Phú quý sinh lễ nghĩa là gì

Xưa nay, chúng ta đều bắt nạt những từ ngữ ấy. Bản chất phú và quý và lễ và nghĩa sinh ra không nhằm đả kích, châm biếm ai cả nhưng khi ta ghép các từ ấy lại với nhau lại khiến chúng mang một ý nghĩa tiêu cực

Phú quý sinh lễ nghĩa ám chỉ những con người từ nghèo khó mà gặp vận giàu sang. Khi của cải đã dư dả, họ bắt đầu học đòi sinh ra những lễ nghĩa phiền phức mà trước đây đã bị cái hiện thực bữa đói bữa no cấm tiệt không cho nghĩ đến. Chưa chắc bản thân con người từ nghèo khó đi lên đã cần những lễ nghĩa ấy mà lý do họ bày vẽ cốt để tỏ ý hơn người khiến cho người khác phải nể mình.

Tôi cũng thuộc hệ cha truyền con nối, tức là bố mẹ giải thích thế nào thì tôi cũng răm rắp hiểu theo như thế cho đến khi tôi nhìn thấy bức ảnh này.

Mâm cơm cúng đơn sơ đến nỗi tôi không biết gia chủ đang khó khăn nhường nào và các cụ ở dưới cảm thấy ra sao.

Mâm cơm này làm tôi muốn bàn về câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” trong câu chuyện báo hiếu. Tôi cho rằng: Phú quý sinh lễ nghĩa là động lực để con cháu báo đáp công ơn của đấng sinh thành.

Điều này được minh chứng rất rõ trong gia đình tôi.

Gia đình tôi là một gia đình cơ bản trong xã hội Việt Nam, đủ ăn đủ mặc, không nghèo đói cũng không giàu sang. Có điều ông nội tôi là con trai duy nhất bên họ nội nên đâm ra bà tôi cũng chú trọng mồ mả, hương khói.

Cái thời nhà tranh mái lá thì bát cơm, quả trứng, đĩa súp chanh, xấp tiền vàng và ba nén hương đã là hiếu. Đến đời bố mẹ tôi, cái giỗ nào cũng mâm cao cỗ đầy mới là hiếu. Đến phần chú tôi, âu cũng vì có điều kiện và thím tôi khéo léo nên lễ tết quan trọng nào chú thím cũng mời thầy về làm lễ, làm tiệc mặn chiêu đãi bà con.

Năng lực tâm linh cũng tôi rơi vào mức bình thường nên ít khi được các cụ báo mộng. Song, tôi nghĩ, các cụ dưới đó chắc rạng rỡ lắm, còn ông bà nội tôi ở quê cũng mát mặt với thông gia, với bà con lối xóm.

Câu chuyện ở đây là: Hiếu trong điều kiện cho phép

Hoàn cảnh thế nào, ta xoay theo thế ấy. Bát cơm quả trứng cũng là hiếu mà mâm cao cỗ đầy cũng là hiếu. Cái đáng nói ở đây là nếu mãi bằng lòng với hiện tại thì xã hội khó lòng phát triển. Nếu gia đình nào, đứa con nào cũng chỉ cần phấn đấu đến mức cúng được cho các cụ bát cơm, quả trứng với đĩa súp chanh thì thực đời sống hương hỏa quá nghèo nàn và biết đến bao giờ đời sau mới có động lực để tiến lên?

Nói thực, cha mẹ chính là vạch xuất phát của con cái và cũng là đích đến cuối cùng của những nỗ lực làm con.

Trong bài “Mang tiền về cho mẹ”, Đen Vâu đã rap

Mẹ không dám ăn, không dám mặc, không dám tiêu cũng chỉ vì lo [lo cho con]

Giờ con đeo túi tòte đi mua cho mẹ cái túi Đì O

Những đứa trẻ sẽ phải đi xa nhà

Sẽ phải nếm rất nhiều mặn, ngọt, cay, chua, đắng

Đúng thế, đứa trẻ nào cũng lớn lên bởi sự hy sinh của gia đình. Và đó cũng là một trong những lý do chúng lao mình ra biển lớn. Khi “phú quý” chúng ta sẽ có khả năng tạo ra những điều kiện tốt hơn cho gia đình. Quà cáp, du lịch, ăn uống,.. và vô vàn tiện ích khác sẽ không còn là trò lố bịch, là trọc phú học đòi làm sang.

Phú quý sinh lễ nghĩa là động lực để con cháu báo hiếu nhưng tác dụng phụ là có thể làm thui chột các mối quan hệ khác trong gia đình.

Quay lại câu chuyện thờ cúng của nhà tôi. Ông bà hết nhiệm kỳ nên truyền lại chuyện hương hỏa cho gia đình 3 anh con trai. Để mà nói về hiếu, anh nào cũng hiếu vì cả 3 anh đều thấm nhuần cái đói khổ là như thế nào. Cả 3 anh đều lớn lên bằng những hạt thóc, hạt gạo rơi vãi được ông bà rồi cha mẹ góp nhặt mà lớn khôn. Anh nào cũng dốc hết sức mình để trọn đạo làm con nhưng tiềm lực của mỗi anh lại mỗi khác. Bố mẹ tôi chỉ có sức để mâm cao cỗ đầy, chú thím tôi lại thừa lực để chiêu đãi cả bà con chòm xóm. Cái gốc tựu lại vẫn là làm các cụ thân sinh nở mày nở mặt nhưng về phía anh em, dâu rể nhìn nhau lại có phần tức mắt.

Chắc hẳn đã không dưới đôi lần, bố tôi tự hỏi rằng mình đã hiếu đủ chưa? Bố mẹ liệu sẽ thương ai hơn trong 3 anh em, có thương chú út hơn vì chú ấy khá khẩm và chu toàn hơn không? Các nàng dâu thì rõ là khấp khểnh trong lòng. Vẫn câu hỏi như bố tối nhưng mẹ tôi sẽ suy nghĩ nặng nề hơn và thêm vào đó là nỗi ghen tị mẹ chồng - nàng dâu khi cô em dâu được mẹ chồng xởi lởi, đon đả hơn mình.

Mỗi dịp tết đến, các anh em, dâu rể, cháu con lại được dịp nhìn ngang ngó dọc lẫn nhau xem nhà bác ấy, nhà chú ấy mừng tuổi bà bao nhiêu, kỉ niệm riêng bà cái gì và thái độ của bà ra sao. Lễ nghĩa nâng cấp cuộc sống nhưng vấn đề là chúng ta đã từng hỏi người nhận có cần những điều ấy hay chưa?

Tôi cá là người mẹ tần tảo trong ca khúc của Đen Vâu không thực sự cần chiếc túi Dior và ông bà tôi cũng sẽ mệt dần với những bữa tiệc linh đình cùng chòm xóm. Đôi khi mong muốn của những bậc sinh thành rất giản đơn - sự thấu hiểu, lòng biết ơn, nỗi nhớ và thời gian chất lượng mà con cái dành cho gia đình đã là đủ. Đi qua giông bão, con người sẽ biết trân trọng những tháng ngày bình yên. Vậy nên, những “lễ nghĩa” sẽ chỉ trở thành cách báo hiếu tốt nếu chúng phù hợp với mong muốn và tấm lòng đón nhận của người được trao.

Mẹ tôi vẫn bảo mơ ước khi về già là lại được ngâm giá đỗ, sớm chiều hai thúng hai bên đèo ra chợ huyện bán như bà ngoại ngày xưa. Nếu tôi tặng mẹ một cái xe đạp tốt, yên êm thì tôi đã minh oan thành công cho “phú quý sinh lễ nghĩa”. Còn nếu tôi tặng mẹ chiếc Dior Tote Small “Latte Toile Zodiac” thay cho cái làn đi chợ thì coi như tôi chưa từng viết bài này.

Phú quý sinh lễ nghĩa có nghĩa gì?

BP - Cổ nhân có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” là để nói khi con người trở nên giàu có, sang trọng thì cuộc sống sẽ phát sinh những phép tắc, lễ nghĩa mới. Hiểu nôm na, khi vật chất đầy đủ, sung túc thì con người chú trọng đến văn hóa, tinh thần và nhiều nghi thức, lễ nghĩa được đưa ra làm cho cuộc sống phong phú hơn.

Giàu có sinh lễ nghĩa là gì?

Việt Nam ta có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Hiểu nôm na là khi con người ta trở nên giàu có thì thích bày vẽ mọi thứ cho thịnh soạn, chu đáo, có ý “hơn người”, cốt cho người khác nể mình. Có điều kiện tài chính thì điều đó cũng là quyền của con người, không thể phê phán.

Lê Phú Quý là gì?

“Phú quý sinh lễ nghĩa” là khi giàu có hay đẻ ra các nghi thức không cần thiết. Khi mức sống vật chất đã tạm đủ, người ta quan hệ rộng hơn, thủ tục, nghi thức trong cuộc sống cần thiết hơn.

Lễ nghĩa là như thế nào?

Nói cách khác, lễ nghĩa là chính cách sống biểu hiện tâm thức, tinh thần, tình cảm, cảm vị [cảm nhận] của người Việt. Hơn thế nữa, lễ cũng được coi như một động lực làm con người thăng tiến, gần giống như vai trò của nhạc mà Khổng Tử rất chú trọng: “hưng ư lễ, thành ư nhạc”.

Chủ Đề