Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Toán ở tiểu học giúp các em học sinh tiếp cận môn học dễ dàng đồng thời lĩnh hội kiến thức chủ động hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo phương pháp dạy học tích cực môn Toán dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Tác dụng của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Toán

Lấy học sinh là trung tâm của các hoạt động, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành sự sáng tạo, độc lập và tư duy tích cực ở trẻ. Từ đó rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề. Tạo niềm tin và đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh.

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Các phương pháp dạy học tích cực môn Toán

2. Đặc trưng của phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học

Thông qua các hoạt động, học sinh chủ động phát hiện và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng các kiến thức toán học vào các môn học khác và vào thực tiễn.

Học sinh chuyển từ thói theo học tập thụ động sang chủ động, coi trọng các phương pháp có tính chất tìm đoán từ đó rèn luyện các tư duy phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, so sánh, tương tự, … giúp các em có thể tự học, tự làm bài được đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Tăng cường sự kết nối, học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, tương tác nhiều hơn tạo điều kiện nâng cao trình độ, vận dụng vốn hiểu biết của mình và kinh nghiệm cá nhân và tập thể.

Giáo viên là người dẫn dắt vấn đề, hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh cách học, giáo viên cho học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, phát biểu và đóng góp ý kiến của bạn, nêu cách sửa chữa. Cuối cùng giáo viên tổng hợp và đưa ra kết luận.

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học

➤ Xem thêm: Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học thường áp dụng

3. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Toán ở tiểu học

3.1 Phương pháp gợi mở vấn đáp

Giáo viên không đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà để sinh từng bước tư duy ra vấn đề. Phương pháp vấn đáp tương đối thích hợp với chương trình dạy Toán ở tiểu học, giúp không khí lớp học trở nên sôi nổi, kích thích sự hứng thú học tập và sự tự tin của học sinh trước mỗi câu trả lời, rèn luyện khả năng trình bày và diễn đạt. Đồng thời giúp các em ghi nhớ được kiến thức chắc chắn gắn với trong tình huống cụ

3.2 Phương pháp trực quan

Phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức  hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, thông qua đó nắm được kiến thức và kỹ năng tương ứng. Từ đó giúp các em hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các tư duy trìu tượng.

3.3 Phương pháp thực hành luyện tập

Là phương pháp học sinh hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần một hoạt động hay thao tác nào đó. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm 50% tổng thời gian học ở tiểu học. Do đó phương pháp này thường xuyên được áp dụng, giúp các em nắm được các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, học sinh ngày càng hiểu sâu và nắm chắc kiến thức mới.

 

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Phương pháp dạy học tích cực môn Toán

3.4 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề để tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Thông qua đó kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được mục đích trong học tập.

3.5 Phương pháp kiến tạo

Học sinh dựa trên những kiến thức đã có để giải quyết tình huống mới nảy sinh và sắp xếp các kiến thức mới nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có.

Hy vọng bài viết về các phương pháp dạy học tích cực môn Toán trên đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Tìm hiểu về các phương pháp dạy học toán ở tiểu học là vấn đề vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp bố mẹ định hướng đúng đắn cho trẻ mà còn có thể đồng hành và hỗ trợ bé trên hành trình học tập. Bài viết dưới đây của iSchool sẽ tổng hợp thông tin về phương pháp giáo dục môn toán ở tiểu học trong giáo dục hiện nay để phụ huynh có thể tham khảo.

>> Xem thêm: Các phương pháp học tập hiệu quả

1. Đặc điểm của môn toán 

Toán học là môn học mang tính logic, trừu tượng và khái quát.Vì vậy, để giúp bé học tốt cần cân đối giữa việc học lý thuyết và vận dụng để giải quyết các tình huống cụ thể. Song, cũng giống như những môn học khác, thầy cô và bố mẹ nên áp dụng những phương pháp giảng dạy đa dạng khác nhau, lồng ghép những trò chơi hình ảnh vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ khi học.

Ở cấp tiểu học, môn toán chủ yếu trang bị cho trẻ khả năng tư duy và lập luận cơ bản nhất. Chính vì vậy, cần có các phương pháp giảng dạy đặc thù riêng để giúp bé học tập hiệu quả hơn.

>> Tham khảo thêm: Cách học toán tư duy lớp 1 hiệu quả

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học
Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Đặc điểm và các phương pháp dạy học toán ở tiểu học (Nguồn: Ôn thi đại học Online)

2. Nguyên nhân bé học kém môn toán là gì?

2.1. Bé chưa nắm vững kiến thức cơ bản

Có thể ví việc học toán giống như xây nhà cao tầng, móng nhà và những tầng thấp vững thì tổng thể căn nhà mới chắc chắn và lâu bền. Tương tự như vậy, việc bé nắm kỹ những kiến thức cơ bản sẽ giúp con  học tốt môn toán ở những cấp học cao hơn. Chính vì thế, bố mẹ và thầy cô cần tạo một nền tảng toán học vững chắc từ những lớp dưới để giúp trẻ tự tin và chủ động hơn khi phải đối mặt với những bài toán phức tạp hơn về sau.

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học
Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Tiết học toán tại Trường Hội nhập Quốc tế iSchool

2.2. Bé chưa hiểu về mối liên hệ giữa toán học với thực tế

Ở độ tuổi này việc bé tò mò và mong muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh là điều tất yếu, chính vì thế việc tạo ra mối liên kết giữa những môn học ở trường với thực tế là cách tốt nhất giúp trẻ ghi nhớ nhanh và lâu những kiến thức đã học.

Nhưng dường như đối với toán học việc giải quyết được yêu cầu này thật khó khăn, bởi lẽ đây là môn học khá mơ hồ. Việc trẻ liên tục đặt ra những câu hỏi nhưng lại không tìm được câu trả lời thỏa đáng lâu dần sẽ khiến trẻ tự hỏi “Tại sao phải học toán trong khi môn học này gần như không có bất kì mối liên hệ nào với thực tiễn?”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bé trở nên chán nản, mất dần hứng thú với môn toán và khiến thành tích môn này tệ đi.

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học
Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Nguyên nhân bé học kém môn toán

2.3. Kỹ năng ghi nhớ của bé chưa tốt

Việc phải tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng lúc trong khi tầm nhận thức của trẻ còn hạn chế sẽ khiến trẻ gần như phải “vật lộn” để ghi nhớ quá nhiều thứ. Điều này sẽ khiến hình thành tâm lý lo sợ và không muốn học. Vì vậy hãy đảm bảo những kiến thức của môn học luôn phù hợp với khả năng nhận thức  hay lứa tuổi của trẻ. Người lớn chỉ nên dạy bé tiểu học những điều cơ bản và đơn giản nhất, truyền thêm động lực và niềm hứng thú cho bé về môn toán.

3. Các phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiệu quả

3.1. Phương pháp gợi mở vấn đáp 

Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học đang nhận được sự quan tâm từ những người làm giáo dục là phương pháp gợi mở vấn đáp. Với cách dạy này, trẻ sẽ được nhận từ thầy cô một hệ thống câu hỏi gợi mở để tìm câu trả lời. Với lứa tuổi tiểu học, bố mẹ và thầy cô chỉ nên lựa chọn những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, bám sát với nội dung bài học để học sinh suy nghĩ và giải quyết nhanh chóng.

3.2. Phương pháp trực quan

Trẻ nhỏ thường thiếu tập trung vì vừa thay đổi từ môi trường học tập mầm non, chưa hình thành được thói quen ngồi yên một chỗ. Hiểu được điều này, thầy cô có thể tận dụng một số công cụ, phương tiện trực quan để tạo bầu không khí hứng khởi, khơi dậy sự tò mò trong trẻ. Để đảm bảo phương pháp dạy toán này phát huy tốt đồ dùng trực quan nên bắt mắt, sặc sỡ, đẹp mắt.

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

  • Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
  • Cách dạy trẻ học toán lớp 1

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học
Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Sử dụng một số phương tiện trực quan để dạy toán cho trẻ

3.3. Phương pháp giảng giải minh họa 

Bằng việc vận dụng ngôn ngữ cùng khả năng diễn giải, thầy cô giáo có thể kết hợp giảng dạy những kiến thức lý thuyết cùng với các phương tiện trực quan để giúp học sinh nắm vững kiến thức. Việc giảng dạy nên diễn ra nhanh chóng ngắn gọn để đảm bảo trẻ luôn tập trung và vẫn hứng thú ở những bài học sau.

3.4. Phương pháp luyện tập thực hành

Với mục tiêu đảm bảo xây dựng sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với những hoạt động bài tập vận dụng gần gũi với thực tiễn, thầy cô có thể đặt ra những nhiệm vụ, bài tập để học sinh có cơ hội vận dụng những tri thức mình vừa học được để giải quyết vấn đề. Điều này giúp trẻ hiểu nhanh và nhớ lâu hơn.

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học
Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Đưa ra một số hoạt động, bài tập tạo cơ hội vận dụng kiến thức cho trẻ

3.5. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề 

Được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiệu quả nhất, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp  thúc đẩy sự chủ động và tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Đối với phương pháp này, vai trò của giáo viên là định hướng và đưa ra những tình huống để học sinh tìm ra cách giải quyết hợp lý.

Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học
Phương pháp thực hành luyện tập môn toán ở tiểu học

Thầy cô đưa ra một số hoạt động để học sinh thực hành trải nghiệm

Tự hào là môi trường giáo dục chuẩn quốc tế luôn đi đầu trong việc áp dụng những phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho học sinh, những năm qua đội ngũ giáo viên của iSchool luôn không ngừng tiếp thu và cải tiến để đáp ứng sự phát triển của nền giáo dục hiện đại. Chính vì thế, để tìm hiểu thêm về các phương pháp dạy học toán ở tiểu học, quý phụ huynh có thể tin tưởng và liên hệ với iSchool thông qua:

Bài viết trên đây của iSchool đã cung cấp các thông tin cơ bản về phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Mong rằng bố mẹ đã có thể tìm thấy cách dạy phù hợp cho bé nhà mình để giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của bản thân.