Quy định về báo giá khi mua hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu nhằm duy trì hoạt động thường xuyên ?
  • 2. Kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên lấy từ nguồn nào ?

Luật sư tư vấn:

1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu nhằm duy trì hoạt động thường xuyên ?

1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có tham quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.

3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm Mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

2. Kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên lấy từ nguồn nào ?

Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:

a] Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan CÓ thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị [bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm];

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thức áp dụng mức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa ? Quy trình chỉ định thầu rút gọn ?

b] Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;

c] Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý [nếu có];

d] Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA]:

Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước [trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay uu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác];

đ] Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

e] Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;

g] Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;

Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định [nếu có].

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê[tổng hợp]

>> Xem thêm: Năm 2022, Tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn quy định thế nào ?

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý tiến hành chào hàng cạnh tranh
  • 2. Thủ tục chào hàng cạnh tranh rút gọn
  • 3. Chào hàng cạnh tranh là gì ?
  • 4. Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn
  • 5. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn
  • 6. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý tiến hành chào hàng cạnh tranh

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

- Luật Đấu thầu năm 2013

2. Thủ tục chào hàng cạnh tranh rút gọn

>> Xem thêm: Quy trình Chào hàng canh tranh rút gọn mới nhất năm 2022

+ Thứ nhất về hạn mức áp dụng chào hành cạnh tranh

Điều 57 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng. gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu có giá trị không quá 1 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

+ Thứ hai về quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn:

- Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:

a] Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá [tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá] và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;

b] Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử [email] hoặc bằng fax.

- Nộp và tiếp nhận báo giá:

a] Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử [email] hoặc bang fax;

b] Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

>> Xem thêm: Điều kiện áp dụng chào hàng cạnh tranh thông thường ?

- Đánh giá các báo giá:

a] Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;

b] Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] đến thương thảo hợp đồng.

- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Theo Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết về việc lập báo cáo thẩm định trong quá trình lưạ chọn nhà thầu tại Khoản 12 Điều 2 Áp dụng mẫu báo cáo thẩm định

“Đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn và chỉ định thầu rút gọn, không bắt buộc phải tiến hành thẩm định Bản yêu cầu báo giá và Dự thảo hợp đồng”.

- Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

- Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thức áp dụng mức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa ? Quy trình chỉ định thầu rút gọn ?

a] Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;

b] Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

c] Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

3. Chào hàng cạnh tranh là gì ?

Chào hàng cạnh tranh rút gọn là phương thức được thực hiện với gói thầu có hạn mức theo quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP, cụ thể:

– Tối đa 500 triệu đồng áp dụng với gói thầu của các hoạt động logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt mà không thuộc về xây dựng, lắp đặt, nghiệp thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ…

– Tối đa 01 tỷ đồng áp dụng với gói thầu mua bán hàng hóa thường xuyên được sử dụng, phổ biến trên thị trường và tương đương nhau về đặc tính, tiêu chuẩn và chất lượng.

– Tối đa 20 triệu đồng đối với gói thầu mua hàng hóa thường xuyên.

>> Xem thêm: Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là gì ?

4. Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn sẽ bao gồm 05 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá chào hàng cạnh tranh rút gọn

– Bản yêu cầu báo giá gồm các nội dung được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

– Thời gian chuẩn bị và nộp báo giá ít nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá.

– Không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu

– Chủ thể mời thầu thực hiện bước đăng tải thông báo chào hàng trên các phương tiện báo chí, trên trang hệ thống đấu thầu quốc gia hoặc gửi ít nhất đến 03 nhà thầu có thể thực hiện gói thầu bằng hình thức trực tiếp bản yêu cầu báo giá.

Bên mời thầu tiếp tục phát hành miễn phí khi có bất kì nhà thầu muốn tham gia gửi trực tiếp, qua bưu điện, email…

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về khái niệm chào hàng là gì? Quy định pháp luật về chào hàng theo pháp luật thương mại quốc tế

Bước 2: Nộp và tiếp nhận báo giá chào hàng cạnh tranh rút gọn

– Thông qua hình thức gửi trực tiếp, qua bưu điện , email, fax bên nhận thầu dựa trên bản yêu cầu báo giá nộp 01 bản báo giá [báo giá phải được bảo mật bởi các bên].

– Các báo giá nộp trước khi đóng thầu gồm các nội dung theo điểm b Khoản 2 điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP sẽ được chủ thể mời thầu ra thông báo bằng văn bản tiếp nhận.

Bước 3: Đánh giá các báo giá quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

– Các báo giá được lựa chọn phải thỏa mãn các yếu tố trong bản yêu cầu báo giá, báo giá thấp nhất và phù hợp với giá gói thầu sau khi sửa đổi, điều chỉnh và trừ đi các giá khác.

– Bên mời thầu thực hiện bước này có thể tự đánh giá hoặc mời bên nhận thầu đến thảo luận về hợp đồng.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả nhà thầu chào hàng cạnh tranh rút gọn

– Chủ thể mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nếu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

>> Xem thêm: Chào hàng là gì ? Chào hàng cố định và chào hàng tự do ? Phân loại chào hàng

– Việc thẩm định kết quả nhà thầu cần thực hiện theo nguyên tắc chung tại Khoản 1 và việc thẩm định cần có đầy đủ hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo tại Khoản 4 theo nghị định 63/2014/NĐ-CP.

– Thực hiện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bằng văn bản, lập báo cáo kết quả phê duyệt.

– Chủ thể mời thầu công khai kết quả lựa chọn nhà thầu lên báo chí, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết quả.

Bước 5: Hoàn thiện và kí kết hợp đồng chào hàng cạnh tranh rút gọn

Quyết định phê duyệt kết quả giữa các nhà thầu, biên bản thảo luận hợp đồng và một số văn bản khác là căn cứ để xác lập hợp đồng giữa các bên.

5. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn là:

– Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;

– Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

>> Xem thêm: Chỉ định thầu rút gọn có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu không?

– Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

6. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a] Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;

b] Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;

c] Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;

d] Thời hạn hưởng miễn trừ.

2. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

3. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.

>> Xem thêm: Chào hàng là gì ? Khái niệm về chào hàng theo quy định của pháp luật

Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề