Phương pháp bàn tay nặn bột trong môn tự nhiên xã hội

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” [BTNB] là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.

“Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, luôn yêu thương học sinh và tâm huyết với nghề. Cô luôn trăn trở tìm các phương pháp giúp các con học sinh được học tập một cách thoải mái, vui vẻ và được phát huy nhiều nhất năng lực của mình.

Các nhóm HS đã thảo luận rất sổi nổi và bày tỏ được ý kiến của mình để lên được thực đơn trong ngày đảm bảo đầy đủ về chất và lượng. Tiết học không chỉ đáp ứng được yêu cầu về nội dung mà còn rất phù hợp với đối tượng học sinh, chú ý tới việc điều chỉnh nội dung cho phù hợp hơn với đối tượng người học.

Tiết chuyên đề được tổ chức thành công đã tạo cơ hội cho các giáo viên được trao đổi, thảo luận những phương pháp dạy học hay để giúp các em học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy và học hỏi được sự sáng tạo trong đổi mới hình thức dạy học để tiết dạy bộ môn.

Tác giả: Tổ chuyên môn khối 2

                                           SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

Dự giờ chuyên đề dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột môn TNVXH lớp 3

Môn : Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bài 48: quả tại lớp 3A

Người dạy : Phạm Thị Huyền

  1. Một số nhận xét rút kinh nghiệm

* Đ/C Huyền nêu lại mục tiêu của tiết học

 * Ý kiến 1: đồng chí Châm

- Giáo viên thực hiện theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, làm đúng thiết kế, có áp dụng thành tố vnen, có áp dụng pp nặn bột ở HĐ 2 tốt hiệu quả

- Họat động thầy trò nhịp nhàng.

-Hoạt động học sinh cuốn hút, tích cực học tập , nắm được bài.

* Ý kiến 2: đồng chí Quế

-Nhất trí các bước dạy của đồng chí Huyền.

-Các khía cạnh kiến thức đã làm được, học sinh tích cực học tập

- Dạy tích hợp qua các hoạt động học tập của học sinh đã có thể hiện sử dụng PP bàn tay nặn bột : Giáo viên đã giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

Ý kiến 3: đồng chí Hà

-Nhất trí với ý kiến của các đồng chí đã phát biểu:

+HĐ1: GV cho HS quan sát tranh một số hình ảnh .

+Các câu hỏi gợi mở, dễ hiểu giúp học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng

+Học sinh được hoạt động nhiều, được suy nghĩ nhiều, được tự trình bày ý kiến của mình nên h/s phấn khởi, hứng thú học hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn.

- HĐ2: Tìm hiểu bài [ Có sử dụng PP bàn tay nặn bột]: giáo viên khai thác kênh hình kết hợp hs nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt, học sinh hiểu bài và rút ra được bài học.

-Phần tìm hiểu bài  giáo viên đã giúp học sinh phân tích tìm ra những kết luận trong bài.

-Khi có kết quả hoạt động của nhóm đã cho đại diện từng nhóm nhận xét rồi GV nhận xét rồi chốt lại.

-Phần củng cố giáo viên cho cá nhân học sinh làm bài tập vận dụng tốt

- Các ý kiến khác nhất trí với các ý kiến của các đ/c đã phát biểu.

3.Chủ toạ kết luận:

-Nhận xét giờ dạy

Kiến thức: Dạy đủ, đúng kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài; giảng dạy chính xác, có hệ thống, không thiếu xót; cách xử lý các tình huống xảy ra trong tiết học.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện [thái độ, tình cảm, thẩm mĩ..], lồng ghép, gắn với nội dung môn học; liên hệ giáo dục cho học sinh các phẩm chất, đức tính cần thiết, phù hợp với bài học.

Giáo viên tích hợp các vấn đề xung quanh học sinh vào bài học một cách cụ thể, rõ ràng dễ hiểu và mang lại tác dụng tốt với học sinh.

Giáo viên có các biện pháp tác động tới tất cả các em học sinh trong lớp để các em bộc lộ hết năng lực của bản thân, thâm gia tích cực vào bài dạy.

Kĩ năng sư phạm: Dạy đúng đặc trưng loại bài, bộ môn, các hoạt động tổ chức mang lại hiệu quả cao; vận dụng hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh.

Khi đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; xử lý các tình uống sư phạm mang tính giáo duc cao; sử dụng các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học vào bài có hiệu quả cao. Tận dụng được các đồ dùng sẵn có, dễ làm, dễ kiếm tại địa phương.

Chữ viết trên bảng rõ ràng, mạch lạc; giọng nói phù hợp với các hoạt động trong bài dạy.

Giáo viên phân bố thời gian tiết học đảm bảo theo tiến trình giờ học. Tiết dạy đạt được mục tiêu bài học, phù hợp với thực tế của lớp.

Thái độ sư phạm: Giáo viên khích lệ, động viên học sinh kịp thời trong tiết học. Kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, tác phong có đảm bảo tính mô phạm. Trong giờ học học sinh được tông trọng đối xử công bằng như nhau.

Hiệu quả tiết dạy: Trong giờ học học sinh chủ động, tích cực tiếp thu bài. Vận dụng được kiến thức vào bài kiểm tra vận dụng sau tiết học đảm bảo. Vận dụng thành thục kiến thức bài học.

Cách dạy dạng: bài tìm có sử dụng PP bàn tay nặn bột

+ Hình thành kiến thức mới từ việc cho học sinh quan sát kênh hình, kênh chữ kết hợp với sự hiểu biết của HS trong thực tế . HS dự đoán rồi so sánh với vật thật để từ đó tìm ra kiến thức mới với những hình thức tổ chức học sinh hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm

+ Củng cố kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức đã biết  để tìm ra kiến thức mới.

+Vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng trong thực tế

+ Dạy theo 5 bước

Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
        
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách hấp dẫn nhập vào bài học.
Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS; nhằm lồng ghép câu
hỏi nêu vấn đề.
        - Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học; cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình
độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. GV dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng [trả lời có hoặc không] đối với câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh[ Hình thành biểu tượng ban đầu]
          Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi hay giả thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của PPBTNB. Trong bước này, GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới [kiến thức mới] trước khi học được kiến thức đó. Khi yêu cầu HS trình bày quan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như có

thể là bằng lời nói [thông qua phát biểu cá nhân], bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suynghĩ.

           Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm

[Tập trung vào mục tiêu]
          - Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì GV cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của HS nhằm giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học Sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của HS để ghi chép [đối với mô tả bằng lời] hoặc gắn hình vẽ lên bảng hoặc vẽ nhanh lên bảng [đối với hình vẽ], GV cần khéo léo gợi ý cho HS so sánh các điểm giống [đồng thuận giữa các ý kiến] hoặc khác nhau [không nhất trí giữa các ý kiến] các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác nhau cơ bản đó GV giúp HS đề xuất các câu hỏi. Sau khi giúp HS so sánh và gợi ý để HS phân nhóm các ý kiến ban đầu,

GV hướng dẫn HS đặt các câu hỏi nghi vấn.        - Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:

Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực

nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: “Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?”; “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”…Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây được hiểu là cá
phương án để tìm ra câu trả lời. Có nhiều PP như quan sát, thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, …

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu.
- Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HS
cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV phát cho HS các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với các hoạt động.
- Mỗi thí nghiệm
HS phải được làm  thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận. GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm [mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ], ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực hành.
GV chú ý yêu cầu HS thực hiện độc lập các thí nghiệm [theo cá nhân hoặc nhóm] để
tránh việc HS nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi cho GV phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệm.
* Lưu ý: Trong quá trình HS vẽ hình và thực hiện thí nghiệm, nếu sách giáo khoa có
hình vẽ tương ứng thì không cho HS mở sách để tránh việc các em không quan sát mà chỉ sao chép lại hình vẽ trong sách ra vở thí nghiệm.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
[Kết luận, kiểm chứng]
Sau khi khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần dược giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.
GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến
thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại các ý kiến ban đầu [bước 2]. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, chính HS tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do GV nhận xét một cách áp đặt. Chính HS tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ một cách lâu hơn, khắc sâu kiến thức.

4. Một số ảnh minh hoạ trong giờ dạy

Video liên quan

Chủ Đề