Piano đệm hát là gì

Vừa ngồi đánh những phím đàn piano và vừa cất tiếng hát của mình lên là một hình ảnh không quá khó để thấy trong thời buổi phát triển về âm nhạc như hiện nay. Không ít những học viên học piano đều thích lựa chọn theo học thể loại piano đệm hát vì vừa đơn giản hơn piano cổ điển, vừa thể hiện được khả năng đánh đàn cũng như chất giọng của mình. Thế nhưng piano đệm hát là gì và muốn tự học piano đệm hát phải làm sao thì vẫn là câu hỏi của không ít beginner. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về piano đệm hát.

Piano đệm hát là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, piano đệm hát là phần piano làm nền cho người hát hoặc cho giai điệu của một nhạc cụ khác, phần lớn là violin. Chính vì nhiệm vụ làm nền cho giai điệu khác, piano đệm hát khi chơi riêng lẻ sẽ không thể hiện giai điệu của bài hát, mà nó là nền nhạc được tạo bằng các hợp âm hay vòng hòa âm. Chơi piano đệm hát sẽ dựa vào kiểu đệm và hợp âm là chủ yếu mà không cần đọc nốt nhạc nhiều như chơi piano solo.

Piano đệm hát có những dòng nhạc nào ?

Giống như piano solo, piano đệm hát được chia thành từng dòng nhạc dựa vào dòng nhạc mà người hát muốn thể hiện, từ đó mà có cách đệm hát khác nhau. Nếu người hát muốn hát dòng nhạc Pop, nghệ sĩ piano sẽ đệm hát theo dòng nhạc pop, nếu người hát thể hiện dòng nhạc R’n’b thì nghệ sĩ piano sẽ đệm piano theo dòng nhạc R’n’B. Thông thường piano đệm hát là do người tự chơi đàn piano solo lâu năm cảm nhận và tìm hiểu về hòa âm để chơi, chứ không có một quy luật nhất định nào cả. Chính vì vậy mà nhiều người quan niệm, nếu chơi piano solo lâu năm, bạn có thể đệm hát piano, nhưng dù có đệm hát piano lâu năm, chưa chắc bạn đã thành thạo piano solo. Nói một cách ngắn gọn, piano đệm hát đơn giản hơn piano solo rất nhiều.

Vừa hát vừa đệm đàn piano là hình ảnh quen thuộc của nam ca sĩ Charlie Puth. Đây cũng là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ đấy.

Những khó khăn phổ biến khi học piano đệm hát

Sở dĩ chúng tôi giới thiệu với bạn những khó khăn thường gặp khi luyện piano đệm hát, là bởi: Bạn cần biết được mình sẽ những khó khăn gì trong quá trình chinh phục piano đệm hát, và từ đó bạn mới có cái nhìn đúng đắn cho việc tập luyện của mình. Bây giờ xin mời bạn hãy lấy quyển sổ cá nhân ra và ghi chép một cách cụ thể những điều sau:

Khó khăn thứ nhất: Chuyển hợp âm không được nhanh

Đây là khó khăn bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu tập piano đệm hát. Nhưng đừng lo lắng, việc này có thể giải quyết theo thời gian, bạn có thể sử dụng các mẹo sau:

  • Luyện tập nhớ vị trí các nốt trên đàn.
  • Chia nhỏ bài: hãy chia bài hát ra từng đoạn nhỏ, từ 1-2 câu và tập thật trơn tru trước khi chuyển sang đoạn kế tiếp.
  • Không nhìn tay trái nhiều khi tập, nhìn lên bản nhạc để chuẩn bị hợp âm tiếp theo.

Khó khăn thứ 2: Không tự đàn tự hát được ngay

Lúc mới bắt đầu tập đệm hát, sẽ rất khó để vừa đàn vừa hát được ngay, vì thế nên sự chăm chi luyện tập là điều cần thiết.

Bước đầu khi làm quen với các kiểu đệm, trí não của bạn đang tập trung nhiều vào bàn tay hơn là nhịp điệu của bài hát, do đó sẽ khó có thể hát và đệm đàn được, thậm chí khi đã vào nhạc nhưng do bạn tập trung đàn quá nên bạn sẽ quên hát ngay.

Để vượt qua được khó khăn này, bạn cần tập từ 1-2 kiểu đệm thuần thục để nó trở thành thói quen, khi hát không cần phải suy nghĩ nhiều tới việc tay đang chơi ngón nào. Bạn có thể thu âm lúc mình chuyển hợp âm hoàn chỉnh, và bật lại hát trên nền nhạc đó cho quen nhé.

Nhiều giảng viên chia sẻ họ phải mất không ít thời gian để quen với việc vừa đàn vừa hát, nhưng sự luyện tập cố gắng đã khiến họ gặt hái được thành công rất ngọt ngào.

Và bạn cũng có thể làm được như vậy!

​Bạn có biết piano đệm hát và piano solo có điểm gì giống hay khác nhau như thế nào không? Dưới đây là điểm giống và khác nhau giữa piano đệm hát và piano solo

– Đều đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 tay khi chơi – Đều cần có khả năng đọc hiểu được bản nhạc

– Đều cần có kiến thức nhạc lý như nhau [đọc bản nhạc, trường độ nốt nhạc, các kí hiệu trên khuông nhạc, nhịp/phách,…]

Piano đệm hát [chơi nền cho giai điệu chính của bài hát, giai điệu chính được thể hiện bằng giọng hát hay nhạc cụ khác]; Piano solo [chơi ra giai điệu bài hát],
 

Piano đệm hát được hiểu là piano làm nền cho người hát/ hay cho một nhạc cụ khác. Đúng với ý nghĩa là làm phần làm nền cho giai điệu chính [giai điệu chính bây giờ là giọng hát hay nhạc cụ khác], nên piano đệm hát khi chơi riêng không phát ra giai điệu của bài hát, mà nó chỉ là nền nhạc được tạo bằng các vòng hoà âm, hợp âm. Chơi piano đệm hát sẽ dựa vào kiểu đệm và hợp âm là chủ đạo chứ không cần phải đọc nốt nhạc nhiều như chơi piano solo.

Video mà mọi người hay xem hay hay nghe về piano, đa số đều chính là piano solo, piano solo thể hiện được giai điệu của bài hát, bài hát như thế nào thì trên piano sẽ thể hiện đúng ra giai điệu như vậy. Chơi piano solo đa phần mọi người đều cần bản nhạc để đọc nốt nhạc và chơi theo [cho tới khi đạt tới trình độ cảm âm tức là chơi theo trí nhớ, chỉ cần nghe và chơi lại]. Video piano solo hiện nay có 1 thể loại được gọi là piano cover [ cover lại một bài hát trên piano theo phong cách riêng của người chơi, có thể giống đến 100% so với bài gốc hay khác hơn 1 chút so với bài gốc].
Qua bài viết trên, bạn đã có thể phân biệt được piano đệm hát và piano solo chứ? Bạn thích hay có mong muốn chơi được piano solo hay piano đệm hát? Hãy để lại cảm nghĩ của bạn ở dưới bài viết nhé!


Xem thêm:
 
 

Skip to content

Chơi cover và chơi đệm hát khác nhau thế nào ? Chắc các bạn cũng đã nghe nhiều tới đệm hát và cover rồi đúng không? Nhiều bạn cũng hiểu đại khái rằng cover là chơi lại giai điệu của tác phẩm âm nhạc, người nghe vẫn nhận giai điệu của tác phẩm đó, chỉ thay vì giọng hát, hoặc sound nhạc cụ ở bản gốc thành sound nhạc cụ của người cover. Còn đệm hát đơn giản chỉ là chơi hợp âm tạo nền cho ca sĩ cất tiếng hát, thỉnh thoảng thì là nền cho các nhạc cụ khác solo.

Đấy là cover và đệm hát nói chung, nhưng trong bài hôm nay Sol.g xin phép cùng các bạn độc giả đi sâu vào việc phân tích sự khác nhau và giống nhau giữa cover và đệm hát trên đàn piano/organ nhé.

Trên piano, chơi theo phong cách acoustic, tức là không nhờ tới sự hỗ trợ của tiết điệu và hòa âm tự động, chúng ta play hoàn toàn với phím đàn thì giữa cover và đệm hát có điểm chung đó là đều đòi hỏi người chơi hiểu về hợp âm và âm giai [trừ một số bạn chơi cover theo kiểu đọc sheet nhạc, hoặc học vẹt bằng cách nhìn piano synthesia để thuộc làu làu cách chơi của người khác]. Bạn phải nắm rõ cảm xúc của tác phẩm, nắm rõ nhịp điệu, cách chạy hòa âm cho tác phẩm, thậm chí đôi khi bạn có thể tự sáng tạo ra hòa âm mới khác với bản gốc, thậm chí giai điệu có thêm chút trau chuốt, độc đáo hơn, thể hiện cá tính riêng hơn, tạo dấu ấn cho chính mình trong cách chơi mới.

Điểm chung của piano cover và đệm hát là thế. Còn điểm riêng?

  • Với piano cover, ta phải vừa chơi cả hòa âm, vừa chơi cả giai điệu của tác phẩm gốc. Nếu bạn nắm rõ kiến thức về âm giai và quy tắc hợp âm, việc chơi giai điệu sẽ giúp bạn hiểu cách sáng tác nốt bè hợp lý và cover một tác phẩm hay hơn, phiêu hơn. Thường thường người chơi cover sẽ dành tay phải để solo giai điệu và tạo bè, tay trái để chơi hợp âm. Với những người trình độ tốt hơn, đôi khi người ta dùng cả tay phải chơi hòa âm lẫn giai điệu để tay trái tập trung tạo những nốt chạy bass độc đáo

  • Còn với đệm hát, cơ bản thì người chơi chỉ cần bấm các nốt trong 1 cấu trúc hợp âm và tạo thành nhịp điệu phù hợp với giai điệu bài hát. Căn bản thì người chơi chỉ cố gắng tạo nền hòa âm, hạn chế không chơi giai điệu quá nhiều chiếm mất phần giai điệu chính mà ca sĩ hoặc nhạc cụ đang solo thể hiện. Một số người trình độ tốt hơn họ có thể tạo thêm giai điệu bè, tỉa, rải nốt một cách tinh tế hơn để đuổi theo giai điệu chính, hoặc solo thay chỗ những khi giai điệu chính kết thúc phần điệp khúc hoặc solo ở phần mở đầu bản nhạc.

Địa chỉ liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ÂM NHẠC & THIẾT BỊ NGHE NHÌN SOL.G
Showroom: 337 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline : 024.22161102 -  0904.800.811

Email:

Video liên quan

Chủ Đề