Rắn đầu đỏ đuôi đỏ là rắn gì năm 2024

Cạp nong đầu đỏ có phần đầu và đuôi đỏ chót, tương phản hoàn toàn với phần thân đen trùi trũi. Đây là một loài rắn rất hiếm, ít xuất hiện ở nước ta.

Cạp nong đầu đỏ là một chi của cạp nia thuộc họ rắn hổ. Loài này có thể dài đến 2,1 mét.

Rắn cạp nong đầu đỏ là một loài rắn rất đẹp. Đầu và đuôi của rắn màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng.

Ngoài ra chúng còn những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc theo sống lưng và hai bên thân. Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Phần chót đuôi màu đỏ.

Thức ăn chủ yếu của loài này là các loài rắn khác và loài thằn lằn bóng chân ngắn. Loài rắn ăn đêm này có nọc độc và khả năng gây chết người.

Nọc độc của rắn cạp nong vô hiệu hóa hệ thống thần kinh của con mồi. Chúng chặn các mối nối chuyền tải thông điệp từ dây thần kinh đến cơ bắp, làm cho con mồi không thể thở hay di chuyển.

Rắn con chưa được ghi nhận, nhưng được cho là giống rắn trưởng thành.

Rắn cạp nong đầu đỏ rất hiếm này sống ở các vùng rừng rậm có độ cao độ cao 914m so với mực nước biển. Chúng thường sinh sống ở khu vực rừng mưa thấp.

Do có hoa văn giống trăn nên chúng còn được gọi là trăn lèn, trăn đá, trăn lạt…. Là một loại không có nọc độc và hiền lành với con người

Hình dạng

Rắn lành, kích thước rất lớn, chiều dài trên 2m. Đầu thuôn dài và dẹp có màu đỏ xám nhạt. Lưng có những đốm lớn xám xẫm, có hình gần tròn viền đen, ngoài cùng viền sáng. Hai bên thân có một dãy các vết nhỏ hơn xếp so le với nhau. Đuôi có khoanh trắng hay đỏ nhạt xen với khoanh xám đen không tiếp xúc với nhau ở mặt bụng. Đầu, đuôi và sống lưng màu đỏ và loài rắn có thân hình trong suốt, nhìn rõ xương sống

Hành vi, thức ăn và môi trường sống

Rắn sống ở rừng núi trong các hang đá vôi, hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Loài rắn này không chỉ xuất hiện trên núi, phơi nắng trên các mỏm đá, mà còn thường xuyên bò vào trong đền, quấn trên xà nhà. Đẻ trứng vào các khe đá có lót lá rụng. Thức ăn chủ yếu là các loài dơi và chuột.

Phân bố

Trong nước: Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An.

Thế giới: Nam Trung Quốc [Quảng Đông, Quảng Tây].

Thông tin thêm

Vì chúng thường thích nằm trong đền và vô cùng hiền lành nên nhiều người đã đồn thổi chúng là “rắn thần”. Đó là một loài rắn có đầu và đuôi đỏ chót, hay xuất hiện quanh đền Cấm thuộc xóm 16, xã Tràng Đà. Người dân cho rằng đây là một ngôi đền rất thiêng, và những con rắn đỏ, còn gọi là “ngựa ngài”, chính là phương tiện đi lại của các bậc thần linh ở nơi đây. Xung quanh những con rắn này đã xuất hiện nhiều câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí, kì dị, khiến chẳng ai dám “mạo phạm” vào loài “rắn thần. Việc “thần thánh hóa” loài rắn lành tính này đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn chúng khỏi sự xâm hại của con người

Loài rắn này có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 130cm. Từ phần đầu đến phần cổ sẽ thuôn dài để phân biệt rõ ràng cổ – đầu.

Ở tấm trán có độ dài hơn là rộng và kích thước nhỏ hơn so với tấm đỉnh nhưng lại ngắn hơn so với khoảng cách đến phần mút mõm. Ngoài ra, rắn hoa cỏ cổ đỏ sẽ có một tấm má dài và cao hơn một chút, tấm này có vị trí nằm ở trên của tấm mép phía trên thứ hai, phần phía trên sẽ tiếp xúc với phần tấm trước trán. Như vậy, quan sát phần đầu của rắn cổ đỏ sẽ thấy có tới 8 tấm mép trên nằm ở mỗi bên. Trong đó, tấm thứ 3,4 và 5 thì sẽ chạm mắt rắn còn tấm 8, 9, 10 thì sẽ là tấm méo dưới nằm ở dưới của mỗi bên. Tấm ở cằn rắn sẽ có hình tam giác, quan sát sẽ thấy tấm này rộng hơn là dài.

Phần vảy ở thân rắn cổ đỏ sẽ có 19 hàng và có gờ, ngoại trừ hàng vảy ngoài cùng là nhẵn và không có gờ. Phần vảy ở bụng có từ 160-167 tấm. Trong khi đó, phần vảy ở dưới đuôi thì chỉ có 84-86 tấm. Phần tấm ở hậu môn thì chia ra.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ có thân màu xanh đen [xanh ô liu] hoặc là màu xám đen còn màu tại phần đầu lại sẫm màu hơn các vùng còn lại. Nửa trước của thân rắn thường sẽ có các vân màu đen và phần vân này thường không đều ở vị trí giữa lưng rắn so với hai bên thân của rắn. Phần mép rắn có màu trắng, trong khi đó phần gáy có thể có hoặc là không có phần vòng đen. Phần cổ rắn cổ đỏ có màu vàng nhạt cho tới màu nâu đỏ [Đặc điểm này ở rắn con rất rõ ràng, khi rắn trưởng thành thì màu sắc này sẽ nhạt hơn so với lúc nhỏ]. Phần cằm và họng của rắn thì có màu trắng nhạt.

Với màu sắc sặc sỡ như vậy, tại một số vùng ở nước ta còn gọi loài rắn này là rắn hoa cỏ bảy màu. Ngoài ra, màu sắc sặc sỡ cũng chính là yếu tố giúp cá thể rắn cổ đỏ đực thu hút bạn tình trong mùa giao phối.

Hành vi

Rắn cổ đỏ được ghi nhận là một loài có tính khí vô cùng thất thường. Theo mô tả của các nhà khoa học và trong thực tế, có những lúc loài rắn này khá hiền lành khi chúng chịu để yên để con người chạm vào người hay thậm chí là cầm trên tay. Tuy nhiên có những trường hợp rắn hoa cỏ cổ đỏ trở lên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào có ý định xâm phạm chúng.

Rắn cổ đỏ là loài rắn có tập tính hoạt động vào ban ngày và chúng thường được tìm thấy tại những nơi có đất thấp, có nhiều nước như trong rừng rú. Ngoài ra, loài rắn này còn có thể được tìm thấy tại vùng đồi núi có độ cao tới 1780m.

Tại Việt Nam, rắn cổ đỏ phân bố tại nhiều nơi và loài này được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành trải dài từ Cao Bằng cho tới Kiên Giang.

Sinh sản

Về sinh sản, rắn hoa cỏ cổ đỏ thường đẻ từ 5-17 quả trứng vào mỗi đợt và chúng thường mất khoảng 8 đến 10 tuần để ấp trứng. Con rắn cổ đỏ con thường có chiều dài giao động từ 13cm đến 19cm. Con non có màu sắc sặc sỡ và rõ nét hơn so với rắn trưởng thành

Nọc độc của rắn

Trước kia, loài rắn cổ đỏ được cho rằng là loài rắn không có độc và rất nhiều người đã bắt loại rắn này về nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, gần đây thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài rắn này không hề “hiền lành” như chúng ta vẫn tưởng và nó sở hữu một lượng lọc độc đủ mạnh để giết người. Trên thế giới, đây là loài rắn được xếp vào họ hàng rắn độc.

Trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được huyết thanh có tác dụng kháng lại nọc độc do loài rắn này cắn phải. Vì vậy, khuyến cáo người dân đặc biệt là các bạn trẻ không nên bắt loài rắn này về làm cảnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Rắn có đuôi đỏ là rắn gì?

Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục Viperidae, họ rắn lục tuy có nhiều giống loài khác nhau nhưng điểm chung của chúng là có nọc độc rất độc, làm rối loạn đông máu và chảy máu. Rắn lục đuôi đỏ thường sống ở trên cây cao và không cố định vùng sống.

Rắn lục đuôi đỏ cắn bao lâu thì chết?

Tuy nhiên, sau khoảng 6 đến 12 giờ, vết thương bắt đầu sưng, phù nề, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Rắn cạp nong và cạp nia khác nhau như thế nào?

Thực tế rất nhiều người lẫn lộn tên của hai loài rắn này, cách nhận biết đơn giản nhất là dựa vào màu sắc: Cạp nia có khoang đen - trắng [cạp nia nam có khoang đen và trắng thưa hơn cạp nia bắc] và cạp nong có khoang đen - vàng. Lưỡi của rắn cạp nong có màu đen, trong khi cạp nia có màu đỏ.

Bị rắn cạp nia cắn bao lâu thì chết?

Vậy nếu bị rắn cạp nia cắn bao lâu thì tử vong? Theo báo cáo về 1 trường hợp bị rắn cạp nia cắn tại nhà thì nọc độc của rắn nia cần khoảng 4 tiếng là có thể đi hết toàn bộ cơ thể, gây ra tình trạng cứng hàm, ói mửa, mù lòa tạm thời, sùi bọt mép, thậm chí là ngưng thở.

Chủ Đề