Xin chào các mẹ và tất cả mọi người, Bé Xuân Anh của mẹ Vân đã 5 tuổi và bé đã tham gia vào một cuộc nghiên cứu của mẹ về đề tài "khả năng định hướng không gian ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" cùng 200 bạn khác. Lý do là các bé sắp sửa vào lớp một với rất nhiều hoạt động và môn học mới lạ, mà chuyện phân biệt phải - trái, trước sau.... là vấn đề có tính nền tảng. Mẹ Vân phát hiện ra là có 11,5% các bé chưa thành thạo chuyện đó so với trung bình, cho nên mẹ Vân bày ra vài trò chơi để các cô giáo chỉ dẫn cho các bé. Mẹ Vân nghĩ là không chỉ các cô giáo mà ông bà, ba mẹ...cũng có thể tổ chức chơi cho bé, vừa để kiểm tra xem bé có gặp lúng túng trong cái chuyện nhỏ này không, vừa để giúp bé củng cố khả năng định hướng trong không gian.Trò chơi 1: “ Ai đúng, ai sai”Phương tiện: Không cầnTiến hành: Trẻ đứng, làm theo lệnh của cô giáo hoặc người lớn:- Giơ tay trái sang phía trái, tay phải sang phía phải, hai tay ra phía trước, hai tay ra phía sau, hạ hai tay xuống.- Để tay trái lên hông trái, tay phải lên hông phải, cúi người về phía trước, ngửa người về phía sau, nghiêng người sang phải, sang trái.- Đưa chân phải sang phía phải, chụm chân lại. Giơ chân phải về phía trước, phía sau. Tương tự như vậy với chân trái.Trò chơi 2: “Thi xem ai đúng”Phương tiện: không cầnTiến hành: 2 trẻ đối diện nhau. Cô giáo ra lệnh: - Hãy chỉ tay phải (trái) của bạn đứng trước mặt cháu.- Hãy lấy tay phải của cháu đặt lên vai, sờ vào tai, sờ vào má phải (trái) của bạn đứng trước mặt- Hãy lấy tay trái của cháu đặt lên vai, sờ vào tai, sờ vào má trái (phải) của bạn đứng trước mặtTrò chơi 3: “Thi nhảy đúng ô” Phương tiện: Phấn hoặc vòngTiến hành:+ Cô vẽ 5 ô vuông (hình chữ thập), trẻ đứng vào 1 ô.+ Trẻ nhảy theo yêu cầu của cô “nhảy vào ô phía trước”, “nhảy vào ô bên trái”, “nhảy vào ô bên phải”, “ nhảy vào ô ở giữa”. Cho mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần.Trò chơi 4: “Chơi giấu – tìm”Phương tiện: những đồ dùng nhỏ bất kỳ trong phòngTiến hành: Yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong phòng.+ Cô giấu đi một vật, đề nghị trẻ đi tìm. Trong khi trẻ tìm kiếm, cô gợi ý bằng các từ chỉ hướng, vị trí: phía trên – phía dưới, phía trước, phía sau, ở bên phải, bên trái, ở gần, ở xa, ở giữa cái gì đó. Khi trẻ tìm được vật yêu cầu trẻ phải nói rõ tìm thấy vật ở đâu. Ví dụ: Tôi tìm thấy thỏ bông ở phía trước cái ô tô, hoặc Tôi tìm thấy bông hoa ở phía bên trái con mèo...+ Sau khi chơi vài lần, cô đổi vai để trẻ tự giấu vật và đưa ra các lời chỉ dẫn để bạn khác tìm trong không gian.Trò chơi 5: “ Ở đâu, ở đâu”Phương tiện: các đồ dùng trong nhà hay lớp họcTiến hành: Yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong phòng.+ Cô giáo đưa ra câu hỏi về nơi đặt các đồ vật ở trong lớp, trẻ trả lời.+ Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc.+ Mời 1 trẻ xác định hướng, vị trí của các mối quan hệ của các bạn so với nhau (Bạn A đứng ở phía trước, phía sau; đứng ở bên phải, bên trái; đứng ở giữa; đứng gần, đứng xa bạn B, C...).+ Lần lượt thay đổi để tất cả trẻ đều được xác định hướng trong không gian của các bạn trong nhóm. Đôi lời chia sẻ cùng tất cả các mẹ và mọi người, nếu các mẹ thấy có chuyện gì không ổn hoặc muốn hỏi thêm thì cứ viết cho mẹ Vân biết nhé. Chúc vui vẻ.