Quyền học tập có những nội dung gì

Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Giáo dục 1998 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Giáo dục sau này. Học tập là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Học tập không những mang lại kiến thức mà còn là tiền đề giúp mỗi người có hiểu biết về đời sống văn hóa, cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. Học tập sẽ giúp con người có tri thức, trở thành công dân có ích cho gia đình, Tổ quốc. Quyền và nghĩa vụ học tập là một trong các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, điều này được ghi nhận trong Hiến pháp và tiếp tục được quy định tại Luật Giáo dục.

Vì vậy, có thể khẳng định ở nước ta, mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học, có thể học bất kì ngành nghề nào, bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. Quyền này được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm

Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

*Nội dung

- Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế: Tiểu học à sau đại học.

- Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời: thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm

Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Quyền sáng tạo gồm:

+ Quyền tác giả.

+ Quyền sở hữu công nghiệp.

+ Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

- Công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.

- Pháp luật, một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, mặt khác bảo vệ quyền sáng tạo, trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân.

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

* Nội dung

- Một là, quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

+ Mức sống đầy đủ, điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

+ Được hưởng sự chăm sóc y tế, đặc biệt trẻ em phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh.

+ Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng.

- Hai là, quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

+ Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung.

+ Người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học.

+ Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc.

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

- Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

- Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.

- Đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

- Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.

3. Trách nhiệm của NN và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: chính sách về học phí, học bổng, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn,…

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước: Mở trường chuyên ở cấp THPT, cấp học bổng cho sinh viên học giỏi,…

- Chú ý bồi dưỡng, trân trọng, tôn vinh, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng các nhân tài có cống hiến quan trọng cho đất nước.

b. Trách nhiệm của công dân

- Có ý thức học tập tốt, xác định đúng đắn mục đích học tập.

- Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

- Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

4. Sơ đồ tư duy

- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.

- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

2. Quyền và nghĩa vụ học tập

a. Quyền học tập:

Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

- Được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

3. Trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

Mọi trẻ em đều có quyền được học tập, không phân biệt
dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh

+ Mở mang hệ thống trường lớp.

+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.

+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn. 

@43353@@43349@

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập. 

Trong quá trình học tập , nếu có bất kỳ thắc mắc nào , các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Bài tập 9: Tùng là một học sinh ngoan, chăm học, chăm làm được thầy yêu bạn mến. Đang học lớp 6 thì tai nạn ập xuống gia đình bạn: Mẹ Tùng mất vì căn bệnh ung thư. Bố Tùng cũng đau ốm luôn, nhà đã nghèo lại nghèo thêm. Sau Tùng còn hai em nữa còn nhỏ.

Theo em, Tùng nên làm gì trong hoàn cảnh này? [chọn cách mà em cho là tốt nhất]

A. Nghỉ học ở nhà lao động giúp bố nuôi các em

B. Ban ngày làm việc giúp bố, ban đêm đi học ở trung tâm học tập cộng đồng

C. Nghỉ học ở trường nhưng vẫn tự học ở nhà

D. Nghỉ học ở trường và nhờ các bạn đến giảng lại bài.

Xem lời giải

Ai sinh ra đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Việc học tập giúp con người biết kiến thức, hiểu ra nhiều điều và để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy nhà nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Học tập là gì?

Học hay còn gọi là học tập, học hỏi là quá trình chúng ta tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới, bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà bản thân đã được học từ trước. Học ở đây mang tính đi lên, tiến lên phía trước, học kiến thức để đi lên chứ không phải học để dừng lại, để tụt lùi. Khả năng học hỏi là học những điều tốt đẹp của con người, của các quốc gia, sự học hỏi luôn là cần thiết trong việc phát triển bản thân hơn.

Sự cần thiết của việc học

Mỗi một giai đoan, một thời điểm việc học tập đều có sự cần thiết:

– Học giúp việc tiếp thu kiến thức được chắc chắn hơn, mở rộng sự hiểu biết cũng như bản lĩnh năng lực bản thân tốt hơn.

– Học mang lại cho các bạn trẻ sự thành công, chỉ có con đường học các bạn mới đi đến mục tiêu, thực hiện đam mê, ước mơ tốt nhất, mở ra tương lai tốt đẹp sau này.

– Học là nghĩa vụ của mỗi bạn học sinh khi có sự nhận thức đối với cuộc sống, thì học luôn là công việc hàng ngày mà các bạn phải thực hiện và trau dồi. Học tốt giúp xây dựng đất nước giàu đẹp, mang vinh quang cho tổ quốc, gia đình, bản thân các bạn trẻ.

– Việc học được đánh giá cao khi các bạn tu dưỡng đạo đức tốt, trở thành người có nhân cách tốt xứng đáng là con người của thời đại phát triển.

– Học còn giúp tâm hồn các bạn trở nên phong phú, yêu đời hơn, yêu giá trị tốt đẹp của dân tộc, mang kiến thức của bản thân đi học hỏi, ngoại giao với bạn bè quốc tế, tạo cho bản thân nhiều cơ hội tốt với những điều tốt đẹp.

– Học là trách nhiệm của học sinh trong việc đền đáp công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, kết quả các bạn đạt được nếu đạt điểm cao là niềm tự hào lớn của cha mẹ.

Quyền, nghĩa vụ học tập của công dân

Theo Điều 39 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Điều này được cụ thể hóa trong Điều 13 luật Giáo dục năm 2019:

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 14 luật Giáo dục năm 2019 còn quy định: “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.”

Tầm quan trong của việc học

Không phải tự nhiên, pháp luật lại quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, bởi việc học có tầm quan trọng đặc biệt.

Học tập là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Từ thời cha ông ta việc học được xem là tiêu chí đánh giá một người. Người có học sẽ được tôn trọng, kính nể trong xã hội. Ngày nay, việc học càng quan trọng hơn nữa vì những tiến bộ của thế giới, đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có một lượng kiến thức rộng lớn để có thể tồn tại và phát triển.

Hơn nữa việc học không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn là quá trình học hỏi về những vấn đề tình cảm, đạo đức, lối sống. Học tập là để tiếp thu, thấu hiểu những chuẩn mực đạo đức, rèn luyện về nhân cách và lối sống.

Xã hội càng phát triển thì các bạn cần phải đẩy mạnh đầu tư vào việc học của mình. Học phải nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân thì các bạn mới thật sự tiến bộ. Việc học chưa bao giờ là dư thừa hay vô ích. Chỉ khi không học hành thì bạn mới trở thành người vô dụng cho xã hội. Khi có sự cố gắng trong học tập thì bạn sẽ nhận lại những kết quả xứng đáng và đạt được thành tích mà mình mong muốn. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy được niềm vui trong học tập và biết được rằng có cố gắng thì mới có kết quả tốt đẹp.

Trên đây là nội dung bài viết quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề