Quy định về hóa đơn trên 200 nghìn năm 2024

Bán hàng dưới 200.000 ngàn cũng phải lập Hóa đơn điện tử

Đây là nội dung đáng chú ý tại NĐ 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán [trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này] phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới 200.000 đồng vẫn phải xuất hóa đơn điện tử.

Đây là quy định mới so với Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018. Đồng thời, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những nội dung quan trọng sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP. Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này.

Việc ban hành quy định 100% các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng phương thức thanh toán điện tử khiến cho nhiều kế toán của các tổ chức, doanh nghiệp băn khoăn rằng liệu hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn có cần phải xuất hóa đơn không? Những quy định mới về bán hàng, cung cấp dịch vụ khi xuất hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

1. Trước ngày 01/11/2020, bán hàng dưới 200.000 không cần xuất hóa đơn điện tử trừ trường hợp người mua yêu cầu

Giai đoạn chuyển tiếp sang hóa đơn điện tử từ 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn vẫn có hiệu lực thi hành. Do đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử trong thời gian này vẫn sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 31/2011/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Vậy đối với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần [kể cả trường hợp người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế [nếu có] và trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 200 nghìn đồng mà người mua yêu cầu lấy hóa đơn thì phải lập hóa đơn.

2. Sau ngày 01/11/2020, bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử không phân biệt giá trị từng lần bán

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, kể từ ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc các quy định cũ về hóa đơn chính thức hết hiệu lực và thay thế bằng quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC.

- Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không bao gồm hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định này phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hang hóa, cung cấp dịch vụ”.

- Khoản 1 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định:

“Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh khi bán hang, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”

Sau ngày 01/11/2020 bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử không phân biệt giá trị từng lần bán

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh khi bán hàng, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn điện tử theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không phụ thuộc vào việc người mua có lấy hóa đơn hay không.

Vậy dựa theo những căn cứ trên có thể rút ra kết luận về việc lập hóa đơn theo giá trị đơn hàng trong năm 2020 như sau:

- Từ nay đến ngày 31/10/2020 chỉ khi tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì người bán không cần lập hóa đơn [trừ trường hợp người mua yêu cầu thì vẫn phải lập]

- Từ ngày 01/11/2020, mọi trường hợp bán hàng, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn điện tử không phân biệt giá trị từng lần bán.

3. Hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn đồng có được tính vào chi phí hợp lý hay không?

Việc hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí hợp lý hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

- Nếu doanh nghiệp tự mua hóa đơn bán lẻ tự tạo có giá trị dưới 200 nghìn đồng

Theo quy định của Luật Thuế TNDN đối với những khoản chi có chứng từ được phản ánh trên hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, có những khoản chi không đúng theo quy định sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định doanh thu tính thuế, không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để giảm trừ khi tính thuế TNDN.

Những trường hợp sử dụng hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn đồng không được tính vào chi phí hợp lý như sau:

- Liệt kê những khoản thực chi mà không có hóa đơn chứng từ học kế toán hành chính sự nghiệp ở đâu tốt

Trong năm phát sinh doanh thu và điều tra doanh thu chịu thuế mà hóa đơn không hợp pháp hoặc không có hóa đơn hay mua phải hóa đơn của doanh nghiệp đã cấp bỏ trốn, hóa đơn bị hỏng, cắt góc, không thông báo phát hành với cơ quan thuế…

Hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn đồng có được tính vào chi phí hợp lý hay không?

Quy định về tính hợp lệ với hóa đơn bán hàng: Hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng, với những hóa đơn tự in đầy đủ thủ tục, thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế có thông tin hợp đồng và mẫu hóa đơn thời gian thanh lý mẫu hóa đơn đó… được cơ quan thuế duyệt mua đối với hóa đơn thông thường cấp phát hoặc doanh nghiệp trực tiếp tính thuế GTGT trên doanh thu.

4. Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa

Phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ giúp dễ dàng tạo lập, phát hành, quản lý hóa đơn với nhiều tính năng cao cấp, phù hợp, đa dạng loại hình quy mô doanh nghiệp. Chuyển đổi sớm cùng HOADON.BIZ - phần mềm hóa đơn điện tử được phát triển bởi Công ty TNHH Phần Mềm Nhân Hòa – tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa

- Tránh tình trạng quá tải, ùn tắc khi sát thời hạn.

- Tiết kiệm tối đa chi phí: Doanh nghiệp không cần đầu tư về cơ sở hạ tầng giúp tối ưu bài toán chi phí.

- An toàn và bảo mật: không xảy ra tình trạng mất hoặc hỏng hóc hóa đơn, hóa đơn được lưu trữ an toàn và bảo mật lên đến 10 năm.

- Phát hành nhanh chóng: hóa đơn điện tử được gửi trực tiếp đến người mua gần như ngay lập tức thông qua các giao dịch điện tử [email, SMS].

- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: quản lý theo mô hình tập trung hoặc phân tán phù hợp với đa dạng mô hình doanh nghiệp.

- Tra cứu hóa đơn và tình hình sử dụng hóa đơn tức thời, chính xác: dữ liệu được đồng bộ giữa các phiên bản và thiết bị cùng sử dụng, do đó bất cứ người dùng nào được.

Xem bảng giá tại đây

Mọi thắc mắc về cách xử lý lỗi sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử

Chủ Đề