Quá trình đánh cắp nỏ thần của Trọng Thủy diễn ra như thế nào

Giải bài tập bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy trang 39 SGK Ngữ văn 10. Câu 4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết cho Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh "ngọc trai - giếng nước"?

Câu 1

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Dựa theo cốt truyện và hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết anh chị hãy phân tích:

a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kỳ đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?

c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu,... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.

+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.

+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.

+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.

a)

- An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm.

- Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kỳ này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

b)

- Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác.

- Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.

c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.

Câu 2

Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:

- Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lý

Ý kiến riêng của anh (chị) thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc:

+ Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.

+ Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.

- Cách lý giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

=> Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.

- Cách lý giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lý

=> Cách lý giải này có thể được xuất phát từ luân lý của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.

- Tuy nhiên, cả hai cách lý giải trên đều chưa hợp lý và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được. Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.

Câu 3

Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau.

Lời giải chi tiết:

- Đây là chỉ là một chút an ủi cho Mị Châu. Chi tiết ngọc trai thể hiện sự thương cảm, nhân dân muôn giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu. Người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ nàng không phải là người chủ ý hại vua cha. Nàng thực sự bị “người lừa dối”.

- Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau trong quan hệ tình cảm phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung, phải biết hi sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đó là một bài học cảnh giác sâu sắc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

1. Có hai cách đánh giá như sau:

a. Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.

b. Giữa Trọng Thủy và Mị Châu có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.

Trả lời:

- Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là "giả dối” hay “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.

- Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lý như vậy nói lên truyền thống đạo lý gì của nhân dân ta?

Trả lời:

    An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng lại xây đền và am thờ họ cạnh nhau. Cách xử lý này hoàn toàn phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lý và nhân hậu của nhân dân ta.

Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy?

Trả lời:

      Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử.

     Sức sống của truyền thống An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy còn khơi nguồn cho những cảm hứng thi ca. Các tác giả như Tố Hữu, Trần Đăng Khoa… đều đã có những sáng tác lấy cảm hứng từ tác phẩm này. Ví dụ trong bài thơ Tâm sự rút trong tập thơ Ra trận của nhà thơ Tố Hữu, có đoạn viết:

 … Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

   Trái tim lầm chỗ để trên đầu.

   Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

   Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

BÀI LÀM

Sau khi lấy được con gái của vua An Dương Vương là nàng Mị Châu xinh đẹp. Trọng Thủy rước nàng về Đà theo đúng kế hoạch của cha. Bước tiếp theo, Trọng Thủy dụ dỗ, lợi dụng lòng tin và tình yêu thương của vợ để xem trộm chiếc nỏ thần rồi bày kế lấy trộm.

>> Xem thêm: Phân tích cái chết của Mị Châu – Trọng Thủy

>> Xem thêm: Sau khi tự tử ở giếng loa thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó

Một hôm, đang vui chơi trong khuôn viên, Trọng Thủy ân cần nắm tay vợ, nhẹ nhàng thủ thỉ:

– Cũng lâu rồi, ta chưa đưa nàng về thăm cha. Hẳn là cha sẽ nhớ con gái người đang ở xứ xa xôi. Nay ta muốn đưa nàng về thăm cha, ở lại chăm sóc cha ít ngày, coi như báo hiếu ơn người đã dày công nuôi nấng.

Nghe vậy, Mị Châu cũng mủi lòng vì bao ngày nhớ thương cha. Hai người sắp xếp đồ đạc, lên đường về thăm An Dương Vương. Trên đường đi, Trọng Thủy kiếm cớ hỏi chuyện nàng về chiếc nỏ thần:

– Cha nàng thật giỏi, bao nhiêu quân xâm lăng mà người cũng đánh thắng được hết. Phải chăng cha có phép lạ hay tài gì riêng.

Mị Châu tiết lộ chuyện cha được ban tặng chiếc nỏ thần. Nhờ chiếc nỏ mà cha luôn dành phần thắng trong mọi cuộc chiến đấu. Trọng Thủy tiếp tục dụ dỗ nàng bằng những lời ngọt ngào khiến Mị Châu tin tưởng, đồng ý cho sẽ chồng xem trộm chiếc nỏ của vua cha.

Quá trình đánh cắp nỏ thần của Trọng Thủy diễn ra như thế nào

Vừa về đến cung, Mị Châu đã vội chạy lại quỳ xuống chân cha, nàng ngẩng mặt lên như để nhìn từng nếp nhăn trên khuôn mặt cha. Cuộc gặp gỡ của hai cha con khiến ai cũng xúc động. Nhân lúc cha không để ý, Mị Châu ra dấu hiệu cho Trọng Thủy đi xem chiếc nỏ thần. Nơi cất giấu Mị Châu đã nói với chàng lúc còn trên kiệu. Mị Châu tin rằng Trọng Thủy xem chỉ vì sự tò mò nhưng nàng đâu hiểu âm mưu xâm lăng đằng sau sự việc ấy. Chính nàng đang đẩy cha mình vào chỗ chết mà nàng không hay.

Sau khi lén xem được chiếc nỏ thần, Trọng Thủy đã cho quân về báo lại với cha, miêu tả hình dáng, đặc điểm chiếc nỏ để cha sai người làm chiếc khác thay thế vào. Làm xong xuôi, Đà lại sai người bí mật mang nỏ giả đến cho Trọng Thủy. Một mặt, Trọng Thủy đối đãi rất tử tế với vua An Dương Vương và Mị Châu. Nhưng mặt khác lại đang chuẩn bị cho âm mưu của mình. Gần một tuần trôi qua, Trọng Thủy xin phép vua An Dương Vương được mở tiệc chia tay. Vì đường xá xa xôi, Trọng Thủy phải lên đường để sớm trở về đất nước. An Dương Vương thuận lòng cho mở tiệc hai ngày một đêm. Đêm cuối cùng, Trọng Thủy đề xuất với An Dương Vương:

– Thưa cha, ngày mai con phải lên đường trở về, đêm nay con xin phép được dùng rượu để bày tỏ tấm lòng của con.

An Dương Vương cảm thấu tấm lòng của con rể, uống hết chén này đến chén khác. Trọng Thủy cố tình chuốc cho An Dương Vương say để thực hiện âm mưu của mình. Nửa đêm, Trọng Thủy lén vào căn phòng bí mật của An Dương Vương, thận trọng từng bước một, cẩn thận mở chiếc hộp ra, lấy chiếc nỏ thần rồi đặt chiếc nỏ giả vào. Xong việc,Trọng Thủy trở về phòng, cất giấu chiếc nỏ thật kỹ. Không lâu sau, trời tờ mờ sáng, Trọng Thủy tới từ biệt An Dương Vương. Chàng cũng không quên dặn Mị Châu hãy ở lại ít thêm ít ngày để báo hiếu cho cha. Nếu chiến tranh loạn lạc xảy ra, hãy làm dấu để chàng tìm đến.

Trọng Thủy người trở về, An Dương Vương có xem lại chiếc nỏ nhưng không phát hiện đó là chiếc nỏ giả. Còn Mị Châu cũng không hề biết mọi việc Trọng Thủy vừa làm. Ít ngày sau, Đà lấy được nỏ thần, mang quân sang xâm lược, vua An Dương Vương cậy mình có chiếc nỏ, vẫn ung dung ngồi đánh cờ, đến khi giặc vào sát thành, vua lấy chiếc nỏ ra, phát hiện đã mất chiếc nỏ thật nhưng lúc này đã quá muộn. Vua vội đưa Mị Châu tháo chạy. Mị Châu lấy lông ngỗng trên áo rắc xuống ngã ba đường để làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một òng trung heiesu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

Trọng Thủy tới nơi chỉ còn lại xác vợ. Nhìn người vợ hiền lành, nết na chết thảm, chàng động lòng xót thương. Trọng Thủy hối hận vì đã lừa dối Mị Châu để lấy cắp chiếc nỏ thần, gây nên tình cảnh đau đớn này. Chàng ôm xác về về táng ở Loa Thành. Khi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết.

>> Xem thêm: Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

>> Xem thêm: Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Trong Truyện An Dương Vương Và Mị Châu – Trọng Thủy