Phong cách làm việc, người Đức

Khi muốn đi Du học ở nước ngoài. Bên cạnh việc tìm hiểu về đất nước, văn hóa, lịch sử để có cái nhìn tổng quan.Thì việc tìm hiểu, làm quen với tính cách con người của đất nước đó sẽ giúp các bạn khỏi bỡ ngỡ. Nhắc đến Đức, người ta nghĩ ngay đến một dân tộc với những đức tính khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Những đức tính tốt đẹp đó chúng ta có thể dễ dàng quan sát ngay từ cách ưng xử của họ trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và các mối quan hệ xã hội của người Đức.

Tính cách và văn hóa của người Đức

1. Chính xác đến từng phút

Ở Đức, đúng giờ là biểu hiện cho thấy bạn là một người lịch sự và tôn trọng người khác. Đặc biệt trong môi trường học tập, công việc dù bạn là ai, cấp trên hay người nổi tiếng đi muộn để thể hiện bản thân là điều tuyệt đối không nên. Tuy nhiên, bạn có thể tới muộn hơn trong những dịp như đi dự sinh nhật, ăn tiệc, đi chơi dã ngoại, hẹn Cafe với bạn bè

2. Thẳng thắn và rõ ràng

Người Đức nổi tiếng thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch trong mọi vấn đề. Thẳng thắn trong việc góp ý, đánh giá, từ chối hoặc yêu cầu nhờ giúp đỡ Đừng bất ngờ và buồn nếu ai đó cho bạn lời góp ý thẳng thắn, hay từ chối, điều này chỉ tốt cho bạn thôi.

3. Coi trọng phái nữ

Ladies First chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Còn trong quan hệ công việc, làm ăn thì nam nữ bình đẳng, thông thường cấp dưới sẽ nể cấp trên. Ai cũng có thể vui vẻ giúp đỡ hay đơn giản là mở cửa cho người khác.

4. Làm việc theo kế hoạch

So với các nền văn hóa trên thế giới. Người Đức nổi tiếng làm việc theo lịch trình, mọi thứ đều được lên kế hoạch sẵn từ rất lâu. Vì thế họ luôn trong tình trạng bận rộn và phản ứng bất ngờ khi kế hoạch thay đổi. Cách làm việc tuân thủ theo kế hoạch này giúp họ tiết kiệm thời gian. Và giải quyết công việc hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đề ra.

5. Cuộc sống và công việc

Người Đức luôn tách biệt rất rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chính điều này dẫn đến các cách ứng xử khác nhau cho phù hợp. Ví dụ ứng xử trong công việc khác với ngoài đời sống. Ứng xử với đồng nghiệp, đối tác khác với bạn bè, người thân. Người Đức tỏ ra lạnh lùng, tạo khoảng cách trong công việc và thậm chí không quan tâm.

Khi làm việc, họ tập trung và chăm chỉ hết sức. Đến lúc nghỉ ngơi người Đức cũng nghỉ ngơi rất thoải mái. Điều này giúp họ cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi . Gửi email liên quan đến công việc sau giờ làm việc cũng là một hiểu hiện bóc lột người lao động. Nên nó bị cấm ở Đức. Thực sự thư giãn khiến họ trở lại với công việc đầy hào hứng và hiệu quả.

6. Phong cách giao tiếp

Người Đức không thích dài dòng, vòng vo khi nói chuyện. Họ luôn giao tiếp, trao đổi mọi vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắn và chân thành. Họ cũng đặc biệt thích tranh luận về những vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Với tính cách này thì ở các nền văn hóa khác rất dễ gây hiểu lầm hoặc xung đột . Trong giao tiếp, họ cũng hay dùng ngụ ý, ẩn dụ, ngôn ngữ cơ thể để đối phương hiểu được thông điệp mà họ muốn nhắn nhủ.

7. Cách xưng hô

Trong giao tiếp người Đức rất coi trọng cách xưng hô. Có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 cách xưng ngôi đặc trưng Du và Sie . Và đòi hỏi kiến thức cũng như cảm quan ngôn ngữ để sử dụng 2 cách xưng cho đúng.

Ngôi Sie dùng trong quan hệ công việc, với những người không thân quen. Nó thường được gọi kèm với tên họ và chức danh hoặc học hàm, học vị (tiến sĩ, giáo sư). Ví dụ:Ich freue mich Sie zu treffen, Herr Dr. Müller. (Rất hân hạnh được gặp ngài, tiến sĩ Müller).

Ngôi Du thường dùng trong quan hệ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp thân quen và gọi kèm với tên. Ví dụ: Schön Dich zu treffen, Andreas. (Andreas, rất vui khi được gặp bạn).

8. Văn hóa chào hỏi

Người Đức chào nhau bằng những cái ôm, cái bắt tay để tạo thiện cảm, tôn trọng với người đối diện. Bạn nên chủ động trước cho những việc này, chứ không nên đợi chờ từ phía đối phương. Việc nở 1 nụ cười xã giao và không nên vì họ sẽ cho rằng bạn kiêu căng, tự cao.

9. Chủ nghĩa cá nhân

Ở Đức, đức tính độc lập cá nhân và tự chủ được đánh giá rất cao. Điều này có nghĩa, bạn sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, hợp lí, làm việc hăng say, đầy trách nhiệm. Đặc biệt khi cần giúp đỡ, hoặc muốn tìm hiểu thông tin thì bạn phải tự chủ động liên lạc với người Đức, đừng ngồi đó đợi họ liên lạc với bạn nếu không bạn sẽ thấy thất vọng đấy.

10. Lời khen

Khi muốn khen ai thì phải đảm bảo khen họ chân thành, tránh những lời khen quá lộ liễu nhất là nên tránh đề cập đến ngoại hình, trang phục Bạn chỉ nên tán dương những đức tính tốt, tinh thần làm việc của họ. Những lời nói sáo rỗng, không nhằm vào mục đích gì tuyệt đối bạn không nên sử dụng. Trong giao tiếp, nên chia sẻ về sở thích, những điểm chung để tạo không khí thân mật, bạn sẽ thích ứng vào cuộc nói chuyện nhanh hơn, không nên đề cập tới những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị.

11. Thân thiện và lịch sự

Người Đức rất lịch sự, cẩn thận, chu đáo trong giao tiếp và ứng xử khi họ tiếp xúc với đối tác thuộc nền văn hóa khác họ. Trên thực tế, người Đức ứng xử thân thiện và chân thành với nhau, nhưng điều này lại ít được thể hiện ra khi họ tiếp xúc với người nước ngoài. Chính vì vậy, một điều cần thiết trước khi sang Đức sinh sống nói riêng, hay bất cứ một đất nước nào, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ tính cách người dân bản xứ, nâng cao kiến thức, năng lực liên văn hóa tránh Shock văn hóa hoặc những tình huống khó xử, có thể gây cho bạn thất vọng Vì vậy, trang bị đầy đủ kiến thức là cách tốt nhất giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với cuộc sống ở Đức.

12. Nguyên tắc trao nhận quà

Một phép lịch sự khi được mời tới nhà khiến cả bạn và chủ nhà đều rất vui đó là bạn nên mang theo quà tặng, thường hoa và socola. Người Đức thích hoa màu vàng, không nên tặng hoa hồng đỏ, vì tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, tặng hoa lily, hoa cúc cũng không nên vì thường dùng trong đám tang. Mở quà sau khi được nhận cũng là nét thú vị trong văn hóa trao nhận quà của người Đức. Sau khi tham dự bữa tiệc, bạn cũng nên viết thư cảm ơn vì sự chăm sóc chu đáo của chủ nhà.

Bạn muốn được tặng gì trong ngày sinh nhật? Nghe tưởng chừng câu hỏi này có vẻ không phổ biến ở Việt Nam, vì có suy nghĩ không nên hỏi trực tiếp như vậy, nhưng ở Đức điều này hoàn toàn bình thường, thậm chí họ còn lên một danh sách những thứ mong muốn trong dịp sinh nhật để tiện theo dõi. Đây là ý tưởng hay nếu bạn không muốn tặng món quà mà không phù hợp với người nhận.

Mục lục

  • 1. Chính xác đến từng phút
  • 2. Thẳng thắn và rõ ràng
  • 3. Coi trọng phái nữ
  • 4. Làm việc theo kế hoạch
  • 5. Cuộc sống và công việc
  • 6. Phong cách giao tiếp
  • 7. Cách xưng hô
  • 8. Văn hóa chào hỏi
  • 9. Chủ nghĩa cá nhân
  • 10. Lời khen
  • 11. Thân thiện và lịch sự
  • 12. Nguyên tắc trao nhận quà