Phương pháp to chức vui chơi ngoài trời

 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CHƠI NGOÀI TRỜI

HOẠT ĐỘNG 1: VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON

NỘI DUNG 1: CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

1. Vai trò của chơi đối với trẻ

Chơi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, không chơi, trẻ không phát triển.

2. Đặc trưng của hoạt động chơi

Chơi nhằm thoả mãn nhu cầu của chính trẻ, giúp trẻ được thể hiện mình, động cơ chơi của trẻ nằm trong quá trình chơi.

Hoạt động chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện, tự lập. Cách chơi của trẻ bị áp đặt thì trò chơi của trẻ không còn mang lại niềm vui sướng; đồng thời, trẻ mất đi tính tự tin và khả năng tự lập trong cuộc sống sau này.

Trong quá trình chơi, trẻ được trải nghiệm nhiều loại cảm xúc khác nhau và rèn luyện cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc.

Hoạt động chơi của trẻ mô phỏng cuộc sống và các mối quan hệ, gắn liền với cuộc sống xã hội và mang tính tượng trưng.

Trẻ sử dụng đồ chơi để thực hiện ý tưởng chơi của mình, trẻ có thể dùng đồ vật thay thế giúp trẻ thoả sức tưởng tượng và sáng tạo.

NỘI DUNG 2: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CHO TRẺ CHƠI

Để thỏa mãn nhu cầu, có ý nghĩa và thành hoạt động chủ đạo của trẻ, cần đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

1. Tính tự nguyện: trẻ phải được tự do trong các việc: [1] lựa chọn trò chơi, [2] triển khai nội dung chơi theo cách của mình, [3] tự nguyện chọn bạn chơi, [4] quyết định chọn đồ chơi.

2. Tính phát triển: trẻ phải được phát triển khả năng chơi bằng cách trợ giúp trẻ phát triển về: [1] nội dung chơi, [2] kĩ năng chơi, [3] khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, [4] khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi.

3. Tính giáo dục: trẻ phải được cung cấp và thể hiện giá trị giáo dục của các trò chơi và hoạt động bằng cách được mở rộng hiểu biết và ấn tượng tốt đẹp về cuộc sống thông qua các mẫu hình về mối quan hệ con người, về các sự việc lành mạnh, được cung cấp các đồ dùng, đồ chơi mang tính giáo dục và sáng tạo...

Đảm bảo các nguyên tắc khi tổ chức chơi ngoài trời

Tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời cần đáp ứng các nguyên tắc chung. Đối với mỗi nội dung chơi, ưu tiên tập trung hỗ trợ trẻ phát triển các yêu cầu khác nhau của nguyên tắc chung.

Thực hiện các nguyên tắc khi tổ chức các nội dung chơi ngoài trời:

- Hỗ trợ trẻ quan sát, tìm hiểu về động vật, thực vật, một số hiện tượng tự nhiên và sự kiện xung quanh: cần tập trung giúp trẻ được tự do [1] lựa chọn trò chơi, [2] triển khai nội dung chơi theo cách của mình…

- Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm, khám phá: cần cho phép trẻ được tự do [2] triển khai nội dung chơi theo cách của mình, [4] quyết định chọn đồ chơi…

- Các trò chơi rèn luyện thể chất ở ngoài trời: cần tập trung giúp trẻ phát triển khả năng chơi bằng cách trợ giúp trẻ phát triển [2] kĩ năng chơi [3] khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi khác..., [4] khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi

- Khuyến khích trẻ tích cực lao động chăm sóc thiên nhiên nhằm giáo dục trẻ về những việc làm tốt đẹp, trẻ được làm quen và rèn luyện thực hiện hành động đẹp trong cuộc sống...

NỘI DUNG 3: Vị trí của chơi ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ và trong Chương trình Giáo dục mầm non

Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển mọi mặt của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được.

Khi cho trẻ chơi ngoài trời cần đặc biệt hỗ trợ giúp trẻ phát triển thông qua chơi để trẻ được phát triển về: [1] khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, [2] khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi.

Chương trình Giáo dục mầm non phân bổ thời gian

Chơi ngoài trời: 30 - 40 phút.

Phân bổ thời gian chơi như sau:

HĐ có mục đích: 5 - 7 phút

TCVĐ: 10 - 15 phút

Chơi tự do: Thời gian còn lại

Lưu ý: Giáo viên cần bố trí thời gian cho trẻ chơi ngoài trời vào thời điểm phù hợp với điều kiện thực tiễn và việc phân bổ thời gian còn tùy thuộc vào nội dung hoạt động và hứng thú của trẻ.

HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

NỘI DUNG 1: Chuẩn bị cho trẻ chơi ngoài trời

Lựa chọn nội dung chơi đảm bảo nguyên tắc động – tĩnh, linh hoạt theo hứng thú của trẻ, theo thời tiết, theo các sự việc diễn ra bên ngoài lớp học…, không nhất thiết thực hiện các nội dung theo trật tự nhất định hoặc theo kế hoạch đã định sẵn.

Chuẩn bị các điều kiện chơi ngoài trời: đồ chơi, phương tiện, không gian…

Xây dựng các quy tắc: cho trẻ và cho giáo viên.

NỘI DUNG 2: Hướng dẫn tổ chức các nội dung chơi ngoài trời.

Quan sát, tìm hiểu về động vật, thực vật, một số hiện tượng tự nhiên và sự kiện xung quanh.

Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm.

Chơi các trò chơi rèn luyện thể chất.

Khuyến khích trẻ tích cực lao động chăm sóc thiên nhiên.

1. Quan sát trong buổi chơi ngoài trời

Giáo viên cần lắng nghe ý tưởng, hứng thú của trẻ và liên hệ chúng với các mục tiêu, nội dung chương trình và mong muốn của giáo viên theo cách sáng tạo và tôn trọng trẻ.

Nội dung quan sát thích hợp nhất là dựa trên hứng thú của trẻ, sau đó giới thiệu những ý tưởng mới hoặc làm sâu sắc thêm những phát hiện đó của trẻ.

Giáo viên phải nhạy cảm, quan tâm thực sự đến trẻ; “bắt” được các khoảnh khắc là cần thiết với việc học và sự phát triển của trẻ để trở thành nội dung quan sát cho nhóm trẻ/cả lớp.

Quan sát trong buổi chơi ngoài trời

Nội dung quan sát chủ yếu đáp ứng hứng thú hiện tại của trẻ, tập trung vào quá trình hơn là vào kết quả cuối cùng.

Giáo viên cũng có thể tạo ra sự kiện, vấn đề...để trở thành nội dung cho trẻ quan sát, song phải tự nhiên, logic và không ép buộc trẻ theo mong muốn của mình.

Để không bị phân tán và tận dụng được sự quan tâm của trẻ, quan sát thường được bắt đầu khi trẻ vừa ra sân. Thời gian quan sát phụ thuộc vào hứng thú và dự định của giáo viên phát triển cho hoạt động thử nghiệm tiếp theo.

2. Kích thích trẻ tham gia hoạt động thử nghiệm, khám phá

Trong số những nội dung quan sát, có thể lựa chọn để phát triển thành nội dung khám phá, thử nghiệm...

Trẻ cần có thời gian và được tự do đưa ra các dự đoán, sau đó thực hiện những thử nghiệm thích hợp.

Trẻ cần có cơ hội sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu, thử nghiệm. Nên để trẻ tự khám phá, giáo viên là người quan sát trẻ.

3. Các trò chơi rèn luyện thể chất ở ngoài trời

Chơi ngoài trời là khoảng thời gian, không gian phù hợp choq các hoạt động phát triển vận động của trẻ, trẻ được thỏa mãn với các vận động, trò chơi do trẻ tự khởi xướng hoặc do giáo viên tổ chức.

Giáo viên cần xác định các nhiệm vụ phát triển phù hợp độ tuổi của trẻ, xây dựng môi trường vật chất phong phú, có phương pháp hướng dẫn trò chơi vận động hấp dẫn và cần có hướng dẫn mở cho các vận động tự do của trẻ

Các trò chơi rèn luyện thể chất

Tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ, tính chất của trò chơi, điều kiện sẵn có của sân tập, thiết bị, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hình thức nhóm lớn, nhóm nhỏ hoặc cá nhân.

Nên ưu tiên phân bổ thời gian cho hoạt động cá nhân với hướng dẫn mở và phương tiện mở, giúp trẻ có cơ hội khám phá khả năng của bản thân và rèn luyện phát triển thể chất.

Quan sát trong buổi chơi ngoài trời

Nội dung quan sát chủ yếu đáp ứng hứng thú hiện tại của trẻ, tập trung vào quá trình hơn là vào kết quả cuối cùng.

Giáo viên cũng có thể tạo ra sự kiện, vấn đề...để trở thành nội dung cho trẻ quan sát, song phải tự nhiên, logic và không ép buộc trẻ theo mong muốn của mình.

Để không bị phân tán và tận dụng được sự quan tâm của trẻ, quan sát thường được bắt đầu khi trẻ vừa ra sân. Thời gian quan sát phụ thuộc vào hứng thú và dự định của giáo viên phát triển cho hoạt động thử nghiệm tiếp theo.

2. Kích thích trẻ tham gia hoạt động thử nghiệm, khám phá

Trong số những nội dung quan sát, có thể lựa chọn để phát triển thành nội dung khám phá, thử nghiệm...

Trẻ cần có thời gian và được tự do đưa ra các dự đoán, sau đó thực hiện những thử nghiệm thích hợp.

Trẻ cần có cơ hội sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu, thử nghiệm. Nên để trẻ tự khám phá, giáo viên là người quan sát trẻ.

3. Các trò chơi rèn luyện thể chất ở ngoài trời

Chơi ngoài trời là khoảng thời gian, không gian phù hợp cho các hoạt động phát triển vận động của trẻ, trẻ được thỏa mãn với các vận động, trò chơi do trẻ tự khởi xướng hoặc do giáo viên tổ chức.

Giáo viên cần xác định các nhiệm vụ phát triển phù hợp độ tuổi của trẻ, xây dựng môi trường vật chất phong phú, có phương pháp hướng dẫn trò chơi vận động hấp dẫn và cần có hướng dẫn mở cho các vận động tự do của trẻ

Các trò chơi rèn luyện thể chất

Tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ, tính chất của trò chơi, điều kiện sẵn có của sân tập, thiết bị, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hình thức nhóm lớn, nhóm nhỏ hoặc cá nhân.

Nên ưu tiên phân bổ thời gian cho hoạt động cá nhân với hướng dẫn mở và phương tiện mở, giúp trẻ có cơ hội khám phá khả năng của bản thân và rèn luyện phát triển thể chất.

4. Khuyến khích trẻ lao động chăm sóc thiên nhiên

Nên có bảng phân công trực nhật trong lớp và ngoài trời.

Mọi kết quả lao động của trẻ đều cần được khen ngợi.

Chuẩn bị cho trẻ dụng cụ phù hợp, nơi cất giữ thuận tiện, có đủ điều kiện làm vệ sinh sau lao động.

Hoạt động lao động ngoài trời có thể mở rộng kết hợp với hoạt động khám phá thiên nhiên...

NỘI DUNG 3: Phối hợp để chuẩn bị và thực hiện hiệu quả

Phối hợp sử dụng không gian.

Xây dựng kế hoạch bổ sung đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, học liệu.

Phối hợp với cha mẹ trẻ hỗ trợ thực hiện

Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thoả mãn nhu cầu chơi ngoài trời

Tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời đáp ứng và thỏa mãn theo nhu cầu.

Có kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển thông qua chơi ngoài trời.

Đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ngoài những nội dung trên có thể lựa chọn các nội dung rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Qui trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải tóc...;

HOẠT ĐỘNG 3: NHIỆM VỤ CỦA GV TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ.

NỘI DUNG 1:

Tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời đáp ứng và thỏa mãn theo nhu cầu.

Có kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển thông qua chơi ngoài trời.

Đảm bảo an toàn cho trẻ.

THỰC HÀNH

Nhiệm vụ:

+ Xây dựng nội dung hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ các độ tuổi

Video liên quan

Chủ Đề