm hô hiện nay có sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở nha khoa. Do vậy, để có thể nắm bắt mức giá phẫu thuật cụ thể nhất, bạn nên liên hệ tới các cơ sở nha khoa để được tư vấn, giải đáp kịp thời. Đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học. Điều này sẽ giúp quá trình phẫu thuật đạt hiệu quả cao hơn, an toàn hơn nhé!

    Phẫu thuật hàm hô có mức giá từ 55 đến 170 triệu, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm tình trạng răng và xương hàm, cùng với những dịch vụ đi kèm. Nguyên nhân khiến phẫu thuật này có mức giá cao như vậy là do kỹ thuật thực hiện phức tạp và yêu cầu xâm lấn sâu vào cấu trúc xương hàm. Nếu bác sĩ thực hiện tay nghề kém, sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ví dụ như tê liệt thần kinh, lệch khớp, hay biến dạng khuôn mặt.

    1. Phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm giá bao nhiêu tiền

    Mức giá phẫu thuật hàm hô, móm tương đối cao so với thu nhập của người Việt Nam. Bên cạnh đó, một vài trường hợp còn phải thanh toán thêm chi phí niềng răng thẩm mỹ nên số tiền phải trả lại càng bị đẩy lên cao, thậm chí lên tới hơn 100 triệu đồng.

    Để sở hữu một hàm răng đẹp như ý thì việc đầu tư số tiền lớn cho dịch vụ chỉnh hàm hô, móm vẫn rất xứng đáng. Dưới đây là bảng giá chính thức tại Nha Khoa Paris

    DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ [VNĐ]Chỉnh hàm hô Mini 3D [1 hàm]Lần55.000.000Chỉnh hình hàm hô/móm 3D [1 hàm trên/ dưới]Lần65.000.000Chỉnh hình hàm hô/móm 3D [1 hàm trên/ dưới] sửa lạiLần70.000.000Chỉnh hình hàm hô/móm 3D [1 hàm trên/ dưới khó, ghép xương/ xoay trục hàm…]Lần80.000.000Chỉnh hình hàm hô/móm 3D [1 hàm trên/ dưới khó, ghép xương/ xoay trục hàm…] sửa lạiLần90.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm Mini [tiền hàm]Lần90.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm Mini [tiền hàm] sửa lạiLần100.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàmLần100.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm [sửa lại]Lần120.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Trượt cằmLần130.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Trượt cằm [sửa lại]Lần150.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm [1 hàm] + Trượt cằmLần100.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm [1 hàm] + Trượt cằm [sửa lại]Lần110.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Niềng răng [Kim loại]Lần130.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Niềng răng [Kim loại] sửa lạiLần140.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Trượt cằm + Niềng răng [Kim loại]Lần160.000.000Combo Chỉnh hàm hô móm 2 hàm + Trượt cằm + Niềng răng [Kim loại] sửa lạiLần170.000.000

    2. Một số thông tin cơ bản về phẫu thuật hàm hô, móm

    Đây là phương pháp có sự xâm lấn sâu vào cấu trúc xương hàm với những lợi ích nổi bật như cải thiện ăn nhai, phát âm, giảm mài mòn răng… Tuy nhiên, nếu như bạn thực hiện ở đơn vị kém uy tín thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

    2.1. Phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm là gì

    Phẫu thuật hàm hô, móm là phương pháp chỉnh, gọt hàm nhằm cải thiện cấu trúc xương hàm, giúp khớp cắn về đúng chuẩn và ăn nhai hiệu quả hơn. Theo các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, bạn chỉ nên chỉnh hàm hô, móm khi răng và xương hàm đã ngừng phát triển, thường là từ 18 tuổi trở đi.

    Thông thường, phẫu thuật chỉnh hàm vẩu, móm được áp dụng nếu bạn gặp vấn đề về cấu trúc xương hàm và không thể giải quyết bằng phương pháp chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu hô, móm xảy ra do cả xương và răng thì bạn phải kết hợp niềng răng với phẫu thuật thì mới có thể đạt được kết quả tốt nhất.

    Hô, móm do cấu trúc xương hàm cần tiến hành phẫu thuật

    Tìm hiểu thêm: Niềng răng mắc cài sứ có mấy loại? Giá bao nhiêu?

    2.2. Những trường hợp nào nên phẫu thuật hàm hô, móm

    Nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được khi nào nên niềng răng và phẫu thuật hàm. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bạn bị hô hoặc móm như: răng mọc sai lệch, xương hàm phát triển không bình thường hoặc do cả răng và xương hàm.

    👉👉👉 VIDEO Cách kiểm tra răng hô tại nhà

    Nếu bạn bị hô hoặc móm do răng ở mức độ nhẹ thì hãy nghĩ ngay đến biện pháp niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha. Còn phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm nên áp dụng với những trường hợp dưới đây:

    Phương pháp niềng răng thông thường không thể khắc phục hoàn toàn các trường hợp hô, móm hàm trên do xương. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ hai răng số 4 và cắt rời xương tiền đình hàm bên trên. Kế tiếp, bác sĩ  đẩy lùi hàm trên về sau sao cho cân xứng với hàm dưới.

    Để khắc phục, bạn cần nhổ các răng số 4 cả hàm trên và dưới. Tiếp theo, bác sĩ sẽ cắt rời xương tiền đình hàm trên và đẩy lùi khung xương hàm dưới về sau theo tỷ lệ cân xứng.

    • Hô, móm do cấu trúc hàm và răng mọc lộn xộn

    Đối với trường hợp trên, bạn cần kết hợp niềng răng và phẫu thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu như bạn chỉ áp dụng một trong hai phương pháp thì tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ không thể được chữa dứt điểm.

    Giải pháp hiệu quả để điều trị đó là cắt Lefort I. Bác sĩ sẽ đẩy hàm về sau, đồng thời kết hợp đánh lún để đưa răng về vị trí mong muốn.

    Hô kèm cười hở lợi

    2.3. Lợi ích và rủi ro của phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm

    Lợi ích:

    • Khắc phục hạn chế trong ăn nhai

    Nỗi khổ lớn nhất của những người bị hô hoặc móm là khó ăn nhai như người bình thường. Bạn không thể cắn, xé thức ăn dễ dàng và làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Lâu ngày, tình trạng trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần.

    Sau khi phẫu thuật hàm xong, bạn sẽ thấy việc nói chuyện, hay nuốt nước bọt, thức ăn được cải thiện rõ rệt. Khi đó, bạn có thể tự tin khi giao tiếp, thuyết trình mà không phải quan tâm đến những ánh mắt kỳ thị, soi mói của mọi người xung quanh.

    • Giảm thiểu sự mài mòn quá mức của răng

    Tất nhiên, khi hàm vẩu hoặc móm, tỉ lệ ma sát của các răng giữa hai hàm cũng tăng lên đáng kể khiến cho răng nhanh chóng bị mài mòn. Nếu càng để lâu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nha chu, viêm nướu, viêm tủy…

    • Đưa khớp cắn về đúng vị trí

    Sau khi phẫu thuật hàm hô, móm, khớp cắn hai hàm sẽ có sự tương quan với nhau. Khi đó, các bộ phận trên khuôn mặt như răng, sống mũi, trán, và cằm sẽ trở nên hài hòa hơn.

    Một lợi ích khác của phương pháp phẫu thuật hàm hô, móm là bạn có thể đóng được khuôn miệng hoàn toàn. Nhờ vậy, bạn sẽ không gặp phải tình trạng khô miệng mỗi khi ngủ dậy.

    • Giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm:

    Phẫu thuật hàm hô, móm sớm có thể ngăn chặn tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là tình trạng các cơ, xương hoặc mô thuộc khớp thái dương bị tổn thương và kéo theo các triệu chứng như đau nhức dữ dội, khó đóng, mở miệng…

    Rủi ro:

    Bất kỳ phương pháp nào tác động đến cơ thể của bạn cũng đều có những rủi ro. Hơn nữa, nếu bạn thực hiện phẫu thuật tại những địa chỉ kém uy tín thì khả năng thất bại càng cao. Một số nguy cơ nếu mắc sai lầm trong quá trình phẫu thuật là:

    • Mất máu quá nhiều.
    • Nhiễm trùng do dụng cụ, thiết bị, máy móc phẫu thuật không được khử trùng cẩn thận.
    • Liệt hàm khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, gây tổn thương dây thần kinh.
    • Gãy xương hàm.
    • Tái phát hô/móm.
    • Chỉnh khớp cắn không đúng, gây đau nhức hàm.
    • Phẫu thuật không triệt để, phải thực hiện thêm nhiều lần.
    • Cắt xương hàm quá nhiều.

    Như vậy, phương pháp phẫu thuật hàm hô, móm không chỉ cải thiện tình thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn khắc phục những hạn chế về ăn nhai và khả năng phát âm. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến những cơ sở phẫu thuật hàm uy tín, chất lượng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

    Phẫu thuật nắn chỉnh hàm giúp khớp cắn hai hàm về đúng vị trí

    👉👉👉 VIDEO 10x “lột xác” sau phẫu thuật hàm hô

    Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

    3. Quy trình phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm

    Phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm hô móm được tiến hành theo quy trình gồm 4 bước như sau:

    – Bước 1: Thăm khám, chụp phim và tư vấn

    Bác sĩ thăm khám tổng quát để nắm được bạn có đủ sức khỏe để phẫu thuật hay không. Sau đó, bạn cần tiến hành chụp phim để bác sĩ có nhận định tổng quan về toàn bộ khuôn mặt. Dựa vào mức độ hô, móm của mỗi người, bác sĩ sẽ có phương pháp xử lý phù hợp.

    – Bước 2: Tiến hành gây mê

    Bác sĩ gây mê trong thời gian dự kiến đủ để thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm.

    – Bước 3: Thực hiện chỉnh hàm hô – móm – sai khớp cắn

    Bác sĩ tiến hành cắt xương hàm bằng máy cắt xương siêu âm chuyên dụng với các bước cụ thể sau:

    • Hô hàm trên: Bác sĩ nhổ hai răng số 4 và cắt rời xương tiền đình hàm trên. Sau đó, bác sĩ đẩy lùi hàm trên về sau cân xứng với hàm dưới.
    • Hàm móm: Bác sĩ cắt rời hàm dưới theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước sao cho cân xứng với hàm trên. Tiếp theo, bác sĩ đẩy lùi hàm dưới về sau để khớp cắn hai hàm đúng chuẩn.
    • Cả hàm trên và hàm dưới đều quá phát: Bác sĩ nhổ các răng số 4 cả hàm trên và dưới. Sau đó, bác sĩ cắt rời xương tiền đình hàm trên và đẩy khung xương hàm dưới về sau theo tỷ lệ cân xứng.
    • Hàm dưới chìa ra quá nhiều và hàm trên thụt sâu vào trong: Biện pháp khắc phục tối ưu là phải kết hợp cả 2 kỹ thuật cắt xương tiền đình hàm trên tịnh tiến về trước, đồng thời cắt bỏ bớt khung hàm dưới đầy lùi về sau.
    • Hô, móm do cả răng và hàm: Bác sỹ sẽ chỉ định niềng răng ổn định trước rồi mới thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm.

    Sau khi cắt và nắn chỉnh xương, các bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít để cố định xương hàm tại vị trí mới.

    – Bước 4: Khâu và đóng kín vết mổ

    Bác sỹ tiến hành vệ sinh, khâu và đóng kín vết mổ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng từ 2 – 4 tiếng, tùy độ phức tạp của xương hàm. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại.

    👉👉👉 VIDEO Kết quả phẫu thuật chỉnh hàm hô móm tại Nha khoa Paris

    Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

    4. Những lưu ý khi chỉnh hàm hô, móm bạn không được bỏ qua

    Vì đây là một ca phẫu thuật tác động trực tiếp vào khuôn hàm nên điều trước tiên bạn phải chuẩn bị chính là tinh thần và những kiến thức cần thiết. Sau đây là một vài lưu lý quan trọng trước, trong và sau khi phẫu thuật bạn cần quan tâm để đảm bảo đạt được kết quá tốt nhất.

    4.1. Trước khi phẫu thuật:

    Phẫu thuật hàm hô, móm thường được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để ngăn chặn những rủi ro ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần tránh hút thuốc lá trong khoảng 1 – 2 tuần bởi các chất độc hại trong thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

    Bạn không nên hút thuốc lá trước khi phẫu thuật hàm hô, móm

    4.2. Trong khi phẫu thuật

    Phẫu thuật thường được tiến hành bên trong miệng của bạn, vì vậy sẽ không để lại sẹo trên mặt, cằm, hàm hoặc xung quanh miệng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, quá trình phẫu thuật có thể được yêu cầu thực hiện bên ngoài miệng để đảm bảo kết quả tốt nhất.

    Bác sĩ sẽ cắt xương hàm và di chuyển chúng vào đúng vị trí. Khi hoàn thành, các xương nhỏ, ốc vít… có thể được sử dụng để bảo vệ xương tại vị trí mới của chúng. Những ốc vít siêu nhỏ được làm từ chất liệu an toàn và có khả năng tương thích cao với xương hàm.

    Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần ghép xương vào hàm. Bác sĩ có thể lấy mảnh xương nhỏ từ hông, chân hoặc xương sườn và cố định lại bằng ốc, vít.

    4.3. Sau khi phẫu thuật

    Sau phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu cẩn thận, bao gồm:

    Chế độ ăn uống:

    – Bạn chỉ nên uống nước ấm, ăn các loại thức ăn mềm như sữa, súp, sinh tố, yến mạch,… hạn chế nhai, cắn xé thức ăn mạnh bởi có thể làm ảnh hưởng đến vết thương.

    – Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật hàm hô, cơ thể bạn cần bổ sung chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất. Vì thế cần ăn nhiều trái cây, rau củ. Chúng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành thương.

    – Không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá dai vì sẽ khiến vết thương bị viêm nhiễm. Tránh xa các nhóm thực phẩm như rau muống, thịt gà, gạo nếp, thịt bò, hải sản,… để tránh bị đau nhức và để lại sẹo xấu.

    – Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…vì chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, chảy máu dai dẳng.

    Sinh hoạt cá nhân

    – Trong một tuần đầu tiên, cần vệ sinh khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, không chải răng vào khu vực vết thương.

    – Một tuần đầu sau phẫu thuật cắt xương hàm chữa hô, bạn sẽ có cảm giác đau nhức và hơi sưng. Bạn có thể giảm đau bằng cách chườm đá lạnh kết hợp uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

    – Không nên vận động quá sức, khạc nhổ mạnh bởi sẽ làm vết thương chảy máu trở lại, gây nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành thương.

    Ngoài ra, nếu có điều gì bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn sẽ phải mất khoảng 1 – 3 tuần để trở lại học tập và làm việc bình thường. Tuy nhiên, muốn xương hàm lành lại hoàn toàn thì bạn cần đợi khoảng 3 – 6 tháng.

    Bạn nên ăn thực phẩm mềm sau khi phẫu thuật hàm

    Phẫu thuật hàm hô, móm được xem là giải pháp hoàn hảo đối với trường hợp hô hoặc móm do cấu trúc xương hàm. Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị răng hàm mặt uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chủ Đề