Phương thức thanh toán trả chậm tiếng anh là gì năm 2024

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một trong những phương thức thanh toán phổ biến được nhiều người mua, người bán thường xuyên sử dụng hiện nay là phương thức thanh toán nhờ thu. Vậy phương thức thanh toán nhờ thu là gì? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi lựa chọn phương thức nhờ thu để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những thông tin có liên quan tới phương thức thanh toán nhờ thu nhé!

Phương thức thanh toán nhờ thu là gì?

Phương thức thanh toán nhờ thu hay trong tiếng Anh còn được gọi là collection of payment. Đây là phương thức thanh toán trong đó các ngân hàng sẽ xử lý chứng từ [có thể là chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại] theo đúng so với các chỉ thị nhờ thu nhằm mục đích:

  • Thanh toán ngay
  • Chấp nhận thanh toán
  • Thanh toán/chấp nhận kèm theo đó là các điều khoản và điều kiện khác như D/OT [Documents against Other Terms – Phương thức nhờ thu theo điều kiện khác],…

Phương thức thanh toán nhờ thu có một số đặc điểm như:

  • Là phương thức an toàn hơn so với phương thức thanh toán TTR [Phương thức thanh toán chuyển tiền];
  • Trong phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, kiểm soát bộ chứng từ và thu tiền theo chỉ thị;
  • Ngân hàng không có cam kết thanh toán với người hưởng lợi và cũng không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ.

Như vậy có thể thấy, đối với phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng không có trách nhiệm trong việc đảm bảo giao dịch được thanh toán hay hàng hóa phù hợp với thỏa thuận giữa người mua và người bán. Theo đó trong trường hợp phát sinh rủi ro thì các bên cần khởi kiện lên tòa án hoặc trọng tài kinh tế… tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương hoặc theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Phương thức thanh toán CAD

Thanh toán L/C là gì?

Các bên tham gia thanh toán nhờ thu

  • Người ủy nhiệm [Principal]: Có thể là người xuất khẩu hoặc người hưởng lợi và là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng.
  • Ngân hàng chuyển chứng từ [Remitting bank]: Thường là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và là ngân hàng được người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu.
  • Ngân hàng thu hộ [Collecting bank]: Là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan tới nghiệp vụ nhờ thu. Tuy nhiên ngân hàng thu hộ không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường sẽ được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình.
  • Người trả tiền [Drawee]: Thường là nhà xuất khẩu và là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu.
  • Ngân hàng xuất trình [Presenting bank]: Là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện công việc chuyển giao chứng từ nhờ thu cho nhà nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.

Các loại thanh toán nhờ thu

Căn cứ theo thời gian

Nếu căn cứ theo thời gian thì phương thức thanh toán nhờ thu được chia ra thành 2 loại bao gồm:

  • Nhờ thu trả ngay [D/P]: Đây đang là phương thức nhờ thu được nhiều khách hàng yêu thích và chọn lựa chọn hiện nay. Trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ sẽ chỉ định ngân hàng thu hộ chỉ được phép giao bộ chứng từ giao hàng khi đã nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu.
  • Nhờ thu trả chậm [D/A]: Trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ định ngân hàng thu hộ chỉ được phép giao bộ chứng từ giao hàng khi nhận được chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn từ người mua [người nhập khẩu].

Ngoài phương thức nhờ thu trả ngay và nhờ thu trả chậm thì còn có một phương thức khác là nhờ thu theo các điều kiện khác [D/OT]. Tuy nhiên phương thức nhờ thu này rất ít được doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Bởi vì, trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ định ngân hàng thu hộ chỉ được phép giao bộ chứng từ giao hàng khi nhà nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện khác không liên quan tới thanh toán/chấp nhận thanh toán.

Nếu căn cứ theo thời gian thì có nhờ thu trả ngay và trả chậm

Căn cứ theo chứng từ

Nếu căn cứ theo chứng từ thì phương thức thanh toán nhờ thu được chia ra thành nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Cụ thể thì:

  • Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh toán, trong đó bộ chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính. Còn các chứng từ thương mại sẽ được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu mà không thông qua ngân hàng.
  • Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán mà bộ chứng từ gửi đi nhờ thu gồm có: Chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính; chỉ chứng từ thương mại [không có chứng từ tài chính]. Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền khi đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác theo quy định trong lệnh nhờ thu.

Quy trình phương thức thanh toán nhờ thu

Chi tiết quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu phiếu trơn:

Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó có điều khoản thanh toán áp dụng phương thức nhờ thu phiếu trơn.

  1. Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa và bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu;
  2. Nhà xuất khẩu gửi tới ngân hàng nhờ thu đơn yêu cầu nhờ thu cùng với đó là bộ chứng từ tài chính để thu tiền từ nhà nhập khẩu;
  3. Ngân hàng nhờ thu lập và gửi lệnh nhờ thu cùng với đó là bộ chứng từ tài chính tới ngân hàng thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu;
  4. Ngân hàng thu hộ sẽ thông báo tới nhà nhập khẩu lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu có thể lựa chọn trả tiền ngay hoặc ký chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn hoặc cũng có thể là chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác;
  5. Nhà nhập khẩu có thể lựa chọn 2 cách thanh toán là trả tiền ngay hoặc là chấp nhận hối phiếu;
  6. Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã được chấp nhận cho ngân hàng nhờ thu.
  7. Ngân hàng nhờ thu chuyển tới nhà xuất khẩu tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã được chấp nhận.

Chi tiết quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu phiếu trơn

Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu kèm chứng từ:

Trước tiên nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng mua bán. Và trong hợp đồng thương mại đó có quy định rõ ràng điều khoản thanh toán là áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Theo đó quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu kèm chứng từ cụ thể như sau:

  1. Hai bên ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “ nhờ thu kèm chứng từ “
  2. Tiếp đến nhà xuất khẩu sẽ tiến hành gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
  3. Nhà xuất khẩu sẽ tới tới ngân hàng nhờ thu đơn yêu cầu nhờ thu, bộ chứng từ [chứng từ thương mại và chứng từ tài chính nếu có] để ngân hàng nhờ thu thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
  4. Ngân hàng nhờ thu sẽ lập và gửi tới ngân hàng thu hộ lệnh nhờ thu kèm theo đó là bộ chứng từ.
  5. Ngân hàng thu hộ sẽ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ trước đó đã nhận được cho nhà nhập khẩu.
  6. Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng những cách như: Thanh toán ngay bằng hối phiếu, séc hoặc kỳ phiếu; chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn hoặc ký phát hành giấy nhận nợ,…
  7. Ngân hàng thu hộ gửi tới nhà nhập khẩu bộ chứng từ thương mại.
  8. Ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận hoặc có thể là giấy nhận nợ.
  9. Ngân hàng nhờ thu chuyển tới cho nhà xuất khẩu tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận hoặc có thể là giấy nhận nợ.

Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu kèm chứng từ

So với nhờ thu trơn thì phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu hơn. Bởi lẽ phương thức thanh toán này giúp nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro trong thanh toán tiền hàng. Theo đó chỉ khi nào nhà nhập khẩu có trả tiền hay chấp nhận trả tiền thì mới nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng.

Những lưu ý khi sử dụng thanh toán nhờ thu

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế giúp đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro mà doanh nghiệp không nên chú ý cẩn thận:

  • Phương thức thanh toán nhờ thu chỉ nên áp dụng trong trường hợp người nhập khẩu và người xuất khẩu là khách hàng tin tưởng, có mối quan hệ làm ăn lâu dài hoặc đã quen biết nhau từ trước đó. Tuyệt đối không nên áp dụng phương thức thanh toán này trong những giao dịch mua bán lần đầu bởi vì có rất nhiều rủi ro.
  • Sau khi người mua chấp nhận hối phiếu, ngân hàng sẽ giải phóng bộ chứng từ và lúc này người mua có thể đòi hàng. Lý tưởng nhất là khoảng thời gian đến ngày đáo hạn đủ cho phép người mua có thể thanh lý hàng hóa và thu tiền thanh toán trước hạn.
  • Người mua có thể giảm thiểu rủi ro về chất lượng, số lượng hàng hóa bằng cách sắp xếp khâu kiểm tra hàng hóa tại cảng đi. [Người mua không thể kiểm tra hàng hóa tại cảng đến vì lúc này cần các tài liệu để xem hàng hóa].
  • Trong giao dịch D/A, rủi ro của người mua là chấp nhận hối phiếu trước khi nhìn thấy hàng hóa. Nếu như muốn giảm thiểu rủi ro này thì bạn có thể sắp xếp việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phương thức thanh toán nhờ thu cùng những lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán này nhằm hạn chế rủi ro mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ về phương thức nhờ thu ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Chủ Đề