Phí công chứng hợp đồng mua nhà

Hiện này dịch vụ công chứng được sử dụng ngày càng nhiều và vai trò của hoạt động công chứng cũng ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được hoạt động công chứng và các chi phí cần phải thanh toán tại văn phòng công chứng. Do đó, qua bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Tại sao cần phải công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, ví dụ như nhà ở thì đều phải được công chứng, chứng thực, chỉ loại trừ một số trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định trong luật.

Theo đó có thể thấy, những hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện trước thời điểm Luật Đất đai 2003 phát sinh hiệu lực thì các bên chủ thể không bắt buộc phải đi công chứng hợp đồng. Còn đối với những hợp đồng mua bán nhà đất diễn ra sau thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, cụ thể là diễn ra sau ngày 1/1/2004 thì bắt buộc phải đi công chứng, nếu không công chứng thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực trên pháp luật.

Về mặt pháp lý thì đối với một số loại hợp đồng pháp luật không đưa ra quy định bắt buộc phải công chứng, nhưng vẫn khuyến khích các chủ thể công chứng.

Bởi, việc công chứng hợp đồng sẽ đảm bảo về mặt hình thức cũng như là nội dung theo đúng quy định của pháp luật. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch có đối tượng là bất động sản được thực hiện thủ tục dễ dàng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp đó, hợp đồng khi đã được công chứng thì sẽ chính thức có hiệu lực thi hành đối với những chủ thể có liên quan trong hợp đồng dân sự. Trường hợp một trong các bên chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên chủ thể còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp này theo quy định của pháp luật hiện này, trừ trường hợp các bên đã thỏa thuận hình thức giải quyết tranh chấp khác trong hợp đồng.

Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà sẽ mang đến lợi ích cho các bên tham gia không chỉ về mặt pháp lý mà còn được đảm bảo trên các mặt kinh tế, thương mại… Đồng thời hạn chế được tối đa các rủi ro do hợp đồng đem lại.

Hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng sẽ được sử dụng làm chứng cứ trước Tòa nếu các bên có phát sinh tranh chấp mà không cần phải chứng minh các yếu tố liên quan.

Các chi phí khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà là gì?

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà được hiểu là khoản chi phí mà cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng phải nộp cho phía văn phòng công chứng khi làm thủ tục yêu cầu công chứng,

Ngoài phí công chứng thì cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng còn phải trả thêm khoản thù lao cho phía văn phòng công chứng khi họ đã thực hiện các công việc như:

– Soạn thảo, chỉnh sửa nội dung hợp đồng mua bán nhà

– Thực hiện các hoạt động công chứng theo yêu cầu của khách hàng

– Thực hiện các hoạt động xác minh thông tin, giám định các vấn đề liên quan nếu khách hàng có yêu cầu

– Các công việc cụ thể khác liên quan đến hoạt động công chứng

Ngoài việc cung cấp cho Qúy khách các thông tin cơ bản liên quan đến loại hợp đồng mua bán nhà thì với nội dung tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Hiện nay pháp luật đã đưa ra những quy định về mức phí công chứng, đối với những loại hợp đồng có nội dung và đối tượng hợp đồng khác nhau thì sẽ được xác định mức phí công chứng khác nhau.

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý, sử dụng phí cong chứng thì mức thu phí công chứng mua bán nhà được tính trên gái chuyển nhượng, cụ thể như sau:

– Giá trị hợp đồng dưới 50 triệu đồng thì mức thu phí công chứng là 50.000 đồng

– Giá trị hợp đồng từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức thu phí công chứng là 100.000 đồng

– Giá trị hợp đồng từ trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 0,1% nhân với giá trị hợp đồng chuyển nhượng

-Giá trị hợp đồng từ trên 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 1.000.000 đồng cộng 0,06% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 1 tỷ đồng

– Giá trị hợp đồng từ trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 2.200.000 đồng cộng 0,05% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 3 tỷ đồng

– Giá trị hợp đồng từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 5.200.000 đồng cộng 0,03% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 10 tỷ đồng

– Giá trị hợp đồng trên 100 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng được xác định là 32.200.000 đồng cộng 0,02% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 100 tỷ đồng, nhưng mức thu phí tối đa là 70 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số điện thoại tư vấn pháp luật 1900 6557.

Mức phí công chứng năm 2022

1. Mức phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản

[1] Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:

- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.

- Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.

- Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.

- Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.

- Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

[đồng/trường hợp]

1

Dưới 50 triệu đồng

50 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

100 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng [mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp].

[2] Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch [tổng số tiền thuê]

Mức thu

[đồng/trường hợp]

1

Dưới 50 triệu đồng

40 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

80 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng

05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng [mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp]

[3] Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá [tính trên giá trị tài sản bán được]

TT

Giá trị tài sản

Mức thu

[đồng/trường hợp]

1

Dưới 5 tỷ đồng

90 nghìn

2

Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng

270 nghìn

3

Trên 20 tỷ đồng

450 nghìn

Lưu ý: Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:

Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch [x] Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Mức phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

TT

Loại việc

Mức thu

[đồng/trường hợp]

1

Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40 nghìn

2

Công chứng hợp đồng bảo lãnh

100 nghìn

3

Công chứng hợp đồng ủy quyền

50 nghìn

4

Công chứng giấy ủy quyền

20 nghìn

5

Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch [Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này]

40 nghìn

6

Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25 nghìn

7

Công chứng di chúc

50 nghìn

8

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

20 nghìn

9

Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác

40 nghìn

3. Mức phí một số thủ tục công chứng khác

- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.

- Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba [3] trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.

- Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.

Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

[Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC]

>>> Xem thêm: Cùng một loại giấy tờ nhưng phí công chứng lại khác nhau giữa các văn phòng công chứng có được không?

Mức phí công chứng giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chức có khác nhau không? Cùng một loại hợp đồng giao dịch cho thuê nhà mà giá công chứng lại khác nhau?

Phí công chứng phải nộp trong công chứng hợp đồng mua bán là bao nhiêu? Và nộp phí công chứng tại đâu?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề