Rác thải y tế sau khi qua xử lý

[HBĐT] - Theo thống kê của ngành Y tế, tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 613 kg /ngày, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố khoảng 474kg/ngày; lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn khoảng 139kg/ngày. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 2.560 giường bệnh. Do vậy, tổng khối lượng chất thải y tế dự báo ước tính hơn 3.600kg/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính 832kg/ngày.


Cán bộ Khoa Phòng, chống nhiễm khuẩn [Bệnh viện Đa khoa tỉnh] vận hành xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng công nghệ hấp cắt.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều có lò đốt chất thải y tế nguy hại [trừ Bệnh viện nội tiết, chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế do khuôn viên hẹp không có mặt bằng để đặt]. Tất cả các lò đốt đều đặt trong khuôn viên của các bệnh viện. Đa số đã sử dụng nhiều năm nên xuống cấp và hư hỏng gần hết. Một số lò đốt tốn nhiên liệu, khói thải ra không đảm bảo môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh. Các bệnh viện phải hợp đồng với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để xử lý. Chất thải y tế nguy hại phải chứa tạm trong các thùng chứa và lưu giữ trong kho lưu giữ chất thải. Do đó, nguy cơ lây nhiễm ra môi trường xung quanh rất cao. Đối với trạm y tế các xã, phường, thị trấn các phòng khám tư nhân đều chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế. Một số cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại bằng cách đốt thủ công hoặc chôn lấp sơ sài. Riêng đối với trạm y tế xã Yên Mông [TP Hòa Bình] mới được Sở Y tế đầu tư tủ bảo quản rác thải y tế nguy hại dung tích 225 lít nhằm tăng thời gian lưu trữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở trước khi hợp đồng xử lý chất thải với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân.

Năm 2014, Sở TN &MT đã cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho Chi nhánh công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long tại Hòa Bình. Tuy nhiên, từ ngày 21/3/2017, giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho công ty hết hạn. Do vậy hiện nay, các cơ sở y tế phải chủ động ký hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại với các tổ chức, cá nhân có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép quản lý chất thải nguy hại phù hợp.

Đối với nước thải y tế, hiện các bệnh viện trong tỉnh chưa tiến hành đo lường lưu lượng nước thải phát sinh nên không có số liệu chính xác về lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế. Nếu tính trung bình lượng nước thải bệnh viện là 0,65-0,8m3/ giường bệnh thực kê / ngày thì các bệnh viện trên địa bàn tỉnh hiện đang xả ra 1.600-2.000m3 nước thải /ngày. Hầu hết các bệnh viện trong tỉnh đều không có hệ thống thu gom nước mưa tách biệt riêng với hệ thống thu gom nước thải. Còn lại nước thải sinh hoạt và nước thải nghiệp vụ được dẫn về xử lý tại hệ thống nước thải hoặc xả trực tiếp ra ngoài cống thoát chung hoặc tự ngấm xuống đất. Tại nhiều bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải. Nếu có thì hiện tại hệ thống đã xuống cấp trầm trọng, không hoạt động, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh do các đơn vị trên đều nằm trong khu dân cư. Nguy cơ chủ yếu của nước thải y tế là vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Nước thải có thể chứa một lượng nhỏ dược phẩm như kháng sinh và hóa chất nguy hại.

Trong 14 bệnh viện công chỉ có 8 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc. Các bệnh viện còn lại chưa được đầu tư. Hệ thống xử lý nước thải của 4 bệnh viện [Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn và Đà Bắc] sử dụng công nghệ AAO Nhật Bản. Hệ thống của Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi là dây chuyền công nghệ của Việt Nam, hệ thống cống thu gom nước thải từ các khoa phòng và nước thải từ các bể tự hoại tới công trình xử lý sinh hoạt tập trung nay đã xuống cấp nên nước trong quá trình thu gom bị thất thoát hết trên đường về bể tập trung. Với hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh được trang bị từ 2007, có công suất khoảng 130m3/ngày đêm, đáp ứng quy mô 400 giường nên hiện nay không đáp ứng đủ công suất. Tại 5 bệnh viện còn lại nước thải vệ sinh chỉ được xử lý bậc 1 bằng các bể tự hoại đặt phân tán dưới chân công trình. Nước thải sinh hoạt khác, nước thải từ các hoạt động khám, chữa bệnh và nước thải từ bể tự hoại chưa được thu gom để xử lý tiếp. Nước thải Bệnh viện sau khi được xử lý bậc 1 được xả tràn ra đất hoặc xả thằng ra cống thoát nước chung. Như vậy, 1 bệnh viện cần phải bổ sung mới hệ thống xử lý chất thải lỏng [Bệnh viện Đa khoa tỉnh] và 6 bệnh viện [bệnh viện huyện Tân Lạc, Nội tiết, Cao Phong, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, thành phố Hòa Bình] cần đầu tư xây dựng mới.

ở tuyến tỉnh các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống sốt rét, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Phòng chống HIV /AIDS, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, hiện đang được đổ vào bể lắng, sau đó thoát ra cống chung. Còn lại tất cả các phòng khám, khối dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện, thành phố, trạm y tế xã, phường và y tế tư nhân đều chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế và được xả chung với nước thải sinh hoạt. Hiệu quả xử lý và chất lượng nước sau xử lý chưa được giám sát định kỳ nên chưa đánh giá được hiệu quả và chất lượng nước sau xử lý. Hiện nay, công tác quan trắc môi trường chất lượng nước thải y tế tại tỉnh đã thực hiện nhưng chưa đầchuwasC. Các cơ sở chỉ tiến hành phân tích khi có yêu cầu của cơ quan chức năng. Trong nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm hữu cơ và vi sinh còn chứa các chất thải tẩy rửa, dư lượng dược phẩm, một số chất độc hại đặc trưng từ quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh nhân… có xuất hiện một số vi khuẩn gây bệnh, số lượng lớn trứng giun sán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng nếu không được xử lý triệt để.

Đồng chí Đinh Thị Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch - tổng hợp, Sở Y tế cho biết: Theo Quyết định số 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 sẽ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại địa bàn. UBND tỉnh giao cho ngành đến hết năm 2018 có 95% chất thải rắn sẽ được xử lý. Đến nay, ngành đã đầu tư xây dựng 3 cụm xử lý chất thải rắn: Bệnh viện |Đa khoa tỉnh, Trung tâm Ytế huyện Tân Lạc, Cụm trung tâm y tế huyện Lạc Thủy. Chất thải y tế nguy hại của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm. Các cơ sở y tế không có hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định sẽ được áp dụng mô hình chất thải y tế nguy hại theo cụm cơ sở y tế. Thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại của cơ sở xử lý phải được đầu tư đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường và vận hành thường xuyên, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định. Trường hợp chất thải y tế nguy hại phát sinh vượt quá khả năng xử lý của cơ sở xử lý theo cụm thì phải ký hợp đồng để xử lý chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp.

Cũng theo đồng chí Đinh Thị Hiền, sau khi được thu gom sẽ tiến hành xử lý bằng công nghệ hấp ướp hiện đại không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sau đó dùng máy nghiền, cắt và đưa vào rác thải thông thường. Đến nay, hệ thống xử lý rác thải rắn ở Tân Lạc và Lạc Thủy đã hoàn thiện đưa vào chạy thử nghiệm, đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép vận hành chính thức. Còn đối với cụm Bệnh viện Đa khoa tỉnh bổ sung công xuất theo thiết kế đảm bảo vệ sinh môi trường.


Khu thu gom rác thải y tế rắn nguy hại của Bệnh viện Nội tiết tỉnh chật chội, ngay sát phòng bệnh nhân lưu trú, gây ô nhiễm môi trường.

                                                                                                                           Việt Lâm

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế giữa Bộ TN &MT và Bộ Y tế như sau:

 Chất thải y tế:

 1. Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

 2. ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ TN &MT ban hành.

 3. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:

 a] Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;

 b] Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế [chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm];

 c] Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.

 4. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được UBND cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 Quản lý nước thải y tế:

 1. Nước thải y tế phải quản lý, xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.

 2. Sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải y tế.

Mong muốn đầu tư hệ thống xử lý rác thải

Trần Văn Ninh Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh

 Bệnh viện Nội tiết là bệnh viện chuyên khoa có 40 giường bệnh. Ngoài việc khám, chữa bệnh thì bệnh nhân lưu trú tại bệnh viện khá cao. Do vậy, chất thải y tế của bệnh viện cũng lớn. Hiện nay, nước thải y tế ở khoa truyền nhiễm được nối thông với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để xử lý. Còn nước thải thông thường được xả thẳng cùng hệ thống nước thải khu dân cư. Đối với chất thải rắn thì phải thu gom tập trung, đơn vị thu gom 2 ngày /lần để mang đi xử lý. Tuy nhiên, do khuôn viên chật chội nên khu thu gom rác thải y tế nguy hại ngay sát phòng bệnh nhân, ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường và công tác điều trị.

Cần tháo gỡ khó khăn trong vận hành xử lý rác theo cụm

Bùi Văn NớiGiám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc

Theo quy hoạch, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc là 1 trong 3 cụm xử lý rác thải y tế nguy hại của cả tỉnh. Đến nay, việc xây dựng hệ thống xử lý cơ bản xong nhưng vẫn chưa thể thu gom ở các điểm về Trung tâm Y tế để xử lý. Một trong những khó khăn hiện nay là chưa định được giá vận chuyển, thu gom ở các cơ sở y tế về cụm trung tâm. Do vậy, cụm xử lý rác thải rắn ở Tân Lạc đang xử lý rác ở Trung tâm Y tế huyện, chưa xử lý ở các điểm khác.

Mặt khác, công suất xử lý rác thải y tế nguy hại ở Tân Lạc chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại và trong thời gian ngắn nữa. Nếu các cơ sở y tế trong cụm tăng giường bệnh, phòng khám thì việc xử lý sẽ không thể giải quyết được.

Vẫn phải chôn lấp và đốt chất thải rắn

Ngần Văn Hòa Cán bộ trạm y tế xã Noong Luông [Mai Châu]

Hiện nay, trạm y tế xã Noong Luông, huyện Mai Châu khám - chữa bệnh cho 1.600 người dân trong xã. Trong năm 2017, trạm đã khám cho 2.000 lượt người. Hệ thống nước thải lỏng của trạm được xây thành bể lắng có 3 ngăn rồi chảy ra hệ thống nước thải thông thường. Còn chất thải rắn được xử lý bằng 2 hình thức: những chất thải không nguy hại được chôn lấp thông thường, còn chất thải nguy hại được gom và đốt tại trạm. Do không có đơn vị thu gom xử lý nên chúng tôi đành phải làm như vậy. Việc xử lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường khám, chữa bệnh của trạm. Về lâu dài không thể xử lý như vậy được. Do đó, chúng tôi mong muốn rác thải y tế rắn nguy hại được thu gom xử lý để không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đốt và chôn rác thải gây ô nhiễm môi trường sống

Lý Văn Thắng Xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc

Tôi đã đến một số trạm y tế xã nhưng thấy hiện nay, nhiều cơ sở y tế xa khu trung tâm vẫn sử dụng các biện pháp chôn lấp và đốt rác thải y tế nguy hại. Về trước mắt, biện pháp này giải quyết việc vệ sinh môi trường của các cơ sở khám, chữa bệnh nhưng về lâu dài thì rác sẽ ngấm vào nguồn nước ở khu dân cư. Khi đốt gây ô nhiễm khói, bụi và nhiều chất độc hại cho những người sống xung quanh. Đối với rác thải y tế là loại rác đặc biệt cần việc thu gom, xử lý bài bản theo khoa học, đảm bảo môi trường sống bền vững cho nhân dân.

Bộ máy ngành chăn nuôi gọn nhưng chưa tinh

[HBĐT] - Sau 2 năm thực hiện sáp nhập các trạm: Chăn nuôi và thú y [CN&TY], Bảo vệ thực vật [BVTV], Khuyến nông - Khuyến lâm [KNKL] thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp [TTDVNN] đã tinh gọn đầu mối. Tuy nhiên lại nảy sinh nhiều bất cập, trong đó có nhiều vấn đề phát sinh, đe dọa đến mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững nếu không có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị thương mại dịch vụ hiện đại, mang bản sắc văn hóa riêng có

[HBĐT] - Theo đề xuất của đơn vị tư vấn - Công ty CP tư vấn xây dựng và quy hoạch Việt Nam, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045 là một bước cụ thể hóa chủ trương của tỉnh. Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực tiễn phát triển, những tiềm năng, thế mạnh của thành phố, đơn vị tư vấn và các cơ quan liên đang xây dựng quy hoạch có tính thực tiễn và nhạy bén. TP Hòa Bình được hình dung là một thành phố có tổ chức phát triển mới, năng động, đặc biệt nhạy cảm với vấn đề môi trường, hội tụ các yếu tố để trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi để sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi.

Dân vận khéo để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống

[HBĐT] - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4.232 mô hình "Dân vận khéo [DVK]” [tăng 33 mô hình so với năm 2020]. Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.256 mô hình, lĩnh vực VH – XH 1.763 mô hình, lĩnh vực AN - QP 942 mô hình, lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị 271 mô hình. Các mô hình "DVK” được triển khai gắn với một số phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội [NQĐH] Đảng vào cuộc sống.

Tăng quyền năng, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

[HBĐT] - Trong một thời gian dài, trước khi có Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới [BĐG], trên cả nước nói chung, địa bàn tỉnh nói riêng tồn tại những vấn đề bất BĐG, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Cụ thể là tỷ lệ nữ lao động được đào tạo nghề và cấp chứng chỉ quá chênh lệch so với nam giới; tỷ lệ nữ tham gia chính trị còn thấp; nhiều nơi không có lãnh đạo chủ chốt là nữ, định kiến giới trong bố trí, sắp xếp, tuyển dụng người lao động; tư tưởng trọng nam, khinh nữ…

Dấu ấn dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

[HBĐT] - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số [ĐBDTTS] sinh sống. Do đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, LLVT trong tỉnh đã tập trung làm tốt công tác chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Đến nay, bộ mặt nông thôn vùng ĐBDTTS đã có nhiều đổi khác, là dấu ấn đậm nét từ công tác "Dân vận khéo” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

[HBĐT] - Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ [SHCB] là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, giúp đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên và cấp ủy giao. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng [TCCSĐ], đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, năm 2016, BTV Đảng ủy Khối Các cơ quan [CCQ] tỉnh đã ban hành Đề án số 03 về nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt cấp ủy và chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Sau 5 năm, đề án đã tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận.

Chủ Đề