Quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946

Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng [1945-1946]

Quảng cáo

1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng [1945-1946]

a] Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.

Thuận lợi cơ bản là trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thổng từ Trung ươnga đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Khó khăn nghiêm trọng là hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng. Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận, và đặt quan hệ ngoại giao. Với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phátxít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. "Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như "ngàn cần treo sợi tóc", Tổ quốc lâm nguy.

b] Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng

Trước tình hình mới, Trung uơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức? mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:

Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, V. V...

Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.

Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm luợc. Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946. Như việc bầu cử Quốc hội, lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khai giảng năm học mới, tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để chống thực dân Pháp ở miền Nam và hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước...

c]Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.

Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc toàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.

Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.

Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chổng Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng Khánh [28-2-1946], thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô [Phongtennebleau, Pháp], Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh nói trên là đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.

Nguyên nhân thắng lợi: Có được những thắng lợi quan trọng đó là do Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc đứng đắng; xây đựng và phát huy được sức manh của khối đại đoàn kết dân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch, V.V..

Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cành, cụ thể. Tận đụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân [1946-1954]
  • Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
  • Chủ trương và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946?
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam [tháng 2-1951]?
  • Đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ [1945 - 1954]?
  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II [tháng 1-1959] và đường lối cách mạng miền Nam?
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Đề cương: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946]

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files
Bản để in

Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946]

Mục lục

1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám [edit]

2. Các biện pháp giải quyết của Đảng [edit]

Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám [edit]

1. Thuận lợi

  • Đất nước độc lập, nhân dân tự do
  • Chính quyền mới được xây dựng

2. Khó khăn

  • Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng và tay sai phản động ồ ạt kéo vào, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
  • Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược.
  • Trong nước: các lực lượng phản cách mạng nổi dậy chống phá cách mạng.
  • Kinh tế: bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn đói mới đe dọa đời sống nhân dân.
  • Tài chính: Ngân sách nhà nước trống rỗng
  • Văn hóa - xã hội: hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

→ Nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

Các biện pháp giải quyết của Đảng [edit]

1. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

1.1. Xây dựng chính quyền cách mạng [Chú ý sự kiện 6-1-1946]

  • Ngày 8-9-1945: công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước
  • Ngày 6-1-1946, tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước bầu Quốc hội khóa đầu tiên.
  • Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kì đầu tiên, bầu Chính phủ cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu
  • Ngày 29-05-1946: Hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam [Hội Liên Việt] được thành lập để tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân.

1.2. Giải quyết nạn đói

  • Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “Ngày đồng tâm”
  • Đẩy mạnh tăng gia sản xuất

→ Nạn đói được đầy lùi

1.3. Giải quyết nạn dốt

  • Thành lập Nha bình dân học vụ
  • Kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mũ chữ
  • Kết quả: Cuối năm 1946, đã xóa nạn mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới.

1.4. Giải quyết khó khăn về tài chính

  • Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng “Quỹ Độc lập”, phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
  • Ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước
  • Kết quả: Đến 1946, Nhà nước căn bản cân bằng thu - chi.

2. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

2.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.

  • Đêm 22 rạng 23-9-1945, Pháp đánh Nam Bộ và Sài Gòn mở đầu cuộc xâm lược trở lại
  • Quân dân Sài Gòn anh dũng đánh trả → cản bước tiến của quân Pháp
  • Đầu 10-1945, Pháp tăng viện đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ
  • Đảng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến

2.2. Đấu tranh với quân Tưởng và bọn phản cách mạng

  • Chia cho cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.
  • Nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lượng thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền “quan kim”, “quốc tệ”.
  • Ban hành sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.

2.3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Tưởng ra khỏi nước ta bằng việc kí kết Hiệp định Sơ bộ [6-3] và Tạm ước [14-9]

  • Hoàn cảnh:

- Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa - Pháp [28-2-1946], bắt tay chống phá cách mạng nước ta.

- Ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ [6/3/1946] nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

  • Nội dung Hiệp định Sơ bộ:

- Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.

- Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm.

  • Sau Hiệp định Sơ bộ, Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang. Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
  • Ý nghĩa: Giúp chúng ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.

Thẻ từ khoá:
  • cách mạng tháng tám
  • lịch sử việt nam
  • cách mạng tháng 8
  • 1945 - 1946
◄ Infographic: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946]
Chuyển tới... Chuyển tới... GIỚI THIỆU KHÓA HỌC VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Hỏi bài tập 👉 HƯỚNG DẪN THI THỬ ĐỀ THI THỬ 01 [Đã kết thúc] ĐỀ THI THỬ 02 [Đã kết thúc] ĐỀ THI THỬ 03 [Đã kết thúc] ĐỀ THI THỬ SỐ 4 [Mở vào 20h30 thứ 7 ngày 15/5] ĐỀ THI THỬ SỐ 5 [Đã kết thúc] ĐỀ THI THỬ SỐ 6 [Đang mở] Infographic: Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai Đề cương: Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai Câu hỏi: Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai Infographic: Các nước Đông Âu Đề cương: Các nước Đông Âu Câu hỏi: Các nước Đông Âu Infographic: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa Đề cương: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa Câu hỏi: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa Infographic: Các nước Châu Á Đề cương: Các nước Châu Á Câu hỏi: Các nước Châu Á Infographic: Các nước Đông Nam Á Đề cương: Các nước Đông Nam Á Câu hỏi: Các nước Đông Nam Á Infographic: Các nước châu Phi Đề cương: Các nước Châu Phi Câu hỏi: Các nước Châu Phi Infographic: Các nước Mĩ La-tinh Đề cương: Các nước Mĩ La-tinh Câu hỏi: Các nước Mĩ La-tinh Infographic: Nước Mĩ Đề cương: Nước Mĩ Câu hỏi: Nước Mĩ Infographic: Nhật Bản Đề cương: Nhật Bản Câu hỏi: Nhật Bản Infographic: Các nước Tây Âu Đề cương: Các nước Tây Âu Câu hỏi: Các nước Tây Âu Infographic: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai Đề cương: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai Câu hỏi: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai Infographic: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay Đề cương: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật Câu hỏi: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật Infographic: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Đề cương: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Câu hỏi: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Infographic: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Đề cương: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Câu hỏi: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Infographic: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 Đề cương: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 Câu hỏi: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 Infographic: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời Đề cương: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời Câu hỏi: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời Infographic: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Đề cương: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Infographic: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 Đề cương: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 Câu hỏi: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 Infographic: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 Đề cương: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 Câu hỏi: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 Infographic: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 Đề cương: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 Câu hỏi: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 Infographic: Cao trào kháng Nhật tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 Đề cương: Cao trào kháng Nhật tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 Câu hỏi: Cao trào kháng Nhật tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 Infographic: Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đề cương: Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Câu hỏi: Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Infographic: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946] Câu hỏi: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946] Infographic: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 - 1950] Đề cương: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 - 1950] Câu hỏi: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 - 1950] Đề cương: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1950 - 1953] Infographic: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1950 - 1953] Câu hỏi: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1950 - 1953] Infographic: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc [1953 - 1954] Đề cương: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc [1953 - 1954] Câu hỏi: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc [1953 - 1954] Infographic: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam [1954 - 1965] Đề cương: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam [1954 - 1965] Câu hỏi: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam [1954 - 1965] Infographic: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước [1965-1973] Đề cương: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước [1965-1973] Câu hỏi: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước [1965-1973] Infographic: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [1973-1975] Đề cương: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [1973-1975] Câu hỏi: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [1973-1975] Infographic: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975 Đề cương: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975 Câu hỏi: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975 Infographic: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc [1976-1985] Đề cương: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc [1976-1985] Câu hỏi: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc [1975 -1985]. Infographic: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH [1986 - 2000] Đề cương: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH [1986 - 2000] Câu hỏi: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH [1986 - 2000] Infographic: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Câu hỏi: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946] ►

Phát huy tầm vóc vĩ đại của Cách mạng tháng Tám

[ĐCSVN] - Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại những trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc; đồng thời nhận thức sâu sắc hơn những giá trị, những bài học kinh nghiệm quý giá của chặng đường đã qua để tạo thành ý chí, quyết tâm, sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu /TTXVN

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tháng Tám năm 1945, toàn dân ta anh dũng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong lịch sử thế giới, chưa từng có cuộc cách mạng nào diễn ra nhanh trong một không gian dài rộng như ở Việt Nam và giành được thắng lợi vẻ vang như vậy.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước” [1].

Phát huy thành quả của Cách mạng Tháng Tám, trong 76 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta tiếp tục lập nên những kì tích vĩ đại trong thế kỷ XX và trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI.

Kỳ tích vĩ đại giành chiến thắng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời được 21 ngày đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, đi đến bến bờ vinh quang; lãnh đạo nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai với phương châm vừa kiến quốc vừa kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Trong tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, đồng chí Trường Chinh đã nêu rõ: “Trong lò lửa kháng chiến, một nước Việt Nam mới đang được rèn đúc...”. Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản chỉ đạo toàn bộ đường lối kháng chiến của Đảng.

Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: Xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, và xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống cùng một lúc ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hoà với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.

Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, một thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước đế quốc thực dân hùng mạnh. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III đã khẳng định thắng lợi đó là một chân lý lớn của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác – Lê-nin để giành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, hòng biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc để xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam để giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng [1954-1975], chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa [1954-1960]; đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội [1961-1965]; chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm nghĩa vụ hậu phương [1965-1968]; khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai [1969-1973]; khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam [1973-1975]. Đối với cách mạng ở miền Nam, Đảng ta lãnh đạo đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất là “Chiến tranh đặc biệt” [1961-1965], “Chiến tranh cục bộ” [1965-1968], “Việt Nam hóa chiến tranh” [1969-1973] và quyết tâm của ta “Đánh cho ngụy nhào” [1973-1975]. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế, có tính thời đại sâu sắc đã cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.

Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Nguồn ảnh: quochoi.vn

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt, chúng ta phải khắc phục hậu quả, xây dựng đất nước đi lên từ đống tro tàn đổ nát của 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế giúp quân và dân Campuchia đánh đổ bè lũ Pônpốt, Ieng – Xary; nước ta lại đứng trước tình trạng bị bao vây, cấm vận nặng nề. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước, ban hành Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp trì trệ không còn phù hợp và đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm. Trong hoạch định và thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm, khuyết điểm chủ quan, duy ý chí. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội [1975-1985] là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và khuyết điểm trong mười năm ấy đã để lại những bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Kỳ tích vĩ đại về những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VI của Đảng tổ chức tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua các kỳ đại hội, từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta luôn khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng ta đã ngày càng xác định rõ hơn những quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.

Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, văn hóa xã hội không ngừng phát triển. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước nghèo, chậm phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đang thực hiện có hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng nhiều năm ở mức cao; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế... như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [2]. Công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng chống đại dịch COVID-19. Phát huy hào khí của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 – 9, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra phương châm: “Chống dịch như chống giặc”, “Coi trọng sức khỏe và tính mạng con người là trên hết”, “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận chống dịch”, cả hệ thống chính trị đang quyết liệt vào cuộc để chiến thắng đại dịch, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thực hiện tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một , đồng lòng cùng toàn Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách, quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch bệnh lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại những trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc; nhìn lại chặng đường 76 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn những giá trị, những bài học kinh nghiệm quý giá của chặng đường đã qua để tạo thành ý chí, quyết tâm, sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng ta nguyện đoàn kết chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tăng thêm quyết tâm chính trị, chung sức, đồng lòng nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công khát vọng đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh và hạnh phúc./.

--------------------------------------------------------------------------------------------

1. Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1996, tập 6, tr.629.

2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Nhân Dân ngày 4 tháng 2 năm 2020, trang 2.

TS. Bùi Thế Đức - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW; nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW.

Video liên quan

Chủ Đề