Quân đội mỹ dùng game để luyện tập

Theo kế hoạch, trò chơi chiến tranh được thiết kế để trang bị cho các tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Mỹ nhằm đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu hư cấu nổ ra trên nhiều mặt trận. Người chơi sẽ phải đối phó với các kịch bản liên tục thay đổi và cạnh tranh để giành được tài sản quân sự như tàu sân bay và máy bay ném bom.

Theo CNN, các sĩ quan tham gia huấn luyện sẽ đưa ra giải pháp ứng phó với các cuộc tấn công quy mô lớn tại các địa điểm chiến lược quan trọng như vùng Baltic, Bắc cực, Biển Đông... Trò chơi trực tuyến chiến tranh luôn chứa nội dung nhạy cảm và kết quả được bảo vệ chặt chẽ, vì chúng có thể tiết lộ những sơ hở trong các kế hoạch và hoạt động quân sự của Mỹ.

KHÁNH HƯNG

Ai có thể cưỡng lại sự cám dỗ của game, đặc biệt là các nam thanh niên trẻ tuổi? Trong khi chính phủ một số nước ban lệnh cấm đoán vì sợ game sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ thì Quân đội Mỹ lại có động thái cực bất ngờ - dùng game như một cách để “dụ” các thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự.



Ngành công nghiệp Esports đang bùng nổ mạnh mẽ trong mấy năm gần đây với sự xuất hiện của nhiều trò chơi trực tuyến cùng những giải đấu hoành tráng với tổng giá trị giải thưởng lên đến cả trăm tỷ đồng. Điều này khiến streamer hay tuyển thủ chuyên nghiệp đang trở thành nghề nghiệp mơ ước của rất nhiều người.

Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, điển hình như Việt Nam, gia nhập quân đội đồng nghĩa với việc gần như phải từ bỏ sở thích, ước mơ này. Bởi với một lịch trình luyện tập nghiêm ngặt với đủ các khóa huấn luyện từ sáng đến tối, lấy đâu ra thời gian mà chơi game nữa. Ở Mỹ, mọi chuyện hoàn toàn khác. Ngay cả khi vào quân đội, bạn vẫn có thể chơi game giải trí, thậm chí còn có cơ hội tham gia các giải đấu Esports nữa cơ.


Chơi trò chơi điện tử, thậm chí dùng game để huấn luyện quân sự, tại sao không? Năm ngoái, Quân đội Hoa Kỳ đã thành lập một tổ chức Esports của riêng mình với khoảng 6,500 binh sĩ đăng ký tham gia. 16 người xuất sắc nhất trong số họ được chọn ra để lập thành một đội có tên U.S. Army Esports, chủ yếu chơi các game FPS như Call of Duty, CS:GO, Fortnite, PUBG, Overwatch và Liên Minh Huyền Thoại.

Tuy rằng U.S. Army Esports vẫn chưa có thành tích nào đáng kể do thời gian luyện tập không có nhiều nhưng đội thường xuyên góp mặt tại các sự kiện lớn trong ngành game. Gần đây nhất, U.S. Army Esports đã tham dự Blizzcon 2019 vào tuần trước và chơi Overwatch. Tháng 10 vừa qua, đội cũng tổ chức sự kiện ArmyCON 2019 với sự giúp đỡ của AUSA [Hiệp hội Quân đội Mỹ].



Đây là nỗ lực của Quân đội Hoa Kỳ để thu hút giới trẻ trong nước bởi trong thời bình như hiện tại, Quân đội đã gặp rất nhiều khó khăn để chiêu mộ lính mới. Khi hầu hết nam thanh niên đều có niềm đam mê đặc biệt với game, đây rõ ràng là một bước đi rất khôn ngoan. Nếu Việt Nam cũng áp dụng chính sách này, chắc chẳng có thanh niên nào trốn đi nghĩa vụ quân sự nữa đâu nhỉ?!​

Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc với hơn hai triệu quân tưởng như không thích chơi trò chơi điện tử [video games].

Những hộp điều khiển trò chơi điện tử tại gia, vốn hút khách những năm 1990, đã chính thức bị cấm vào năm 2000 vì người ta lo sợ chúng làm hư giới trẻ Trung Quốc.

Đó là một dạng chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Quốc vương Knud, vị vua vào thế kỷ 10 trị vị cả Anh, Đan Mạch, Na Uy và một phần Thụy Điển, người tự tin tới mức nghĩ rằng ông có thể ra lệnh chặn cả thủy triều.

Với Trung Quốc, đây là nỗ lực nhằm ngăn ngọn triều dâng của chủ nghĩa tư bản và các sản phẩm văn hóa phương Tây du nhập vào nước này.

Tất nhiên, cuối cùng họ đã không thành công và những lời cảnh báo chói tai về "nghiện trò chơi điện tử" đã bị át đi bởi chính nhu cầu của người tiêu dùng.

Các hộp điều khiển trò chơi điện tử vẫn được bán trên thị trường không chính thức và ngành công nghiệp video game chỉ đơn giản là chuyển sang trực tuyến.

Ngày nay nó là một ngành công nghệ trị giá hơn 50 tỷ nhân dân tệ một năm [tương đương 7,9 tỷ USD] và Đảng Cộng sản và quân đội nước này nay đang tham gia say mê.

Kể từ khi được công khai ra mắt cách đây vài tháng, Glorious Mission, một video game được quân đội thiết kế mà ban đầu là để cho binh lính của họ sử dụng, đã được tải về tới hơn một triệu lần.

Nó có vẻ chỉ giống như một trò chơi bắn giết đẫm máu nhưng trên thực tế là một công cụ tuyên truyền mới nhất của Trung Quốc.

Chụp lại hình ảnh,

Chơi game trực tuyến rất được ưa chuộng tại Trung Quốc

Video game này được thiết kế như một trợ giúp trong việc đào tạo binh lính Trung Quốc và truyền hình nhà nước đã chiếu hình ảnh rất nhiều binh lính trong quân đội vui vẻ chơi game, điều khiển quân binh ảo thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân trong các tình huống chiến trận khác nhau.

Điều thú vị là kẻ thù ảo mà họ đang chiến đấu chống lại xuất hiện lúc này lúc khác đều có ít nhất một nét gì đó giống Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ, khiến nảy sinh câu hỏi về chuyện vậy cụ thể thì binh lính đang luyện tập chính xác là để chuẩn bị cho những tình huống nào trong thực tế.

Nhưng bất kể ảnh hưởng tới binh lính là gì thì việc quyết định để công chúng rộng rãi có thể chơi trò chơi này đã được đưa ra nhằm làm cho người dân thấm nhuần các giá trị yêu nước, một "giá trị cốt lõi" của quân đội, theo nguồn tin từ chính quân đội.

Gu Kai, phó chủ tịch công ty phát triển phần mềm đứng đằng sau trò chơi này, công ty Giant Network Technology, nói ông tin rằng trò chơi điện tử này sẽ giúp trong việc tuyển mộ thêm quân nhân mới.

"Tôi hy vọng rằng ai đó chơi trò chơi điện tử này và sẽ thực hiện được ước mơ của họ", ông nói.

"Hầu hết các chàng trai trẻ, từ đáy lòng mình, đều muốn là một người lính. Họ thích chiến đấu, họ muốn chiến thắng, và nếu trò video game này có thể biến giấc mơ đó trở thành hiện thực thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên."

Việc tuyên truyền dường như ở chỗ này chỗ khác đôi khi không lấy gì làm tinh tế cho lắm. Một trong các giai đoạn của trò chơi này đã tái tạo lại "bầu không khí rực lửa ở trong trại", theo một bản tin cho biết.

Tại một quán internet cà phê ở Thượng Hải, hầu như mọi chiếc máy tính trong số khoảng 100 chiếc tại đây đều có một người nào đó đang căng thẳng chiến đấu trực tuyến với nhiều loại kẻ thù khác nhau từ yêu tinh, người ngoài hành tinh hay con người.

Chụp lại hình ảnh,

Ông Gu nói các viên chức ông gặp không còn phản đối video game nữa

Một thanh niên cho biết anh tới đây 10 giờ mỗi tuần, và anh đồng ý rằng các trò chơi trực tuyến có thể là một công cụ mạnh mẽ tác động đến suy nghĩ và ý tưởng con người.

"Có thể như vậy đó", anh nói. "Hầu hết những người chơi game ở đây là giới trẻ. Một video game quân sự có thể làm cho bạn cảm thấy quen thuộc với và rồi từ đó phát triển sự đồng cảm với quân đội."

Glorious Mission, khi đó, là một sự trở cờ rất nhanh của quân đội Trung Quốc và cũng là một dấu hiệu rằng Trung Quốc không chỉ kiểm duyệt internet, cấm các thuật ngữ trên công cụ tìm kiếm và xóa các bài viết, một việc họ làm rất thường xuyên, mà nay còn tìm cách cầm cương sức mạnh của nó.

Đất nước này đã có cả một đội quân các blogger của Đảng Cộng sản đăng các ý kiến hỗ trợ cho chính phủ.

Ngành video game dường như đã được cải tạo chỉ đơn giản là một loại vũ khí mới nhất.

Năm nay, tin tức trên phương tiện truyền thông nhà nước gợi ý rằng giới chức trách có thể sẽ chính thức từ bỏ hoàn toàn những cẩn trọng về đạo đức trong ngành công nghiệp video game, và lệnh cấm các hộp điều khiển trò chơi điện tử sẽ được xem xét lại.

Ông Gu Kai thuộc công ty Giant Network Technology nói với tôi rằng ông nghĩ là Trung Quốc nay đã thực sự vượt qua được lối suy nghĩ cũ.

"Tôi đã gặp một số các quan chức", ông nói. "Từ hàng năm nay họ đã không còn lo lắng về trò chơi điện tử nữa."

"Hầu hết trong số họ đang thúc đẩy nó như một ngành công nghiệp mới, đầy hy vọng và đang phát triển nhanh chóng. Ít nhất tại Thượng Hải này tất cả các quan chức đều rất cởi mở và ủng hộ."

Trung Quốc không phải là nước đầu tiên thiết kế một video game vì mục đích huấn luyện quân sự - Glorious Mission có một số điểm giống với một trò chơi được sản xuất từ cách đây 10 năm cho quân đội Mỹ và cũng được dùng để tuyển quân.

Nhưng mục tiêu tạo tác động đến suy nghĩ của công chúng và cố gắng suy tư của dân và nuôi dưỡng tình cảm dân tộc, bồi bổ lòng trung thành là một cuộc chiến lớn hơn với Trung Quốc.

Chủ Đề